Phản đối CSVN cưỡng chế các cơ sở tôn giáo tại Thủ Thiêm

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bản Lên Tiếng
Mọi cơ sở tôn giáo có quyền hiện diện lâu dài tại đô thị mới Thủ Thiêm

Theo kế hoạch của Nhà cầm quyền Việt Nam, bán đảo Thủ Thiêm, thuộc Quận 2, Tp. HCM, sẽ trở thành một đô thị mới với tám khu vực được quy hoạch chi tiết cho thương mại, dân cư, hành chánh, giải trí, giao thông, giáo dục… Nói chung là có tất cả những gì cần cho một đô thị hiện đại, nhưng lạ lùng thay, lại không hề có quy hoạch cho sự hiện diện của các tôn giáo (điện thờ, tu viện, cơ sở bác ái xã hội…).

JPEG - 31.9 kb

Tại đây, từ lâu đời đã có nhiều cơ sở của các Giáo hội như Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm (174 năm), Thánh đường Công giáo Thủ Thiêm (154 năm), Chùa Liên Trì của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (hơn 70); gần đây lại có thêm Nhà nguyện của Hội thánh Tin lành Việt Nam, Vườn cầu nguyện của Hội thánh Tin lành Mennonite… Tất cả đã phục vụ nhu cầu tôn giáo của nhân dân trong vùng cũng như đem lại nhiều phúc lợi tinh thần, tâm linh cho xã hội. Thậm chí những cơ sở lâu năm còn được công nhận đã có công khai phá ra vùng đất sống Thủ Thiêm.

Thế nhưng, khi bắt đầu vạch kế hoạch thực hiện khu đô thị mới này, nhà cầm quyền Việt Nam tại Tp. HCM đã di dời hơn 10 ngàn gia đình không đúng pháp luật (đã có 11 ngàn đơn khiếu nại), ngoài ra còn dự tính xóa sổ các cơ sở tôn giáo nói trên. Trong thực tế, Nhà nguyện của Hội thánh Tin lành Việt Nam, Vườn cầu nguyện của Hội thánh Tin lành Mennonite đã bị san bằng năm 2003 và năm 2010. Ba cơ sở còn lại cũng rất nhiều lần bị ép buộc di dời nhưng họ đã quyết liệt phản kháng. Động thái mới nhất của nhà cầm quyền là sẽ san bằng Chùa Liên Trì nội trong tháng 9 năm 2014 này nếu vị viện chủ không nhận tiền bồi thường.

Nhà cầm quyền đưa ra lý do giải tỏa toàn bộ bán đảo Thủ Thiêm là vì lợi ích lâu dài của sự phát triển thành phố HCM. Nhưng nếu phát triển lâu dài mà lại không có sự hiện diện của tôn giáo thì nhu cầu tâm linh của dân cư sở tại và của những ai đến bán đảo này làm việc sẽ được đáp ứng ra sao và quyền tự do tôn giáo có ghi trong Hiến pháp sẽ được thực hiện thế nào? Hay chỉ là tiếp tục đẩy đô thị mới này và xã hội Việt Nam đến tình trạng suy thoái đạo đức toàn diện? Ngoài ra, phải chăng đó là vì tư lợi ích kỷ của các phe nhóm đang dòm ngó “vùng đất vàng” này?

Có thể những người quyết định về Quy hoạch đô thị mới Thủ Thiêm này không cần tôn giáo, vì họ là cộng sản, chủ trương vô thần tranh đấu, nhưng nhân dân cư trú ở đây và đến đây làm việc trong tương lai không phải là những người vô thần. Những người dân, những người chủ đất nước cần phải có nơi để thực hành tôn giáo và sống đời sống tâm linh của họ, cũng như vùng đất đô thị Thủ Thiêm cần sự hiện diện của tôn giáo để có chiều sâu đạo đức và nhân bản. Ngoài ra niềm tin tôn giáo là một nhu cầu không thể thiếu trong suốt lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Do đó, Hội đồng liên tôn Việt Nam:

1- Cực lực phản đối việc san bằng, xóa sổ nhiều cơ sở tôn giáo trước đây cũng như cưỡng ép giải tỏa các cơ sở tôn giáo còn lại tại bán đảo Thủ Thiêm hiện thời.

2- Mạnh mẽ yêu cầu nhà cầm quyền phải điều chỉnh lại quy hoạch để chắc chắn bảo tồn hoàn toàn cơ sở và đất đai hiện có của Chùa Liên Trì, Thánh đường và Tu viện Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, cũng như trả lại cơ sở cho hai Hội thánh Tin lành đã bị giải tỏa.

3- Cương quyết khẳng định các cơ sở tôn giáo từng có mặt hay còn có mặt tại Thủ Thiêm là thành phần không bao giờ được loại ra khỏi đó vì sự hiện diện lâu đời và vì ích lợi mà các cơ sở này đã và đang đóng góp cho xã hội và cho con người.

