Phân biệt cán bộ khôn và dại

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong khoảng 1 tuần qua, vụ Thượng Tá CSGT Võ Đình Thường gởi giấy mời nhằm hăm dọa các tài xế dùng tiền lẻ trả phí BOT Đồng Nai đã dấy lên nhiều sóng gió. Lý do là vì sau đó lòi ra cả bố vợ và con gái ông Thưòng đều đang bỏ vốn đầu tư BOT này. Riêng bản thân ông Thường còn lòi ra thêm chi tiết ông bị kỷ luật đuổi ra khỏi ngành CSGT khi làm Đại úy 13 năm trước, với đầy đủ đoạn âm thanh tang chứng ông căn dặn đàn em CSGT phải chùi mép cho sạch lúc đó. Tất cả khởi đi từ cái chữ ký tai hại trên giấy mời.

Kế đến là bản Quyết định của ông Nguyễn Đức Lợi, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phong Điền, trừng phạt một bác sĩ dám phạm thượng phê bình Bộ trưởng Y tế Kim Tiến. Dẫn đến việc nay ông Lợi phải rút lại quyết định phi pháp, phải xin lỗi, và còn làm bùng lên lại phong trào đòi bà Kim Tiến phải từ chức. Tất cả khởi đi từ cái chữ ký dại dột.

Thật vậy, trong thời buổi hiện nay, khi giải thích quanh co không hạ hỏa được công luận, các bộ phận Trung ương thường chạy tội, các quan chức địa phương cũng nhanh chóng chối tội. Cuối cùng chỉ còn trơ ra các cậu ký tên và nhanh chóng được lôi lên đàn tế thần.

Hiện tượng các bí thư, chủ tịch đùn xuống cho cấp phó ký các văn bản nhạy cảm đã rất phổ biến gần đây. Nhưng trong nhiều trường hợp, các cấp phó già dặn cũng không chịu ký và để trống các văn thư. Đáng ngạc nhiên nhất là một số quyết định bắt người của công an không có chữ ký, hay một số quyết định của Bộ Quốc phòng chỉ ghi rất mơ hồ là “Thủ trưởng Bộ Quốc phòng” và không có chữ ký.

Nhưng công bằng mà nói, còn nhiều cán bộ cao cấp hơn nhiều nhưng dại dột hơn ông Thường gấp trăm lần và đã hối hận cả đời vì đã đặt bút ký tên. Từ 20 năm trước như ông Võ Văn Kiệt ký nghị quyết 31/CP cho bắt giữ người tùy tiện, hay như ông Lê Khả Phiêu ký kết đồng ý nhượng đất, biển cho TQ (tuy không công bố nhưng đã thành lời thề hứa mật giữa 2 đảng mà Bắc Kinh đang dùng như vũ khí đe dọa và ông Đỗ Mười đã dùng để hạ bệ ông Phiêu), dài đến ông Võ Kim Cự ký tên quyết định cho Formosa vào Hà Tĩnh. Trong tương lai không xa, những kẻ ký giấy cho phép khai thác Bô-xít, ký giấy cho phép cưỡng chiếm nhà dân, ký giấy tuyên án các Tù Nhân Lương Tâm, … sẽ lần lượt bị lôi lên đàn tế thần.

Bên cạnh những kẻ dại dột đó là loại cán bộ khôn, không để lại chứng tích gì, đã chuyển xong khối tài sản ra nước ngoài, và chờ ngày hạ cánh an toàn. Nhưng còn cao tay hơn nữa là loại cán bộ siêu phàm như ông Nguyễn Phú Trọng, không những đã nắm chặt phần ăn chia lớn của mình mà còn được thêm danh tiếng là người dám xử phạt kẻ đặt bút ký là Võ Kim Cự.

Ông Trọng xứng đáng là học trò giỏi của Người khôn vô địch trên đất Việt Nam. Cho đến giờ này, công lao trời biển xây dựng mối quan hệ Việt Trung là của Bác Hồ; công lãnh đạo mọi thắng lợi của Cách mạng Việt Nam là của Bác Hồ. Nhưng sai lầm Cải cách ruộng đất, rước cán bộ Tàu vào giết dân Việt lại thuộc về các ông Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp. Bác Hồ chưa hề ký quyết định Cải cách ruộng đất nào. Cũng thế, người ký công hàm thừa nhận hải phận 9 vạch của TQ – bao gồm cả Hoàng Sa, Trường Sa – là ông Phạm Văn Đồng chứ không phải Bác Hồ.

Trở lại chuyện thời nay, điều đáng chú ý là khi các chế độ độc tài càng đến giai đoạn chót, cán bộ cấp dưới càng khôn dần ra. Từ Cách mạng Cam đến Cách mạng Hoa Lài, khi lệnh miệng từ trên chỉ thị đàn áp dân chúng được hét xuống, các viên chức cấp dưới thẳng thừng đòi lệnh bằng văn bản và có chữ ký mới tiến hành.

Chẳng biết cho Việt Nam, ngày đó còn xa bao nhiêu, nhưng có lẽ đã đến lúc tập thể cán bộ Việt Nam nên học kỹ từ chữ ký của Võ Kim Cự tại Hà Tĩnh đến chữ ký của Nguyễn Đức Chung tại Đồng Tâm. Lằn ranh phân biệt giữa cán bộ khôn và dại trong rất nhiều trường hợp chính là hàng chữ ký chết người đó.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (gọi tắt là SCB) của đại gia Trương Mỹ Lan được chính phủ Việt Nam bơm tiền cứu. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Giải cứu SCB: Lợi bất cập hại!

Hình dung một cách đơn giản thì ngân hàng SCB huy động tiền của người dân, cung cấp cho bà Trương Mỹ Lan, bà này hối lộ cho các quan chức, rồi bây giờ bà Lan bị án tử hình còn NHNN bơm tiền ra để cứu ngân hàng SCB.

Khoản tiền giải cứu khổng lồ này [24 tỷ đô-la] không tự dưng mà có mà lấy từ ngân sách, nghĩa là từ tiền người dân và doanh nghiệp đóng thuế, từ bán tài nguyên quốc gia. Xét cho cùng, đất nước thiệt đơn thiệt kép, chỉ các quan chức giấu mặt được hưởng lợi.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.