Sài Gòn tổ chức Thánh lễ cầu nguyện cho tử sĩ tại Hoàng Sa

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vào ngày 18 Tháng Giêng, 2017, đúng 18 giờ chiều Thánh lễ cầu nguyện cho các tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã tử trận bảo vệ Hoàng Sa năm 1974 được tổ chức long trọng tại Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT), 38 Kỳ Đồng. Trong thánh lễ có hiện diện các tổ chức xã hội dân sự, thương phế binh VNCH, phu nhân của cố Trung tá Ngụy Văn Thà và nhân chứng sống trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974.

Trong thánh lễ đồng tế có các linh mục đến từ DCCT, Linh Mục Pascal Nguyễn Ngọc Tĩnh thuộc Dòng Phanxico, Linh Mục Phanxico Xavie Nguyễn Văn Nhứt thuộc Dòng Đa Minh và Linh Mục Giuse Nguyễn Văn Tân đến từ Giáo phận Xuân Lộc.

Trước thánh lễ, Linh Mục Nhứt công bố trọng thể danh sách 74 tử sĩ đã hi sinh bảo vệ biển đảo quê hương.

Phần giảng lễ Linh Mục Vinh sơn Phạm Trung Thành nhấn mạnh đến sự hi sinh to lớn của các tử sĩ quên thân vì tổ quốc, Ngài nói: “Chúng ta không thể bảo vệ được tổ quốc, không chiến thắng được sự dữ nếu chúng ta không dám xuất trận. 43 năm trước với một lực lượng nhỏ bé nhưng chúng ta dám xuất trận. Dẫu rằng các anh đã hi sinh, để lại thân mình dưới lòng biển nhưng tên tuổi của các anh là một chiến thắng của đất nước của dân tộc”.

JPEG - 46.8 kb
Từ trái sang phải: Linh Mục Trương Hoàng Vũ, Nữ Nghệ Sĩ Kim Chi, Ông Thọ (áo trắng) là nhân chứng sống trong vụ Hải chiến 1974 cùng ba Thương Phế Binh VNCH

“Vấn đề của chúng ta ngày hôm nay đối diện với việc tổ quốc đang lâm nguy, chúng ta có dám xuất trận hay không? Xuất trận với tất cả niềm tin tưởng về chính nghĩa, về sự thật, về chân lý, về chủ quyền của đất nước”.

Chị Võ Hồng Ly, một người trẻ không theo đạo Công giáo chia sẻ: “Tôi rất xúc động, tôi cảm nhận được tất cả những tâm tư tình cảm mà chúng ta tưởng nhớ đến họ. Trong bối cảnh đất nước ngày hôm nay, tôi cảm thấy trăn trở để chúng ta phải làm như thế nào để cho sự hi sinh ngã xuống của 74 phải có ý nghĩa. Đến lúc dân tộc này cần phải thức tỉnh, tuổi trẻ cần phải thức tỉnh và làm cái gì đó. Nếu chúng ta im lặng ngày hôm nay thì tương lai sẽ phải trả giá cho sự im lặng đó”.

Đây là lần thứ 3 DCCT đã tổ chức thánh lễ cầu nguyện cho các tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa tử trận tại Hoàng Sa năm 1974.

Paulus Lê Sơn

Nguồn: CTM Media

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam ngày 02/03/2023 trước Quốc Hội, Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: AP - Nhan Huu Sang

Việt Nam: Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền?

Có thể là một số người trong vòng quyền lực thứ nhất biết được tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng và tự cho phép khơi mào cuộc chiến hay còn gọi là cuộc đấu tranh nội bộ để giữ những vị trí cao nhất trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Có nghĩa là cuộc tranh giành kế thừa ông Trọng đã được phát động. (TS Benoît de Tréglodé, Giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp – IRSEM)

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương phát biểu trước giới truyền thông trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại dinh thủ tướng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 27 tháng 11 năm 2023. Ảnh: AP

Các nhà phân tích: Việc chủ tịch nước Việt Nam từ chức cho thấy đấu đá trong nội bộ đảng

Các nhà phân tích cho rằng việc Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng từ chức trong tháng này, chỉ sau một năm trong nhiệm kỳ 5 năm, cho thấy sự đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản và tình trạng bất ổn chính trị tại Việt Nam, ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

Người dân Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện... hôm 17/3/2024 tại TP. Santiago. Ảnh chụp màn hình video Aljazeera.com

Cuba

Trong 2 ngày 17 – 18/3 (2024) vừa rồi, truyền thông thế giới đưa tin hàng nghìn người, rồi cả vạn người dân Cuba đổ ra đường biểu tình.

… Họ, người Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện. Trước đó mấy ngày, dân chúng cũng biểu tình sau khi nhà nước đột ngột tăng giá xăng đến… 500%. Họ không hô “tự do hay là chết” nữa, mà hô “dân chủ hay là chết,” “quyền sống hay là chết,” “lương thực hay là chết.”