Rơi lệ Ngày quốc khánh

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

2/9/2014

“Không ai có thể chạy trốn khỏi những hệ quả từ lựa chọn của mình – Nobody ever did, or ever will, escape the consequences of his choices – Alfred Montapert”.

Tôi quay về lại Saigon vào ngày đại lễ 2/9 của Việt Nam. Mặc cho những lố nhố của đám đông, tôi vẫn tìm ra một nơi yên tĩnh để đọc emails, lướt Net đọc tin, và đọc xong chương cuối của cuốn tiểu thuyết về Brasil thời hiện đại. Một người bạn gởi 1 bài viết của tác giả Nguyễn Hoa Lư về “ngậm ngùi rơi lệ” đăng trên báo Tuổi Trẻ (tiếc là đã bị rút xuống). Tôi gần làm rớt chiếc IPad khi đọc đến đoạn này,

“Một quan chức cao cấp của Ban Tuyên giáo T.Ư, ông Vũ Ngọc Hoàng, đã có một phát biểu gây ấn tượng mạnh [1]: “Cách đây bốn, năm mươi năm, VN và Hàn Quốc có trình độ phát triển tương đương. Sau mấy mươi năm, tôi rà lại tư liệu thì thấy Hàn Quốc hiện có khoảng 90.000 người sống tại VN và VN cũng có 90.000 người sống ở Hàn Quốc. Chỉ khác nhau ở chỗ hầu hết người Hàn Quốc tại VN làm ông chủ, làm quản lý, còn người VN ở Hàn Quốc thì chủ yếu làm ôsin. Nghe mà xót lòng”.

Đây là lần đầu tiên tôi nghe một quan chức Việt không nổ về những thành tựu vĩ đại qua những con số vĩ đại thực hiện bởi những con người vĩ đại…nói nôm na là tại sao mỗi ngày chúng ta phải tự hào …vì cả nhân loại đều phải công nhận là người Việt hạnh phúc nhất thế giới. Ngay cả trong chiến tranh, cái loa tuyên giáo đã rỉ rả cả chục năm về hiện tượng một ông Mỹ nào đó (tượng trưng cho đa số người Mỹ) vừa ngủ dậy là …mơ ước được làm người Việt Nam.

Đây là lần đầu tiên một quan chức Việt…rơi lệ. Sau 1 chục năm lui tới nơi đây thường xuyên, sau gần 40 năm “chờ sáng”, sau khi đọc về lịch sử Việt cận đại qua 70 năm…tôi cũng ..rơi lệ theo ông.

Thực ra, chuyện làm ô sin của người Việt không chỉ giới hạn ở Hàn Quốc. Nếu ông quan chức tính sổ toàn diện con số người Việt đang được xuất khẩu lao động (kể cả tại nhiều nước nghèo tệ hại ở châu Phi) hay số người bán thân làm vợ cho các ông nông dân Đài Loan, Trung Quốc… hay số người Việt vượt biên trái phép qua các tổ chức xã hội đen tại Nga, Đông Âu…cái “xót lòng” của ông chắc còn lớn lao hơn nhiều. Theo Mác Lê, chúng ta có thể biện bạch là mục đích sau cùng của những công nhân này là “tìm đường cứu nước” hay “xuất khẩu cách mạng” như chiến lược do Đệ Tam Quốc Tế đề xuất từ thời 1940’s. Nhưng liệu các đồng chí của chúng ta ở những quốc gia này có tin hay họ chỉ cười rũ rượi?

Tôi còn nhớ vào khoảng 1997, tôi đại diện cho một tập đoàn đa quốc thực hiện một phi vụ khá lớn với cơ quan truyền thông trung ương của Trung Quốc. Tất cả các sếp lớn nhỏ của Bộ đều đồng thuận và chỉ chờ chữ ký của ông Trưởng Cơ Quan. Ông này viện dẫn đủ lý do để hoãn binh; nhưng rồi cũng ký sau khi cho tôi chờ hơn 9 tháng.

Vài tháng sau, khi đã làm việc và quen nhau hơn, tôi tò mò hỏi ông về lý do chần chừ? Ông nói,” Trong tất cà các dân tộc trên thế giới, tôi ghét nhất là người Việt Nam. Khi họ báo cáo về gốc Việt Nam của anh, tôi đã cố gắng giết dự án bằng đủ cách”. “Nhưng ông đổi ý?” “ Gặp anh nhiều lần sau đó, tôi thấy anh là một thằng Mỹ con toàn diện, nên tôi OK”. Tôi biện bạch,” Luôn luôn có người Mỹ tốt và xấu, người Trung tốt và xấu, người Việt tốt và xấu chứ?”

“Các dân tộc khác thì đúng vậy. Nhưng người Việt là một bầy chuột. Một con chuột tốt là một con chuột chết.” Tôi im lặng chuyển đề tài. Và suy nghĩ về những lần qua Việt Nam chơi trước đó. Phần lớn các quan chức, đại gia, COCC…đang nhìn Trung Quốc với cặp mắt khâm phục, ngưỡng mộ và thèm thuồng. Mao Chủ Tịch là một thánh nhân Trời cho xuống để ban phước lộc cho nhân loại và Đặng Tiểu Bình là thần tượng của 99% người Việt. Cho đến ngày hôm nay, tôi nghĩ rằng 95% đảng viên vẫn thề trung thành với 16 cái tốt vàng gì đó về ông láng giềng.

Albert Camus nói, “ Life is a sum of all your choices”. Có lẽ vì chúng ta luôn luôn xứng đáng với lựa chọn của mình.

Tôi không biết ông Vũ Ngọc Hoàng giữ chức vụ gì trong Ban Tuyên Giáo? Tôi cũng không biết các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam suy nghĩ thế nào về lời nói của ông? Tuy nhiên, nhận xét này của ông cũng cho tôi và các bạn BCA một tia hy vọng nhỏ nhoi. Rằng nếu một người biết thì mười người sẽ biết. Dần dà, cả triệu người sẽ biết. Sau một giác ngủ dài, lúc nào cũng sảng khoái khi vừa thức giấc.

Tuy nhiên, tôi cũng biết rõ gần như là một nguyên lý ở Việt Nam: ở đây, thất vọng nhiều gấp triệu lần hy vọng.

Alan Phan

P.S. Các bạn “dư lợn viên” nên theo dõi tin này vì boss của các bạn đã có thể đổi ý về chữ “hạnh phúc” dành cho ô sin. Coi chừng mất sổ hưu đấy.

[1] http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/624271/nhin-lai-45-nam-de-soi-roi-chinh-minh.html

Nguồn: Blog Góc Nhìn Alan

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.