4- Thẳng thắn tuyên bố rằng việc cố tình giải tỏa mọi cơ sở tôn giáo ra khỏi bán đảo Thủ Thiêm là bằng chứng xác nhận Nhà cầm quyền Việt Nam đang vi phạm Hiến pháp về quyền tự do tôn giáo, đang cản trở nhu cầu tôn giáo của nhân dân, đang đi ngược lại xu hướng phát triển của nhân loại, tạo nguy cơ đưa đô thị mới này và cả nước đến tình trạng suy đồi đạo đức thêm nữa.

5- Cuối cùng, chúng tôi cũng yêu cầu nhà cầm quyền địa phương giải quyết thỏa đáng mọi đơn khiếu nại về nhà đất của các cựu cư dân Thủ Thiêm.

Làm tại Việt Nam, ngày 15 tháng 9 năm 2014

Các Chức sắc Hội đồng Liên tôn Việt Nam ký tên:

Công giáo:
– Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi (đt: 0984.236.371)
– Linh mục Giuse Đinh Hữu Thoại (đt: 0935.569.205)
– Linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh (đt: 0993.598.820)

Phật Giáo:
– Hòa thượng Thích Không Tánh (đt: 0165.6789.881)
– Thượng toạ Thích Viên Hỷ (đt: 0937.777.312)

Tin Lành
– Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa (đt: 0121.9460.045)
– Mục sư Đinh Uỷ (đt: 0163.5847.464)
– Mục sư Đinh Thanh Trường (đt: 0120.2352.348)
– Mục sư Nguyễn Hồng Quang (đt: 0978.207.007)
– Mục sư Phạm Ngọc Thạch (đt: 0912.000.709)
– Mục sư Nguyễn Trung Tôn (đt: 0906.342.908)
– Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng (đt: 0906.342.908)
– Mục sư Lê Quang Du (đt: 0121.2002.001)

Cao Đài:
– Chánh trị sự Hứa Phi (đt: 0163.3273.240)
– Chánh trị sự Nguyễn Kim Lân (đt: 0988.971.117)
– Chánh trị sự Nguyễn Bạch Phụng (đt: 0988.477.719)

Phật giáo Hoà Hảo:
– Hội trưởng Lê Quang Liêm (đt: 0199.2432.593)
– Ông Phan Tấn Hòa (đt: 0162.6301.082)
– Ông Tống Văn Chính (đt: 0163.5745.430)
– Ông Lê Văn Sóc (đt: 096.4199.039)

*** Địa chỉ nơi ký tên ủng hộ Bản Lên Tiếng này: www.change.org


Thư kêu gọi ký tên

 

Ủng hộ Bản Lên Tiếng của Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam Về Việc Nhà Cầm Quyền CSVN Triệt Hạ Các Cơ Sở Tôn Giáo tại Thủ Thiêm

Ngày 15 tháng 9 năm 2014

Kính gửi:

– Quý Đại Diện Các Tổ Chức, Cộng Đồng, Chính Đảng và Truyền Thông,
– Quý Đồng Bào Việt Nam Trong và Ngoài Nước

Kính thưa Quý Vị,

Ngày 18/08/2014, nhà cầm quyền phường An Khánh, Quận 2, thành phố Sài Gòn đã gởi văn bản đến Hòa thượng Thích Không Tánh, Trụ trì Chùa Liên Trì cho biết là Chùa Liên Trì sẽ bị giải tỏa. Lệnh cưỡng chế, giải tỏa sẽ bắt đầu ngày 8/9 kéo dài đến 30/9/2014.

Ngoài Chùa Liên Trì, nhiều cơ sở tôn giáo khác cũng đang bị đe dọa giải tỏa như Giáo xứ Công giáo Thủ Thiêm và Tu viện Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, hay các cơ sở đã bị giải tỏa trước đây như Nhà nguyện của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam và Vườn cầu nguyện của Hội Thánh Tin Lành Mennonite.

Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam đã lên tiếng và tranh đấu, không để cho nhà cầm quyền Thành Phố Sài Gòn cướp đi các cơ sở tôn giáo đủ dạng đã hiện diện lâu đời tại Thủ Thiêm vì lợi ích cho xã hội và con người.

Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam mong mỏi quý đồng bào trong và ngoài nước, quý đoàn thể, chính đảng, cộng đồng khắp nơi tích cực góp phần bảo vệ các sơ sở tôn giáo tại Thủ Thiêm bằng cách ký tên ủng hộ Bản Lên Tiếng của Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam.

Trân trọng kính chào quý vị.

Điều phối viên Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam

Linh mục Đinh Hữu Thoại

Địa chỉ nơi ký tên ủng hộ: www.change.org

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.