“Phiên tòa không đẹp” ngày 12/2/2015 ở Đồng Nai

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

“Với phiên tòa này, chính quyền và tòa án tỉnh Đồng Nai đã chọn thời điểm rất gần Tết nhằm làm giảm lượng người tới tham dự phiên tòa. Đó là việc làm không đẹp của họ”.

JPEG - 24 kb
Luật sư Nguyễn Văn Đài

Ở Việt Nam vào những ngày này, người dân cả nước đang bận rộn với công việc chuẩn bị đón tết cổ truyền 2015, thì đâu đó vẫn có một bộ phận không nhỏ người dân đang hướng về Đồng Nai để theo dõi phiên tòa sơ thẩm diễn ra vào ngày 12/2/ 2015 xét xử 3 người bạn trẻ là Lê Thị Phương Anh, Phạm Minh Vũ và Đỗ Nam Trung về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”, dựa theo Điều 258 Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành.

Để tránh một luồng dư luận đón nhận những thông tin một chiều thiếu khách quan nên tác giả Khúc Thừa Sơn – thành viên của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam – đã có cuộc trao đổi ngắn với luật sư Nguyễn Văn Đài là người đang quan tâm, theo dõi sát sao vụ án để cùng cung cấp thêm một nguồn thông tin khách quan, đa chiều hơn đến với dư luận và quý bạn đọc của Việt Nam Thời Báo.

Khúc Thừa Sơn: Thưa luật sư Đài, ngày 12/2/2015 tới đây, Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai mở phiên tòa xét xử 3 người bạn trẻ là Lê Thị Phương Anh, Phạm Minh Vũ và Đỗ Nam Trung về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” dựa theo Điều 258 Bộ luật hình sư Việt Nam hiện hành. Là người quan tâm theo dõi ngay từ lúc 3 người bạn trẻ bị bắt cho đến nay, mong luật sư có thể kể vắn tắt sơ qua vụ án để dư luận trong và ngoài nước được biết rộng rãi hơn, khách quan hơn.

JPEG - 80.1 kb

Luật sư Nguyễn Văn Đài: Vào những ngày 12,13 tháng 5 năm 2014, người dân ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương tổ chức những cuộc biểu tình biểu thị lòng yêu nước, phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. Bởi vậy ba bạn trẻ đã tới Đồng Nai để quan sát và đưa tin về cuộc biểu tình cho người dân Việt Nam ở trong và ngoài nước được biết. Việc làm của các bạn là phù hợp với quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí đã được qui định trong Hiến Pháp Việt nam 2013. Nhưng khi họ vừa tới thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai thì bị công an tạm giữ với cáo buộc gây rối trật tự. Nhưng đến ngày thứ 9, trước khi hết lệnh tạm giữ thì họ đã bị chuyển sang tạm giam để điều tra theo điều 258 Bộ luật Hình sự. Những căn cứ mà cơ quan điều tra, Viện kiểm sát dùng để cáo buộc họ vi phạm điều 258 là những bình luận, tin tức mà họ đã chuyển tải trên trang Facebook cá nhân của họ. Hiện nay, cáo trạng của Viện KS tỉnh Đồng Nai đã truy tố họ theo khoản 1 điều 258, có mức hình phạt từ 6 tháng tới 3 năm tù.

Khúc Thừa Sơn: Trong cáo trạng mà Viện kiểm sát Đồng Nai đưa ra đã nêu những hoạt động của 3 người bạn trẻ đơn cử như: Lập tài khoản facebook truy cập vào các trang có nội dung chống đối chính quyền; Bình luận có nội dung xuyên tạc vu cáo Đảng Cộng Sản và nhà nước Việt Nam, được một số phóng viên có thù địch với chế độ Việt Nam như Trà Mi, Hòa Ái, Kính Hòa tán dương; Tham gia Hội anh em dân chủ; Đọc diễn văn kỷ niệm ngày Nhân quyền quốc tế… Luật sư giải thích ra sao với những hoạt động này được cho là vi phạm pháp luật Việt Nam?

Luật sư Nguyễn Văn Đài: Việc thẩm định nội dung các bài viết, tin tức trên trang Facebook cá nhân của ba bạn trên do cơ quan văn hóa được lãnh đạo bởi đảng cộng sản tiến hành. Bởi vậy, chắc chắn là không khách quan. Trong kết luận điều tra cũng như bản cáo trạng đã không đưa ra được những nội dụng cụ thể nào là chống chính quyền, nội dung nào là xuyên tạc, vu cáo đảng cộng sản. Hội Anh Em Dân Chủ là một tổ chức hợp pháp trên không gian mạng quốc tế. Cáo trạng không nói việc tham gia Hội AEDC là vi phạm luật nào. Hay việc đọc diễn văn thì nội dung nào vi phạm pháp luật. Tất cả các cáo buộc đều mơ hồ, chung chung. Bởi vậy, đây là một vụ án chính trị nhằm đàn áp những công dân đang thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, lập hội của họ.

