Sẽ không còn giờ cho sự tử tế

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Người dân VN thường hay dùng những câu chuyện ngụ ngôn để dạy cho con cái mình những “bài học lớn” về cuộc đời. Tuy nhiên, nếu dạy cho con mình bài học về đoàn kết tôi sẽ không dạy chúng bằng câu chuyện “Bó đũa” mà là câu chuyện giữ đất của người dân huyện Mỹ Đức, xã Đồng Tâm.

Tuổi thơ VN ngày nay cần bước ra khỏi cái thế giới cổ tích để bước vào những thực tế đớn đau của mảnh đất nơi đã chôn cái cuống rốn của chúng; nơi tai họa nhiều hơn an lành; nơi những bài học vỡ lòng về đức dục cần được soi rọi lại. Nhất là bài học về sự chân thật. Biết bao nhiêu cái ác đã diễn ra trên mảnh đất này chỉ vì người ta chấp nhận sống với sự dối trá.

Nhưng trước khi bỏ qua câu chuyện “Bó đũa” tôi lại muốn nhắc đến một bài học lớn khác trong câu chuyện ngụ ngôn của con Rùa và con Bò Cạp. “Rùa và Bò Cạp kết bạn với nhau rồi cùng đi chu du. Đến một con sông, Bò Cạp năn nỉ Rùa chở mình qua sông. Biết bản chất của bạn, Rùa bảo: ‘nhưng cậu phải hứa là không được chích chết mình đấy nhé’. Bò Cạp cam kết: ‘Chắc chắn rồi, nếu chích cậu thì cả tớ lẫn cậu sẽ chết chìm mất’. Nhưng khi ra đến giữa sông, Bò Cạp liền chích ngay vào cổ rùa!? Câu chuyện được chấm dứt bằng câu nói với đôi mắt buồn bã của Bò Cạp: xin cậu hiểu cho, cái giống nhà Bò Cạp chúng tớ nó thế”

Cùng với cái quyết định khởi tố dân Đồng Tâm về vụ Bắt/Giữ người trái phép, suốt hai tháng qua, chính quyền Hà Nội liên tục gởi giấy kêu gọi người dân Đồng Tâm ra đầu thú. Hóa ra bản cam kết của lãnh đạo CS chỉ là lời hứa của con Bò Cạp. Trong khi cả thế giới, báo chí, truyền thông, mạng xã hội còn lưu giữ nguyên cái văn bản với chữ ký của ông Nguyễn Đức Chung còn chưa ráo mực. Bản chất của chính quyền là thế, vấn đề ở đây là người dân Đồng Tâm có chấp nhận sống cùng sự tráo trở ấy và chết chìm cùng với chúng hay không?

Qua cách hành xử lớp lang của người dân xã Đồng Tâm trong vụ bắt giữ 38 cán bộ, chúng ta nhìn thấy được rất nhiều những điểm tích cực của dân làng: đồng lòng thành một khối; ôn hòa nhưng không nhượng bộ; đầy tình người qua cách chăm sóc miếng ăn cho các cán bộ bị tạm giữ; không dễ bị lung lạc khi cho bắt trói và giam riêng hai anh Công và anh Ba, hai dân làng được nhà nước thả ra với chủ ý không chấp nhận nội gián; và mới đây nhất, bất hợp tác khi công an về làm việc với dân mà chỉ có hai người mặc sắc phục trong khi những kẻ khác có thể là côn đồ giả dạng;…Những người dân chất phác ở đây đã chứng tỏ sự sáng suốt và kiên định trong hành động với một thông điệp rất rõ ràng: chúng tôi cần công lý và đối thoại nghiêm chỉnh.

Thái độ trong sáng, vững vàng của họ đã khiến cả nước từ các Luật sư, các Blogger, các vị nguyên đại biểu Quốc hội,…chí đến cô bí thư xã, các nhà báo lề phải xưa nay vẫn cúc cung Ban Tuyên Giáo, đều một lòng đứng hẳn về với họ. Chưa bao giờ chữ Đồng Tâm lại đầy ý nghĩa và mang nhiều cảm xúc đến như vậy. Suốt biến cố, từ ngày 16 cho đến ngày 22/4 người Việt dù trong hay ngoài nước đều hồi hộp, nóng lòng, lo lắng, hướng về những diễn biến ở Đồng Tâm.

Và không như những lo lắng âm thầm trong chúng ta rằng có thể Đồng Tâm sẽ xảy ra bạo loạn. Kết quả cho thấy dân làng huyện Mỹ Đức xã Đồng Tâm đã thắng một trận lớn. Chúng ta gọi đây là chiến thắng lớn vì giữa một xã hội vô cảm, nó đánh thức Lòng Thiện của biết bao người.

Ngày hôm nay, Đồng Tâm lại đang đứng trước một cuộc chiến mới. Chúng ta đừng ngạc nhiên cũng đừng thất vọng. Bởi vì đấu tranh với cái ác là một diễn trình dài, không chỉ một lần, không chỉ một ngày. Chuyện thất hứa của chính quyền đã từng xảy ra trước đó với trường hợp của người dân ở Lộc Hà, và nó sẽ còn tiếp tục xảy ra. Nhưng một khi lòng thiện của con người đã được đánh thức, khi người ta nhìn rõ sự dối trá, lừa đảo, không ai còn có thể im lặng. Cố tình bịt miệng sự thật, đè nén con người chỉ nhằm tạo thêm sức bật. Đến một lúc nào đó, dù có muốn, chính quyền sẽ không còn cơ hội để được đối thoại. Sẽ không còn giờ cho sự tử tế.

