Quốc Tế Phụ Nữ 8/3: Cùng Hướng Về Những Người Phụ Nữ Trong Tù

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thứ Tư ngày 8 tháng Ba năm 2017 sắp tới, người người khắp nơi trên thế giới sẽ cùng nhau kỷ niệm ngày Phụ Nữ Quốc Tế.

Theo một số tài liệu, ngày Phụ Nữ Quốc Tế có được là nhờ một nỗ lực bền bỉ, kéo dài trong 54 năm (1857 đến 1911). Khởi đi từ năm 1857, đúng ngày 8 tháng Ba, tại thành phố New York, các nữ công nhân ngành dệt Hoa Kỳ cùng nhau chống lại những điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn. Hai năm sau, cũng trong tháng Ba, các nữ công nhân hãng dệt này thành lập công đoàn nhưng cũng chưa dành được quyền lợi gì đáng kể. 50 năm sau, ngày 8 tháng Ba năm 1908, 15,000 phụ nữ diễn hành trên các đường phố New York đòi giảm giờ làm việc, đòi lương cao hơn và hủy bỏ việc nhận trẻ em vào làm tại các nhà máy.

Khẩu hiệu của những phụ nữ này là “Bánh mì và Hoa hồng” (Bread and Roses). Bánh mì tượng trưng cho bảo đảm kinh tế gia đình, hoa hồng tượng trưng cho đời sống tốt đẹp hơn.

Ba năm sau, một ngày được chọn để ghi nhớ những phụ nữ đã đấu tranh cho nữ quyền trên toàn thế giới, và ngày 8 tháng Ba được chọn làm ngày Phụ Nữ Quốc Tế. Ngày này được tổ chức long trọng hằng năm cho đến bây giờ.

Tại Việt Nam, ngày Phụ Nữ Quốc Tế càng có một ý nghĩa thật trang trọng và đặc biệt khi có nhiều phụ nữ đang phải chịu tù đày vì những việc làm vô cùng bình thường của mình để đóng góp vào xã hội. Chúng ta không thể kỷ niệm ngày Phụ Nữ Quốc Tế mà không nhớ đến họ.

Cùng mang ý nghĩa của “Bánh mì và Hoa hồng”, họ là những người vợ muốn bảo vệ miếng cơm manh áo của gia đình, những người mẹ của những đứa con thơ mong muốn cho con mình được lớn lên trong một xã hội tốt đẹp hơn, và là những người công dân muốn làm tròn trách nhiệm của mình trong một đất nước đầy dẫy bất công và thối nát.

JPEG - 142.5 kb

Họ là những chị Trần Thị Nga, Cấn Thị Thêu, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Thúy, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Nguyễn Minh Thúy, Lê Thu Hà… Dù đã thoát ra khỏi nhà tù nhỏ hay vẫn còn trong ngục tối, họ và nhiều người phụ nữ khác không ngừng gióng lên tiếng nói lương tâm của mình như bao người phụ nữ trên thế giới đã từng làm, cho cuộc sống gia đình, tương lai con cháu và một xã hội nhân bản hơn.

Trong thời điểm Quốc Tế Phụ Nữ 8/3 năm nay chúng ta hãy cùng nhau:

  • Vinh danh những người phụ nữ kiên cường đang trong tù qua avatar và cover photo trên Facebook
  • Tổ chức các buổi hội thảo, những buổi tâm tình để tạo sự quan tâm về trường hợp của các chị
  • Giới thiệu việc làm của các chị qua những bài viết, status, video, hình ảnh
  • Cùng nhau mang hoa đến nhà hay trại giam để bày tỏ sự quý trọng đối với những đóng góp của các chị

Hãy cùng nhau hướng về các nhà tù nơi giam giữ những người phụ nữ đang bị đối xử tàn tệ, bị xa cách với người thân, bè bạn, bị chia cắt tình mẫu tử, và đang đánh đổi hạnh phúc của riêng mình cho một xã hội của chung. #standbyher