Khúc Thừa Sơn: Không riêng bản án 258 dành cho 3 người bạn trẻ lần này mà trước đây có rất nhiều vụ án tương tự, các bị cáo bị kết án vào các Điều 258, 79, 88 của bộ luật hình sự Việt Nam thường bị chính quyền Nhà nước Việt Nam nêu ra tình tiết “đã nhận tiền bạc, phương tiện của các thế lực thù địch, phản động lưu vong bên ngoài mà ở đây chủ yếu là Đảng Việt Tân để chống phá Nhà nước và chế độ cộng sản Việt Nam. Nếu có biết đến Đảng Việt Tân thì mong luật sư có thể chia sẻ ít thông tin để dư luận biết phần nào về Đảng Việt Tân và tại sao Đảng Việt Tân lại bị Đảng Cộng Sản và Nhà nước Việt Nam gọi là Đảng của thế lực thủ địch, phản động lưu vong bên ngoài ? Đảng Việt Tân có liên quan gì đến 3 người bạn trẻ này?

Luật sư Nguyễn Văn Đài: Kết luận điều tra và bản cáo trạng đã nêu rõ là ba bạn trẻ này không có liên hệ, cũng như không có sự chỉ đạo của đảng Việt Tân. Việc họ có nhận tiền từ những cá nhân ở trong và ngoài nước để họ chi tiêu cho mục đích và sinh hoạt cá nhân. Họ không có hoạt động chống phá Nhà nước cũng như đảng cộng sản. Chuyến đi Đồng Nai của họ mang tính chất cá nhân.

Còn về đảng Việt Tân, quí vị có thể vào google, hoặc vào trang web của họ để tìm hiểu thông tin.

Khúc Thừa Sơn: 2 trong 3 người bạn là Lê Thị Phương Anh, Phan Minh Vũ là thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ. Với tư cách là người đứng đầu Hội Anh Em Dân Chủ, luật sư cho biết Hội đã có những chuẩn bị, ứng phó gì để bảo vệ và giúp đỡ 2 người bạn cũng như người nhà của 2 người bạn này trước bản án sắp công bố tại tòa án Đồng Nai?

Luật sư Nguyễn Văn Đài: Trước khi họ vào Đồng Nai, họ đã có hỏi ý kiến của Ban điều hành. Chúng tôi đã khuyên họ không nên đi, bởi với kinh nghiệm chúng tôi đã trải qua, chúng tôi biết trước là những người hoạt động nhân quyền hoặc các thành viên của các tổ chức XHDS khi tới đó sẽ gặp nguy hiểm. Chính quyền sẽ tìm cách bắt giữ và vu khống cho họ. Nhưng đáng tiếc, họ đã tự ý tới đó với tư cách cá nhân. Nhưng với trách nhiệm của những người trong Ban điều hành, đồng thời cũng là những người anh, người bạn của họ, chúng tôi đã vận động các tổ chức quốc tế, cộng đồng người Việt ngoại giúp đỡ vật chất cho gia đình họ kể từ khi họ bị bắt. Chúng tôi cũng đã vận động các cơ quan ngoại giao quan tâm đến vụ án của họ. Một số sứ quán đã gửi công văn xin tham dự phiên tòa, nhưng đến hôm nay họ vẫn chưa nhận được phúc đáp. Hội AEDC cũng đã vận động các thành viên và các tổ chức bạn ở khu vực phía Nam tới tham dự phiên tòa.

Khúc Thừa Sơn: Một câu hỏi cuối là rất nhiều bạn bè, dư luận quan tâm đến phiên tòa 3 người bạn trẻ đã có những phản ứng gay gắt trên trang mạng xã hội khi cho rằng tòa án Đồng Nai đã dùng thủ đoạn khi chọn thời điểm người dân Việt Nam đang bận rộn chuẩn bị đón tết cổ truyền với bao khó khăn lo toan đặc biệt là nhu cầu phương tiện đi lại rất khó khăn để mở phiên xét xử hòng làm giảm lượng bạn bè, những người yêu mến 3 người bạn từ mọi miền đất nước tiến về Đồng Nai tham dự phiên tòa. Theo ý của luật sư là sao?

Luật sư Nguyễn Văn Đài: Đúng là như vậy. Như chúng ta đã biết, mỗi phiên tòa xét xử những người hoạt động nhân quyền thì đều có rất nhiều bạn bè, đồng nghiệp tới để ủng hộ. Điều này gây khó khăn và mệt mỏi cho cơ quan công an và chính quyền địa phương. Do vậy, với phiên tòa này, chính quyền và tòa án tỉnh Đồng Nai đã chọn thời điểm rất gần Tết nhằm làm giảm lượng người tới tham dự phiên tòa. Đó là việc làm không đẹp của họ.

Xin chào và gửi lời chúc sức tốt đẹp đến luật sư Nguyễn Văn Đài cùng gia đình.

Trên đây là cuộc trao đổi ngắn giữa tôi với luật sư Nguyễn Văn Đài về vụ án. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin vụ án 258 này đến với dư luận.

Nguồn: Việt Nam Thời Báo

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.