Phiên xử phiền phức của Hà Nội

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vụ xử án nhà đối kháng Lê Quốc Quân đạt kết quả chính yếu là tạo ra thêm phản đối.

2 Tháng Mười, 2013

Bây giờ chúng ta hiểu tại sao chế độ cộng sản Việt Nam do dự khá lâu trước khi đem Luật sư đối kháng Lê Quốc Quân ra xét xử hôm thứ Tư. Trong lúc ông Lê bị kết án với cái tội ngụy tạo trốn thuế và bị lãnh án tù giam 30 tháng và bị phạt $57,000 thì bên ngoài toà án Hà Nội hàng trăm người ủng hộ ông tụ tập để phản đối. Những hoạt động của ông Lê được sự đồng tình của quần chúng ngày càng khó chịu với sự giới hạn về tự do ngôn luận của Hà Nội.

Tội thật sự của ông Lê là viết blog năm ngoái thách đố quyền lực độc tôn của Đảng Cộng Sản. Ông còn viết blog về nhân quyền và chỉ trích Hà Nội về cách ứng xử với Trung Quốc trong việc tranh chấp lãnh hải.

Tội trốn thuế mà Hà Nội đã từng sử dụng với những nhà đối kháng khác nhằm để khuất lấp bản chất chính trị của sự việc. Việc đó không có kết quả. Các nhà làm luật Hoa Kỳ viết thư cho Hà Nội kêu gọi thả ông Lê.

Hàng trăm người Việt bất chấp công an để biểu tình trước tòa án xét xử ông Lê trong tuần này cũng hiểu rõ điều chế độ đang làm. Một quan sát viên đánh giá đây là cuộc biểu tình công chúng lớn nhất đối với một vụ xử đối kháng cho đến nay, và diễn ra trong bối cảnh mà Hà Nội ngày càng đàn áp mạnh giới đối kháng.

Vụ xử này còn là một điều khó chịu trên diễn đàn quốc tế đối với nhà cầm quyền. Phiên xử ban đầu dự tính là vào tháng Bảy nhưng hoãn lại giờ chót khi Hà Nội thấy quá bẽ bàng nếu kết án ông Lê ngay trước khi chuyến công du của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang qua Washington gặp Tổng Thống Barrack Obama. Trong khoảng thời gian 2006-2007, ông Lê là nghiên cứu sinh của một chương trình về xã hội dân sự do National Endowment for Democracy tổ chức, tài trợ bởi quốc hội Hoa Kỳ.

Ông Trương Tấn Sang và Obama sẽ tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Hợp Tác Kinh Tế Á Châu-Thái Bình Dương ở Bali, Nam Dương vào tuần tới. Khi đụng đầu nhau, có thể ông Obama nên nhắc ông Trương rằng vi phạm nhân quyền là chướng ngại chính cho một mối bang giao tốt hơn. Nếu Hà Nội mặn mòi trong việc hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ về giao thương và các vấn đề chiến lược trong vùng Biển Đông, trả tự do cho ông Lê có lẽ là một bước hữu ích.

BBT-WebVT chuyển ngữ

Nguồn: WSJ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.