TIỂU SỬ CỦA MỘT SỐ PHỤ NỮ TIÊU BIỂU HIỆN ĐANG CHỊU CẢNH TÙ ĐÀY:

Bà TRẦN THỊ NGA năm nay 40 tuổi và mẹ của bốn người con, trong đó có hai người con trai nhỏ. Vì những hoạt động hỗ trợ dân oan, biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, chống Formosa,… mẹ con bà Nga liên tục bị công an bắt cóc, chặn đánh giữa đường. Sau nhiều ngày bị khủng bố, đe dọa và giam lỏng tại nhà riêng, bà Trần Thị Nga đã bị công an bắt vào ngày 21/1/2017 và bị khởi tố theo điều 88 Bộ Luật Hình Sự – “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”.

Bà CẤN THỊ THÊU có thể được coi là linh hồn trong cuộc đấu tranh chống cướp đất của nhân dân Dương Nội. Sau vụ cưỡng chế đất vào tháng Tư năm 2014 tại Dương Nội, bà từng bị bắt và bị kết án 15 tháng tù. Sau khi mãn án, bà Thêu tiếp tục đi đòi quyền lợi đất đai cho gia đình và những người cùng cảnh ngộ. Không chỉ hoạt động cho quyền lợi của những nông dân bị cướp đất, bà Thêu còn tham gia vào những hoạt động đấu tranh cho quyền con người, chống Trung Quốc xâm lược hay phản đối Formosa. Bà bị bắt lại vào ngày 10 tháng 6 năm 2016 với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng”, và sau đó bị kết án 20 tháng tù.

Bà NGUYỄN NGỌC NHƯ QUỲNH – Mẹ Nấm, là một blogger viết về các vấn đề xã hội và là mẹ của hai đứa con nhỏ. Từ năm 2009 đến năm 2016, Mẹ Nấm đã bị bắt giữ nhiều lần do tham gia các hoạt động dân sự, đòi nhân quyền và biểu tình phản đối Trung Quốc chiếm biển đảo. Mẹ Nấm bị bắt ngày 10 tháng Mười năm 2016 tại Nha Trang với tội danh theo điều 88 – “tuyên truyền chống nhà nước”.

Cô NGUYỄN ĐẶNG MINH MẪN bị bắt giữ vào cuối tháng Bảy năm 2011 vì chụp hình một cuộc biểu tình chống Trung Quốc và bị kết án 8 năm tù với tội danh “lật đổ nhà nước” theo điều 79. Tuy học làm nghề thẩm mỹ, cô gái 26 tuổi này là người nhiệt huyết cổ võ cho công bằng xã hội và nhân quyền, thể hiện qua việc làm của một ký giả nhiếp ảnh. Cô đến những nơi nào có bất ổn xã hội, có biểu tình công cộng để chụp hình và tạo chú ý cho các sự kiện này.

Bà TRẦN THỊ THÚY là một Phật tử Hòa Hảo hoạt động cho quyền lợi của dân oan, đang thụ án tù 8 năm sau khi bị kết án “có những hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 79 Bộ Luật Hình Sự. Bà bị bắt giữ hồi tháng Tám năm 2010 và đang bị giam giữ tại trại An Phước, tỉnh Bình Dương. Mang bệnh nan y trong người và sống trong hoàn cảnh khắc nghiệt trong tù, bà Thúy nhiều lần bị giới chức trách khước từ cho đi chữa trị sức khoẻ. Tình trạng của bà hiện đang được quốc tế báo động.

Bà NGUYỄN THỊ MINH THÚY là một nhân viên kế toán với hai đứa con nhỏ. Bà được biết đến là cộng sự của Blogger Nguyễn Hữu Vinh – Anh Ba Sàm trong việc điều hành trang web Ba Sàm phê phán chính quyền Việt Nam và thông tin về các vấn đề xã hội. Công an bắt giữ bà Minh Thúy vào tháng 5 năm 2014 với tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước” theo điều 258 Bộ Luật Hình Sự và sau đó kết án bà 3 năm tù.