Về phần người dân, chúng ta cần tỉnh táo để nhận rõ bất cứ hướng đi nào của nhà cầm quyền đều có thể khai dụng được lợi thế cho cuộc đấu tranh giành Sự Thật. Đơn cử như cách hành xử của Linh Mục Anton Đặng Hữu Nam đối với các chiêu trò nhằm bách hại ngài của giới chức tỉnh Nghệ An trước đây.

Rõ ràng mấy ngàn dặm biển chết trắng, thảm họa Formosa và nạn nhân của nó là bằng chứng sống đối với nhân dân VN và thế giới. Do đó những chiêu trò như cho tổ chức các cuộc biểu tình hay những màn đấu tố tập thể đòi kết án tù, hoặc tử hình vị Linh Mục đấu tranh cho quyền lợi của dân chỉ là một trò gian dối khác của chính quyền.

Để trả lời, Linh Mục Nam đã kêu gọi giáo dân xứ Phú Yên tiếp nước và sữa cho đoàn biểu tình để cổ vũ cho mấy ngàn người dân Nghệ An đang thực hành quyền biểu tình của họ. Đây chính là diễn trình để chiến thắng sự dối trá, cái ác và cái xấu.

***

Tôi tin tưởng một cách mãnh liệt rằng cái Thật, cái Thiện, cái Đẹp luôn luôn tồn tại và chiến thắng. Chúng có thể đã bị phủ lấp rất lâu bởi sự Dối Trá, cái Ác và cái Xấu. Tuy nhiên, chỉ cần một tia nắng, một bàn tay, một niềm tin, chúng sẽ vươn tới, vượt thoát và bộc phá để một lần nữa xuất hiện lồng lộng dưới ánh mặt trời.

Người dân Đồng Tâm vẫn ngoan cường trước mọi hiểm nguy vì họ đang nắm trong tay sự thật và công lý. Công luận cần tiếp sức lan tỏa tinh thần bất khuất này.

Ngược lại, lãnh đạo CS đang vô cùng bối rối với những lời kêu gọi người dân ra “đầu thú” không kỳ hạn. Vậy bạn còn chần chờ gì nữa?

Hãy cùng người dân Đồng Tâm trong cuộc đấu cân não này như ta đã đồng lòng cùng họ suốt những ngày dầu sôi lửa bỏng từ 16 cho đến ngày 22/4 năm nay. Và hãy chuyển thông điệp đến lãnh đạo CS; những kẻ khinh dân; lừa dân; tráo trở; những kẻ muốn trị dân bằng bạo lực những câu thơ của Nguyễn Chí Thiện:

“Trong bóng đêm đè nghẹt
Phục sẵn một mặt trời
Trong đau khổ không lời
Phục sẵn toàn sấm sét
Trong lũ người đói rét
Phục sẵn một đoàn quân
Khi vận nước xoay vần
Tất cả thành nguyên tử…”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua. 

Tổng Thống Joe Biden (giữa) đón ông Fumio Kishida (phải), thủ tướng Nhật, và ông Ferdinand Marcos Jr, tổng thống Philippines, tại Toà Bạch Ốc, 12/4/2024. Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images

Biden nỗ lực tăng cường liên minh Mỹ-Nhật-Philippines chống Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc, nhấn mạnh rằng hành động của Bắc Kinh bị xem là “sự đe dọa an ninh” và xem Trung Quốc là “kẻ ngoài lề trong khu vực.”

Các nhà lãnh đạo đồng minh nhấn mạnh cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông và tuyên bố tuần tra chung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thể hiện mặt trận thống nhất chống lại hành vi hung hãn của Trung Quốc.

Máy gặt lúa và đập lúa luôn. Tuy không hiện đại như bên Nhật hay các nước Âu châu, nhưng nó làm được việc và giảm gánh nặng cho nông dân. Trong tương lai thì chắc sẽ hoàn thiện hơn và những cái máy này sẽ có thương hiệu. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Cơ giới hoá nông nghiệp… chậm còn hơn không*

Nhưng chậm còn hơn không. Tôi nghĩ nông dân Việt Nam rất sáng tạo và nếu môi trường thuận lợi, họ chẳng thua kém bất cứ ai. Bằng chứng là trong thời gian qua, quá trình cơ giới hoá đều do nông dân thực hiện, chứ không phải do các vị “sư sĩ” làm. Nông dân sáng chế ra máy móc và ứng dụng ngay trên những cánh đồng họ canh tác, chứ chẳng nhờ vào ‘đề tài cấp quốc gia’ nào.

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. (trái) phát biểu trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden, Phó Tổng thống Kamala Harris, Ngoại trưởng Antony Blinken và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Phòng Đông của Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 11/4/2024. Ảnh: AFP

Marcos nói thỏa thuận ba bên Mỹ-Nhật-Philippines sẽ thay đổi thế cục ở Biển Đông

“Tôi nghĩ thỏa thuận ba bên này cực kỳ quan trọng,” ông Marcos nói trong cuộc họp báo ở Washington một ngày sau khi hội kiến Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trong hội nghị thượng đỉnh ba bên đầu tiên giữa các nước.

“Nó sẽ thay đổi thế cục mà chúng ta thấy trong khu vực, ở ASEAN ở châu Á, quanh Biển Đông,” ông Marcos nói, nhắc đến Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.