Sinh Hoạt nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền tại Perth năm 2016

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 68, ngày Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ra đời. Một buổi hội thảo đã được Ban Chấp Hành Cộng Đồng Người Việt Tự Do Tây Úc, Ban Đại Diện Khối 8406 Úc Châu và Cơ Sở đảng Việt Tân tại Perth, cùng phối hợp tổ chức vào lúc 2:00 giờ chiều ngày Chủ Nhật, 11/12/2016, tại Koondoola Community Centre, vùng Koondoola, Tây Úc.

JPEG - 91.6 kb
Quang cảnh buổi hội thảo

Buổi hội thảo quy tụ khoảng 100 người, ngoài những vị Đại Diện các Tổ Chức, Hội Đoàn và đồng hương, trong đó còn có một số quan khách là Chính Khách Úc – Việt thuộc Liên Bang và Tiểu Bang như: Bà Tiến sĩ Dân Biểu Liên Bang Anne Aly, Phó Trưởng Ban Nhân Quyền (Cowen), Ông Dân Biểu Tim Hammond (Perth), Bà Dân Biểu Magaret Quirk (Girrawheen), Bà Dân Biểu Janine Freeman (Mirrabooka), Ông cựu Dân Biểu Luke Simpkins và phu nhân (Lara Simpkins, Nghị Viên Wanneroo), Nghị Viên Lily Chen (Perth), Nghị Viên Nguyễn Hữu (Wanneroo).

JPEG - 57.7 kb

Buổi hội thảo mang chủ đề “VIETNAM HUMAN RIGHTS FORUM – PERTH 2016”, được tổ chức với mục đích giải thích về vấn nạn vi phạm Nhân Quyền trầm trọng của nhà nước CSVN cho chính khách Úc, bất kể thuộc các đảng phái nào, để từ đó họ có thể làm được gì cho Cộng Đồng Người Việt chúng ta, trong công cuộc tranh đấu đem Nhân Quyền đến cho đồng bào tại Việt Nam. Ngôn ngữ chính được dùng trong buổi hội thảo này là Anh Ngữ.

JPEG - 79 kb
Bác Sĩ Nguyễn Anh Dũng

Sau lễ chào Quốc kỳ Úc – VNCH và một phút mặc niệm, giới thiệu thành phần quan khách Úc – Việt tham dự, Giáo sư Trần Kim Thập, người điều hợp buổi hội thảo, đã mời Bác sĩ Nguyễn Anh Dũng, Chủ Tịch BCH/CĐNVTD/Tây Úc, lên khai mạc với lời chào mừng quan khách và ông đã giới thiệu mục đích của buổi hội thảo nhân ngày Quốc Tế Nhân Quyền.

JPEG - 83.1 kb
Tiến Sĩ Lê Kim Song

Tiếp đến là Tiến sĩ Lê Kim Song, Đại Diện Khối 8406 Úc Châu trình bày về sự thành lập và tôn chỉ của Khối 8406, bằng bản Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ cho Việt Nam vào ngày 8/4/2006 do Linh Mục Nguyễn Văn Lý cùng 117 người ký tên và phổ biến. Đồng thời vạch rõ những vụ nhà cầm quyền CSVN bắt bớ, giam cầm, trù dập những người bất đồng chính kiến và những thủ thuật xử dụng luật pháp để bỏ tù người dân.

JPEG - 87.8 kb
Tiến Sĩ Nguyễn Kỳ Hưng

Sau đó là phần trình bày của Tiến sĩ Nguyễn Kỳ Hưng với đề tài “Human Rights in Vietnam: Dream, Reality, Struggle, Inspiration and Why They Matter”, ông đã dùng những danh ngôn, biểu tượng, hình ảnh thật, để diễn tả, trình bày sự vi phạm tột độ về Nhân Quyền của nhà nước CSVN mà vẫn làm cho thế giới không thấy được sự vi phạm này. Đồng thời cho thấy người dân VN ở trong nước đã và đang can đảm đối đầu với nhà cầm quyền bằng phương pháp đấu tranh bất bạo động. Ông cũng trình bày các vấn nạn mà chính quyền Úc đã và đang phải đương đầu khi làm việc với nhà cầm quyền VN về vấn đề Nhân Quyền. Ông đã kết luận bằng câu nói dân gian VN là: “Bầu ơi thương lấy Bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn” để vận động sự tiếp tay cho những con người can đảm đó bằng những phương cách có thể, và tùy vị trí, khả năng của các chính khách và tham dự viên.

JPEG - 79.4 kb
Dân Biểu Ann Aly

Sau phần trình bày của các diễn giả Việt Nam là lời phát biểu của bà Dân Biểu Ann Aly. Bà có học vị Tiến sĩ, thuộc Đảng Lao Động và mới đắc cử Dân Biểu Liên Bang và vừa được Quốc Hội bổ nhiệm chức vụ Phó Trưởng Ban Nhân Quyền. Bà cho biết rất tâm đắc với lời trình bày của các diễn giả, đồng thời bà cho biết rất rõ về sự vi phạm Nhân Quyền của nhà cầm quyền VN vì đó là phạm vi nghiên cứu của bà có liên quan đến ngoại giao, quốc phòng và mậu dịch. Nhất là khi bà đã gặp cựu Đại Tá Võ Đại Tôn và được ông tâm sự về vấn đề này cũng như cuộc đời tranh đấu của ông.