Cô LÊ THU HÀ là thành viên Hội Anh Em Dân Chủ, đảm trách chức vụ thư ký và ngoại giao cho hội. Cô cũng là một trong những người thực hiện chương trình Lương Tâm TV, một kênh truyền thông được phát trên Youtube nói về các vấn nạn xã hội. Ngày 16 tháng 12 năm 2015, cô Lê Thu Hà bị bắt cùng Luật sư Nguyễn Văn Đài với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 Bộ Luật Hình Sự.

Ngày 4 tháng 3 năm 2017

Những tổ chức tham gia chiến dịch “Hướng Về Các Phụ Nữ Trong Tù” nhân ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8/3:

1) Nhóm Dân Oan Dương Nội – Đại diện: Ông Trịnh Bá Phương
2) Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm Thanh Niên Công Giáo – Đại diện: Ông Paulus Lê Văn Sơn
3) Phong Trào Lao Động Việt – Đại diện: Cô Đỗ Thị Minh Hạnh
4) Nhóm Tuổi Trẻ – Lòng Nhân Ái – Đại diện: Ông JB Thái Văn Dung
5) Hội Anh Em Dân Chủ – Đại Diện: Ms Nguyễn Trung Tôn
6) Vì Tương Lai – Đại diện: Ông Paul Trần Minh Nhật
7) Hội Bầu Bí Tương Thân – Đại diện: Ông Nguyễn Lê Hùng
8) Hoàng Sa FC – Đại diện: Ông Từ Anh Tú
9) Hội Giáo Chức Chu Văn An: Đại diện: Nhà giáo Vũ Mạnh Hùng
10) Đảng Việt Tân – Đại diện: Ông Hoàng Tứ Duy
11) Nhóm Vì Môi Trường – Đại diện: Cô Nguyễn Thị Bích Ngà
12) Hội Xã Hội Dân Sự Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu – Đại diện: Ông Nguyễn Thanh Hải
13) Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm – Đại diện: Bs Nguyễn Đan Quế + Lm Phan Văn Lợi
14) Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền – Đại diện: Lm Nguyễn Hữu Giải + Lm Nguyễn Văn Lý
15) Phong Trào Con Đường Việt Nam – Anh Quốc – Đại diện: Cô Phạm Thị Ánh Hằng
16) Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng – Đại diện: Nhà báo Sương Quỳnh
17) Mạng Lưới Blogger Việt Nam – Đại diện: Cô Nguyễn Hoàng Vi
18) Hội Bảo Vệ Quyền Tự Do Tôn Giáo – Đại diện: Hà Thị Vân
19) Hội Nhà Báo Độc Lập – Đại diện: Ông Nguyễn Tường Thụy
20) Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị & Tôn Giáo – Đại diện: Nguyễn Bắc Truyển

Các chị em phụ nữ gồm những người hoạt động, các cựu TNLT, gia đình TNLT cùng tham gia chiến dịch:

