Quà mặc cả của Tập Cận Bình khi đi Mỹ: đổi thái độ một chút

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Andrew Browne
29/09/15

Trong chuyến đi Mỹ, Tập Cận Bình thường bị mắc kẹt giữa hai nhóm khán giả – người chủ nhà hoài nghi cần những cam đoan nhẹ nhàng và nhóm người quan trọng nhất là đám đông quần chúng ở Trung Quốc ngưỡng mộ sự cai trị cứng rắn và chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ của họ Tập.

Vì thế mà có những giây phút ngượng nghịu khi ông ta ráng làm hài lòng cả hai.

Chẳng hạn như tại Liên Hiệp Quốc, ông ta cổ võ một cách trơ tráo cho phụ nữ quyền mặc dù chính quyền từng bắt giữ các nhà hoạt động phụ nữ khi họ phản đối việc xách nhiễu tình dục trên các phương tiện giao thông công cộng. Bà Hillary Clinton phải gửi tweet phản hồi, “Không biết ngượng”.

Về vấn đề biển Đông, họ Tập hứa sẽ không “quân sự hóa” các vùng đảo tranh chấp. Vậy mà chỉ mới có vài ngày trước đó, hình chụp vệ tinh mới cho thấy Trung Quốc đã xây xong sân bay trên Fiery Cross Reef, đủ dài cho chiếc phi cơ quân sự lớn nhất của Trung Quốc đáp xuống.

Ông ta hoan nghênh các NGO ngoại quốc, mặc dầu sắp sửa có luật lệ mới giới hạn các hoạt động của họ và cấm một số NGO hoạt động; ông ta cam kết là Trung Quốc vẫn mở rộng cho các công ty truyền thông nước ngoài, nhưng lờ đi việc giới kiểm duyệt ngăn chận trang web của họ.

Với lối nói vặn vẹo như thế, giới phân tích cần lý giải lời cam kết của họ Tập ngăn chận đánh cắp qua mạng các bí mật thương nghiệp – là thỏa thuận đáng kể nhất từ buổi họp thượng định với Tổng thống Obama. Có một câu hỏi lớn: Liệu lãnh đạo dân sự có kềm chế nỗi các tướng lãnh trong Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân nơi có bàn tay dính chàm trong các vụ xâm nhập qua mạng?

Tương tư vậy giới doanh nhân Hoa Kỳ, gần đây đã chán ngán với Trung Quốc, cũng dè dặt với hiệp ước thúc đẩy đầu tư song phương mở cửa thị thường khép kín tại Trung Quốc. Thành công hay không cũng tùy thuộc vào họ Tập có chịu đối đầu với các nhóm độc quyền quốc doanh, mà hiện không thấy chỉ dấu gì.

Tuy nhiên tiến triển trong các lãnh vực này, dầu không có gì bảo đảm, giờ đây được tính theo tiêu chuẩn mới. Các tuyên bố của họ Tập, dầu có mơ hồ đi nữa, có thể là chỉ dấu thay đổi lớn mà chỉ có thời gian mới trả lời cho biết.

Khi đã tuyên bố là không quân sự hóa các đảo nhân tạo xây cất trong vùng biển Đông, Trung Quốc sẽ bị thiệt hại uy tín nặng trong khu vực nếu quyết định lập các giàn phóng tên lửa hoặc bắt đầu tuần tra trên không – điều mà các phân tích gia quân sự chờ đợi xảy ra.

Lấy lòng dân chúng Mỹ và lấy điểm với chính trị gia Mỹ là điều cực kỳ khó khăn cho người lãnh tụ quyền lực nhất của Trung Quốc kể từ thời Mao đến giờ. Sự mến mộ to lớn dành cho họ Tập đến từ khối quần chúng hãnh diện khi ông ta khoe sức mạnh quân sự mới của Trung Quốc để đương cự lại với Hoa Kỳ và đồng minh tại Á Châu.

Tuy nhiên ông Tập có nhiều động cơ thúc đẩy để xét lại cách tiếp cận với Hoa Kỳ mà đã làm bực mình giới kinh doanh Mỹ, gia tăng chỉ trích về nhân quyền, làm Ngũ Giác Đài cứng rắn hơn trong chiến lược đối đầu và dẫn đến việc giới ngoại giao kêu gọi lập chiến lược be bờ chống lại Trung Quốc như trong thời chiến tranh Lạnh với Liên Sô.

Thứ nhất, giới lãnh đạo Trung Quốc chờ đợi vị tổng thống Mỹ kế tiếp, dầu là đảng Dân Chủ hay Cộng Hòa, sẽ cứng rắn hơn Obama, người mà họ xem là yếu và không dứt khoát.

Mặc dầu không có viễn ảnh họ Tập sẽ ưng thuận với những phê bình về nhân quyền, hoặc thoái lui với tham vọng bá quyền trong khu vực, nhưng bớt hung hãn không phải là điều không thể xảy ra.

Thứ nhì, kinh tế Trung Quốc đang gặp khó khăn. Tuy ông Tập vẫn khoe khả năng Trung Quốc đạt được tăng trưởng 7% năm nay, nhiều chuyên gia nghĩ là ông ta tháu cáy. Andrew Tilton, kinh tế gia chính vùng Châu Á Thái Bình Dương của công ty Goldman Sachs, tin rằng tốc độ tăng trưởng đã giảm xuống dưới 6% và tiên đoán “giảm tốc gập ghềnh trong nhiều năm tới.”

Năm tới sẽ đặc biệt khó khăn. Các viên chức cao cấp Trung Quốc bàn thảo riêng về việc đóng cửa các xí nghiệp quốc doanh lỗ lã, và thất nghiệp nặng. Thất nghiệp gia tăng chẳng những đe dọa mức tiêu thụ, một lãnh vực còn sáng sủa của kinh tế, mà còn gây chấn động về thỏa thuận xã hội giữ phe nắm quyền và phe bị trị.

Sự tin tưởng của giới đầu tư vào Trung Quốc hiện mỏng manh, và ông Tập biết là quan hệ không bền giữa hai cường quốc kinh tế chỉ làm tình hình trầm trọng hơn. Phản ứng hoảng hốt của các trung tâm tài chính trên thế giới trước các rối loạn về thị trường chứng khóan và tiền tệ của Trung Quốc cho thấy kinh tế xứ này chậm lại được xem là rủi ro lớn nhất cho kinh tế toàn cầu.

Ít ai tin rằng sự xoay vần về vận may của Trung Quốc sẽ làm cho họ Tập khiêm tốn hơn, hợp tác hơn với Hoa Kỳ.

Từ góc nhìn của Bắc Kinh, buổi họp thượng đỉnh nhằm không phải để lập lại quan hệ nhưng là một bước tái thẩm định khiêm nhường nhưng cần thiết. Nó khá xa hình ảnh đối tác mà ông Obama hình dung ra khi mới làm tổng thống. Nhưng với tình hình chính trị Trung Quốc, nó là món quà mặc cả khá nhất của họ Tập – và vị tổng thống Mỹ đã bắt lấy.

Radio Chân Trời Mới – Hoàng Thuyên lược dịch

Nguồn: Wall Street Journal

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.