San Jose mở đầu – San Francisco trực diện

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

SAN JOSE – 1/11/2015: Thành phố San Jose nơi tập trung đông đảo nhất nhì cư dân tỵ nạn cộng sản bên ngoài Viet Nam, mở đầu cuộc biểu tình đột xuất trong bối cảnh Tập Cận Bình đi VN, trước tiền đình tòa Thị sảnh San Jose lúc 11 giờ ngày 1/11 vừa qua.

Một cụ già, Douglas W., lom khom đi đọc báo sớm, ngắm nhìn những hình ảnh trên những bảng biểu ngữ cầm tay, phát biểu với một thành viên tham dự, “Tôi không ưa tên TCB này! Giai đoạn Cách Mạng văn hóa ơ Hoa lục đã khiến gia đình chúng tôi trốn chạy, rồi định cư ở Mỹ. Gia đình hắn cũng bị là nạn nhân đấy chứ! Ấy mà hắn bây giờ làm chủ tịch, lạ quá!”

Một thanh niên Mỹ, Allen H., đang chạy bộ ban mai ngang khu vực, dừng chân đọc tờ giấy giải thích tại sao người Việt đang biểu tình nơi này, chân vừa nhịp chậm, mắt chăm chú đọc, miệng gật gù, “Got it, Thanks!” (Đã hiểu, cảm ơn!), rồi tươi tắn chạy về hướng đông thành phố.

“Dân tộc Việt, người tỵ nạn Việt KHÔNG mời và KHÔNG muốn nhân vật này vác mặt đến VN!

Hoàng sa, trường sa, những chứng tích bá quyền xâm lược của đảng cộng sản Tàu đã là những nhắc nhở hàng ngày cho chúng ta rằng, không ai một lúc đàn áp thẳng tay dân mình một cách dã man, lại có thể muối mặt cúi đầu nghênh đón kẻ đầu lãnh xâm lược đất nước mình!”, ông Dan H., thay mặt ban tổ chức cuộc biểu tình, lên tiếng như vậy, trước một tập hợp tham dự viên, 1/3 là người trẻ và nữ giới, trong một ngày Chủ nhật đầy dẫy những sinh hoạt đủ loại tại địa phương, nhất là ngày lễ giỗ Cụ Ngô Đình Diệm lần thứ 52.

Ông McGuire R., cùng hiền thê người Việt, tay cầm quốc kỳ, tay cầm biểu ngữ, “Thế mà tên Murray gì đó, nhất giọng che đậy cho bọn xấu vi phạm nhân quyền! Freedom for VN! (hàm y của ông ám chỉ việc làm bất lương, ăn tiền của CSVN, khỏa lấp vấn đề vi phạm nhân quyền ở VN tại cuộc gặp gỡ của Nguyễn Phú Trọng với nhóm CSIS (trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế) mà ký giả Greg Rushford đã phanh phui ).

Sáng chủ nhật 1 tháng 11, trên trời cao mây trắng mây xanh nhẹ nhàng bay, dưới tiền đình City Plaza của toà cao ốc Thị chính San Jose, đoàn người biểu tình tuyệt chỉ trang phục cho mình màu xanh màu trắng.

“Cùng đồng hành với những chiến sĩ dân chủ đang đấu tranh tại quốc nội, cũng như hoà nhịp với đồng hương tỵ nạn khắp nơi trên thế giới, chúng ta khẳng quyết bảo vệ chủ quyền đất nước và quyền sống của dân tộc VN!”, cô Lynn N., nhỏ nhẹ, “chúng cháu chẳng dám làm hơn, nhưng cũng sẽ hứa không làm ít!”

Người ta nghe được trên những mảnh trò chuyện qua điện thoại những tin vui tương tự khắp nơi, xảy ra những múi giờ trước sáng nay. Sáng nay, sau nghi thức chào quốc kỳ và mặc niệm, đoàn biểu tình thong thả tuần hành bên lề đại lộ Santa Clara, tiếng róc rách nước chảy, sương bay, gió đùa trên những hòn đá trang trí cho khu vực, như thầm kín đồng tình.

Khi sáng đổi trưa, rồi trưa qua chiều, đoàn biểu tình cùng nhau nguyện cầu cho quốc thái dân an, rồi làm vệ sinh khu vực và giải tán. Xa xa, “Hẹn anh chị tại Laguna sáng thứ tư mồng 4/11 này nhé!” Laguna là tên góc đường ở San Francisco nơi tọa lạc lãnh sự quán của Trung cộng, và ngày thứ tư bên này trùng với chuỗi ngày CSVN tiếp đón Tập Cận Bình tại Hà nội.

Dan Hoàng tường thuật

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.