1) Cựu TNLT Bùi Thị Minh Hằng (Sài Gòn, VN)
2) Luật sư Lê Thị Công Nhân (Hà Nội, VN)
3) Nghệ sĩ Kim Chi (Sài Gòn, VN)
4) Tiến sĩ Đông Xuyến (Fullerton, Hoa Kỳ)
5) Cựu TNLT Đỗ Thị Minh Hạnh (Sài Gòn, VN)
6) Anna Huyền Trang (Sài Gòn, VN)
7) Trinity Hồng Thuận (Westminster, Hoa Kỳ)
8) Cựu TNLT Đặng Thị Ngọc Minh (Trà Vinh, VN)
9) Cựu TNLT Nguyễn Thị Thúy Quỳnh (Sài Gòn, VN)
10) Lê Thị Kiều Oanh (Sài Gòn, VN)
11) Hồ Thị Châu (Nghệ An, VN)
12) Nguyễn Thị Kim Liên (Long An, VN)
13) Nguyễn Thị Thái Lai (Nha Trang, VN)
14) Ca sĩ Lâm Thúy Vân (Huntington Beach, Hoa Kỳ)
15) Nguyễn Ánh Tuyết (Hà Nội, VN)
16) Đỗ Thị Vân Anh (Hà Nội, VN)
17) Mã Tiểu Linh (Hampton, Hoa Kỳ)
18) Nguyễn Thúy Hạnh (Hà Nội, VN)
19) Phan Cẩm Hường (Hà Nội, VN)
20) Đặng Bích Phượng (Hà Nội, VN)
21) Nguyễn Hoàng Vi (Sài Gòn, VN)
22) Tôn Vân Anh (Warsaw, Ba Lan)
23) Nguyễn Ngọc Thu (Hamburg, Đức quốc)
24) Nhà văn Bích Huyền (Irvine, Hoa Kỳ)
25) Mai Phương Thảo (Hà Nội, VN)
26) Nguyễn Thị Tuyết (Triêr, Đức quốc)
27) Tăng Duyên Hồng (Hà Nội, VN)
28) Ca sĩ Dạ Thảo (Huế, VN)
29) Tôn Nữ Thùy Nhiên (London, Anh quốc)
30) Nguyễn Cẩm Vân (Echt, Hòa Lan)
31) Mai Tuyết Thanh (Hà Nội, VN)
32) Hà Thị Vân (Bắc Ninh, VN)
33) Nhà giáo Trần Thị Thảo (Hà Nội, VN)
34) Lê Phương Lan (Hà Nội, VN)
35) Nguyễn Hoài Thu (Nghệ An, VN)
36) Nguyễn Thanh Tâm (Portland, Hoa Kỳ)
37) Trần Thị Hồng (Pleiku, VN)
38) Trịnh Kim Tiến (Hà Nội, VN)
39) Đặng Xuân Quỳnh (Hà Nội, VN)
40) Hồ Thị Hoàng Phương (Sài Gòn, VN)
41) Nguyễn Thị Thúy (Hải Phòng, VN)
42) Ca sĩ Bảo Vy (Atlanta, Hoa Kỳ)
43) Lê Thị Phương (Nghệ An, VN)
44) Trần Phương Yến (Phú Thọ, VN)
45) Nguyễn Thị Lâm (Hà Nội, VN)
46) Nguyễn Thị Nhung (Phan Thiết, VN)
47) Trang Lê – Bà Ngoại (Houston, Hoa Kỳ)
48) Nguyễn Thanh Giang (Tokyo, Nhật)
49) Nguyễn Ngọc Nhi (Brisbane, Úc)
50) Angelina Trang Huỳnh (Washington DC, Hoa Kỳ)

#StandByHer

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (gọi tắt là SCB) của đại gia Trương Mỹ Lan được chính phủ Việt Nam bơm tiền cứu. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Giải cứu SCB: Lợi bất cập hại!

Hình dung một cách đơn giản thì ngân hàng SCB huy động tiền của người dân, cung cấp cho bà Trương Mỹ Lan, bà này hối lộ cho các quan chức, rồi bây giờ bà Lan bị án tử hình còn NHNN bơm tiền ra để cứu ngân hàng SCB.

Khoản tiền giải cứu khổng lồ này [24 tỷ đô-la] không tự dưng mà có mà lấy từ ngân sách, nghĩa là từ tiền người dân và doanh nghiệp đóng thuế, từ bán tài nguyên quốc gia. Xét cho cùng, đất nước thiệt đơn thiệt kép, chỉ các quan chức giấu mặt được hưởng lợi.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.