JPEG - 53.9 kb
Cựu Dân Biểu Luke Simpkins

Ông Cựu Dân Biểu Luke Simpkins, khi được mời phát biểu, ông đã nói về những kinh nghiệm của ông trong thời gian tại chức với những chuyến đi VN có mục đích gặp Hoà Thượng Thích Quảng Độ và Linh Mục Nguyễn Văn Lý, dù gặp sự cản trở của an ninh CSVN nhưng ông đã thành công vì nhận được sự hướng dẫn của những nhà vận động Dân Chủ, cả ở trong lẫn ngoài VN. Ông cũng phát biểu là nếu ông trở lại chính trường thì ông cũng sẽ làm như trong quá khứ. Qua kinh nghiệm, ông khuyến khích bất cứ ai trong cộng đồng VN, có bất cứ vấn đề gì liên quan đến việc này, cứ mạnh dạn viết thư hay gặp mặt các chính khách trong Quốc Hội để nêu lên, đó là cách thức hay nhất để vận động. Và càng nhiều càng tốt.

JPEG - 90.3 kb
Anh Chris Lê

Tiếp đến là phần phát biểu của giới trẻ do anh Chris Lê phụ trách. Anh đã giới thiệu một đoạn Video của tù nhân lương tâm Trần Minh Nhật từ Việt Nam, anh Nhật trình bày sự việc làm anh bị kết án tù giam 4 năm và 3 năm quản chế. Anh phát biểu rằng, bất cứ ai làm những chuyện mà bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ấn định, cũng đều bị nhà cầm quyền VN bắt bớ, giam cầm và trù dập, làm cuộc sống trở thành tăm tối, lầm than không thể tưởng tượng được. Và anh Nhật đang ở trong hoàn cảnh đó.

JPEG - 83.6 kb
Anh Trần Minh Nhật chia sẻ qua video về những đòn trù dập mà anh và các Tù nhân lương tâm phải hứng chịu dưới chế độ CSVN.

Chris Lê cho biết, dù anh sinh ra ở Úc nhưng đã may mắn tìm hiểu được vấn nạn Nhân Quyền tại VN, đã quen biết được những người đấu tranh ở VN và hiểu thấu hoàn cảnh của họ, nên đã tham gia những công tác lên tiếng đấu tranh cho những người như anh Trần Minh Nhật, bằng những hình thức, phương tiện truyền thông hiện đại và những phương pháp khác.

Sau cùng là phần thảo luận bằng song ngữ Úc – Việt, với ban Chủ Tọa gồm có: Bác sĩ Nguyễn Anh Dũng, Tiến sĩ Nguyễn Kỳ Hưng, Tiến sĩ Lê Kim Song, bà Dân Biểu Margaret Quirk, bà Dân Biểu Janine Freeman và cựu Dân Biểu Luke Simpkins.

JPEG - 98.5 kb
GS Trần Kim Thập điều hợp buổi hội thảo. Chủ tọa đoàn từ trái sang phải: TS Nguyễn Kỳ Hưng, TS Lê Kim Song, Cựu DB Luke Simpkins, DB Margaret Quirk, DB Janine Freeman, BS Nguyễn Anh Dũng.

Những câu hỏi, những góp ý, những câu trả lời xoay quanh vấn đề đã được các diễn giả trình bày và đạt được mục đích của Ban Tổ Chức. Các chính khách Úc đã hiểu rõ thêm vấn nạn Nhân Quyền tại VN, do đó đã góp ý kiến cho cử tọa về những phương pháp, cách thức để vận động sự hỗ trợ của chính giới thông qua sự vận hành của Quốc Hội Liên Bang và Tiểu Bang. Trong khi thảo luận, có một vị Dân Biểu cho biết là đã từ chối lời mời thăm viếng VN của Đại sứ CSVN tại Úc, với lý do là Nhân quyền ở VN có vấn đề. Từ đó, có đề nghị của cử tọa là vị Dân Biểu này nên đến VN và làm những việc như cựu Dân Biểu Luke Simpkins đã làm (ông Luke tán thành ý kiến này). Có một đồng hương nêu ý kiến rằng, chính người VN hải ngoại hãy thực sự bắt tay vào công cuộc đấu tranh giành Nhân Quyền cho đồng bào mình trong nước, trước khi kêu gọi Chính Giới yểm trợ, có thế mới có thể đạt được kết quả mà chúng ta ước mơ. Đó là hai trong nhiều sự trao đổi của cử tọa với những chính khách và kể cả với các diễn giả để nêu bật lên những quan tâm của mọi người.

Cuối cùng là phần tiệc trà thân mật, và buổi hội thảo nhân ngày Quốc Tế Nhân Quyền với chủ đề “VIETNAM HUMAN RIGHTS FORUM – PERTH 2016” đã chấm dứt vào lúc 5:00 giờ chiều cùng ngày.

Hoài Việt tường trình từ Perth, WA, Australia

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua. 

Tổng Thống Joe Biden (giữa) đón ông Fumio Kishida (phải), thủ tướng Nhật, và ông Ferdinand Marcos Jr, tổng thống Philippines, tại Toà Bạch Ốc, 12/4/2024. Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images

Biden nỗ lực tăng cường liên minh Mỹ-Nhật-Philippines chống Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc, nhấn mạnh rằng hành động của Bắc Kinh bị xem là “sự đe dọa an ninh” và xem Trung Quốc là “kẻ ngoài lề trong khu vực.”

Các nhà lãnh đạo đồng minh nhấn mạnh cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông và tuyên bố tuần tra chung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thể hiện mặt trận thống nhất chống lại hành vi hung hãn của Trung Quốc.