Phản Đối Bản Án, Văn Bút Quốc Tế Đòi Phóng Thích Nhà Văn Trần Khải Thanh Thủy Vô Điều Kiện

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

Không chấp nhận án tù và quản chế đối với bà Trần Khải Thanh Thủy, Văn Bút Quốc Tế đòi phóng thích nữ văn sĩ vô điều kiện

JPEG - 39.4 kb
Nữ văn sĩ Trần Khải Thanh Thủy.

Trong một Thông Cáo/Kháng Nghị Thư phổ biến toàn cầu chiều ngày 5 tháng 2 năm 2008, Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị cầm tù chào mừng nhà văn kiêm nhà báo Trần Khải Thanh Thủy vừa được phóng thích ngày 31 tháng 1 năm 2008. Tuy nhiên, Ủy Ban bày tỏ sự quan tâm sâu xa về vụ án bất công đối với nhà nữ trí thức và những biện pháp hạn chế còn áp đặt đối với bà. Tòa nhân dân Hà Nội đã bị tuyên phạt bà Trần Khải Thanh Thủy 9 tháng 10 ngày tù giam (bằng thời gian bị nhốt trong trại tập trung) và 3 năm quản chế vì ‘’phá rối trật tự công cộng’’. Không thể chấp nhận phán quyết đó, Hiệp Hội các Nhà Văn Thế Giới tiếp tục đòi trả tự do cho bà vô điều kiện chiếu theo Điều 19 Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà chế độ Hà Nội đã tham gia ký kết. Cả thế giới đều biết bà Trần Khải Thanh Thủy mắc bệnh lao phổi nặng và bệnh tiểu đường khi bị bắt ngày 21 tháng 4 năm 2007. Vậy mà cơ quan an ninh điều tra và quản lý trại giam không cho gia đình bà thăm viếng, gặp mặt bà và không đưa bà đi tái khám tại Bệnh viện các bệnh về Phổi và Lao Hà Nội để chữa trị đúng cách và khẩn cấp. Rất lo ngại về tình trạng sức khỏe của nữ văn hữu, Văn Bút Quốc Tế yêu cầu nhà cầm quyền bảo đảm cho bà được tiếp tục trị bệnh sau khi ra khỏi trại giam B14, Thanh Liệt, Hà Nội..

Văn Bút Quốc Tế cũng nhắc rằng nhà văn Trần Khải Thanh Thủy đã bị quản thúc tại nhà từ tháng 11 năm 2006. Sau khi bị bắt giam, bà bị truy tố về “tội tuyên truyền chống phá CHXHCNVN”, theo Điều 88, bộ Hình Luật. Tội của bà là đã phổ biến trên mạng lưới Internet nhiều bài tiểu luận yêu sách Dân Chủ. Bà còn bị cáo tố là hội viên Khối 8406 tranh đấu cho Dân Chủ, hỗ trợ một Ủy Ban Nhân Quyền độc lập và tham gia tổ chức một Công đoàn bất hợp pháp dưới chế độ độc tài cộng sản. Cuối cùng, vì áp lực quốc tế và một số lý do chưa thể xác định, tòa án nhân dân đã biến cải những cáo trạng như vừa nêu thành ra tội ‘’phá rối trật tự công cộng’’.

Sau khi bà Trần Khải Thanh Thủy bị giam cầm độc đoán, Hội Nhà Văn Hà Nội dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN đã xóa tên bà trong danh sách hội viên. Một hành vi làm kinh tởm tất cả nhà văn hội viên Văn Bút Quốc Tế khi họ biết rằng bà Trần Khải Thanh Thủy được các nhà văn Trung Tâm Văn Bút Anh bầu làm hội viên danh dự. Hành vi của Hội Nhà Văn Hà Nội làm nhớ đến phong cách của Hội Nhà Văn Liên Sô thời bạo chúa Staline ngự trị tại “thành trì tổ quốc xã hội chủ nghĩa”. Tương tự như Luật sư đoàn Hà Nội đã đối xử một cách thô bạo và phi nhân nghĩa đối với hai luật sư Nhân Quyền, bà Lê Thị Công Nhân, hiện bị đày đọa tại trại giam số 5, Cao Thịnh, Thanh Hóa và ông Nguyễn Văn Đài, tại trại giam K1, Ba Sao, Hà Nam. Bà Trần Khải Thanh Thủy là tác giả Nhật Ký Ngục Tù, Hang Đá, Đối Thoại cùng Sông và mấy mươi tác phẩm thơ văn, tiểu luận, bài báo khác. Trong Thông Cáo/Kháng Nghị Thư, Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị cầm tù hãnh diện giới thiệu bà là một nhà văn, nhà thơ, nhà viết tiểu luận có uy tín. Bà còn là chủ bút tờ Tổ Quốc, một tạp chí đối kháng xuất bản không giấy phép. Ngay từ tháng 9 năm 2006, bà đã bị công an canh chừng nghiêm ngặt và sách nhiễu vì những bài bà viết chỉ trích chế độ đăng trên các trang nhà thông tin điện tử ở hải ngoại. Năm 2007, Đài Quan Sát Nhân Quyền (Human Rights Watch) trao tặng Giải Tự Do Phát Biểu Lillian Hellman/Dashiell Hammet cho bà Trần Khải Thanh Thủy và 44 nhà cầm bút ở khắp năm châu. Trong số khôi nguyên còn có nhà báo Nguyễn Vũ Bình (lúc ấy còn bị cầm tù và đau nặng), nhà viết tiểu luận Đỗ Nam Hải, luật sư Nguyễn Văn Đài, nhà bình luận Nguyễn Chính Kết, nhà báo cựu tù nhân Nguyễn Khắc Toàn, nhà viết quân sử CS cựu tù nhân Phạm Quế Dương và nhà luật học cựu tù nhân Lê Chí Quang. Nhân Ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8 tháng 3 cùng năm, Văn Bút Quốc Tế đã tuyên dương bà Trần Khải Thanh Thủy (Việt Nam), bà Umida Niyazo (Ouzbékistan) và bà Serkalem Fasil (Éthiopie) tiêu biểu cho những nữ đồng nghiệp viết văn và làm báo dũng cảm đang bị giam cầm và bị hành hung vì sử dụng quyền tự do phát biểu.

Văn Bút Quốc Tế gởi Kháng Nghị Thư này đến chủ tịch, thủ tướng cùng bộ trưởng văn hóa và thông tin CHXHCNVN. Đồng thời, Văn Bút Quốc Tế yêu cầu các Trung Tâm Văn Bút trên thế giới gởi Kháng Nghị Thư tương tự đến nhà cầm quyền Hà Nội, để

- tuy chào mừng nhà văn kiêm nhà báo Trần Khải Thanh Thủy được phóng thích nhưng vẫn bày tỏ sự quan tâm sâu xa về vụ án bất công và những biện pháp hạn chế còn áp đặt đối với bà. Và đòi trả tự do cho bà vô điều kiện chiếu theo Điều 19 Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà chế độ Hà Nội đã tham gia ký kết.

- bày tỏ mối lo ngại sâu xa về tình trạng sức khỏe của bà Trần Khải Thanh Thủy và yêu cầu nhà cầm quyền bảo đảm cho bà được tiếp tục trị bệnh lao phổi.

(Nguồn tin: nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt, thành viên biên tập Ủy Ban Bênh Vực Nhà Văn bị cầm tù Trung Tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại, hội viên Trung Tâm Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong và Trung Tâm Âu Châu Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại. Tài liệu : LHNQVN-TS).

Genève ngày 5 tháng 2 năm 2008

Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Ligue Vietnamienne des Droits de l’Homme en Suisse
Vietnamese League for Human Rights in Switzerland

****

Nguyên văn Thông Cáo/Kháng Nghị Thư của Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị cầm tù (Luân Đôn, Anh Quốc) nhận được ngày thứ ba, 5 tháng 2 năm 2008. Bản văn còn được phổ biến toàn cầu trên hệ thống IFEX Action Alert Network.

****

International PEN Writers in Prison Committee (PEN WIPC)

RAPID ACTION NETWORK 4 February 2008 Update #1 to RAN 24/07

VIETNAM: Award-winning writer and journalist Tran Khai Thanh Thuy (f) released.

The Writers in Prison Committee of International PEN welcomes the release of writer and journalist Tran Khai Thanh Thuy, who was freed on 31 January 2008 following trial and sentencing before the Hanoi People’s Court. She was sentenced to nine months and 10 days, or time served, plus three years’ probationary detention on charges of “causing public disorder”. PEN remains concerned that she still faces charges, and continues to call for her unconditional release in accordance with Article 19 of the International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR), to which Vietnam is a signatory. Tran Khai Thanh Thuy suffers from diabetes and advanced tuberculosis and serious concerns for her health remain.

Tran Khai Thanh Thuy was arrested at her home in Hanoi on 21 April 2007, where she had reportedly been held under house arrest since November 2006. She was originally charged with “disseminating propaganda hostile to the Socialist Republic of Vietnam” under Article 88 of the Criminal Code. The charges reportedly followed the publication on the Internet of a number of essays by Thuy calling for democracy. She was also accused of membership of the underground pro-democracy group Bloc 8406, supporting a dissident human rights organisation, and organising an illegal trade union. She was convicted of the lesser charge of ‘causing public disorder’ and released after her trial, but still faces three years of heavy restriction and surveillance.

Tran Khai Thanh Thuy is an established novelist, poet, essayist and editor of the underground dissident magazine To Quoc (Fatherland). She has been under heavy surveillance and harassment since September 2006 for her critical writings published online.

Tran Khai Thanh Thuy was featured in International PEN’s 2007 International Women’s Day action (8 March)

(http://www.internationalpen.org.uk/index.php?pid=33&aid=559&type=current) and is also one of this year’s Hellman Hammet Awards Winners

(http://hrw.org/english/docs/2007/02/06/vietna15277_txt.htm).

Please send appeals: (…)

Welcoming the release of writer and journalist Tran Khai Thanh Thuy, but expressing serious concerns about her unfair trial and continuing restrictions, and calling for her immediate and unconditional release in accordance with Article 19 of the International Covenant on Civil and Political Rights to which Vietnam is a signatory.

Expressing serious concerns about Tran Khai Thuy’s health, and calling on the authorities to ensure the continuity of the medical treatment she has been receiving to treat her tuberculosis.

Please note that there are no fax numbers available for the Vietnamese authorities, so you may wish to ask the diplomatic representative for Vietnam in your country to forward your appeals. It would also be advantageous to ask your country’s diplomatic representatives in Vietnam to intervene in the case.

****

International PEN Writers in Prison Committee, Brownlow House, 50/51 High Holborn, London WC1V 6ER, United Kingdom.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.