Phải quì rạp cả đoàn cho chúng xem

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong vài ngày qua, Trung tướng Lê Chiêm, Tư lệnh Quân khu 5, đã công khai phản đối kịch liệt việc giao đèo Hải Vân, một trọng điểm quân sự, cho doanh nghiệp Trung Quốc – để họ lại viện cớ dựng khu biệt lập mới cho “công nhân” từ Tàu kéo sang ở luôn.

Đọc tin này, người ta vừa mừng vừa lo!

Mừng là trong hàng ngũ tướng lãnh quân đội vẫn còn những người như tướng Lê Chiêm. Nhưng lo vì không biết ông còn giữ chức đó được bao lâu để báo động công luận, trước khi những kẻ muốn bán khu vực này cho Tàu sẽ loại trừ ông và vẫn âm thầm tiến hành kế hoạch, như đã thấy quá nhiều lần tại Nóc nhà Đông Dương, tại các khu vực dọc theo bờ biển miền Trung kể cả khu Cam Ranh, tại các khu vực dọc theo biên giới phía Bắc, và rải khắp các khu vực sâu trong đất nước Việt Nam.

Thật vậy, chỉ cần nhìn phái đoàn 13 tướng kéo nhau sau chầu Bắc Kinh mới mấy tuần trước, người ta đủ thấy những người đang tại chức như tướng Lê Chiêm hiếm quí tới đâu.

Ngay sau chuyến đi Tàu của Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư và là đặc sứ của TBT Nguyễn Phú Trọng, để xin Bắc Kinh “cùng khai thác chung Biển Đông”, vào cuối tháng 10.2014, một đoàn tướng lãnh quân đội nhân dân Việt Nam hùng hậu chưa từng có nối đuôi nhau qua Tàu. Đoàn này do chính Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh dẫn đầu.

Giới phân tích không sao giải thích được lý do tại sao, nhất là ngay sau vụ giàn khoan Hải Dương 981 được nối tiếp bằng các lời đe doạ lẫn phỉ báng liên tục từ Bắc Kinh, mà Bộ Chính Trị đảng CSVN lại sai Phùng đại tướng kéo một lượt 12 tướng lãnh cao cấp của quân đội từ tham mưu, đến chính trị, biên phòng, hải, lục, không quân lục tục sang Bắc Kinh.

Có người đặt câu hỏi có phải để được Tàu huấn luyện gì đó không? Quả đúng là từ năm 2009, mỗi năm, Bộ Quốc phòng Việt Nam có cử hàng trăm cán bộ quân sự qua Tàu gọi là để giao lưu, học hỏi kinh nghiệm quân sự nhưng thực chất là các buổi sinh hoạt tư tưởng để tô đậm “quân Việt Nam phải luôn nhớ ơn quân Trung Quốc”. Tuy nhiên, các khóa đó đều kéo dài ít là nửa tháng và thường diễn ra tại Học viện Chính trị Tây An của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Vì vậy huấn luyện không phải là mục đích của phái đoàn Phùng Quang Thanh, vốn chỉ diễn ra 2 ngày 16 đến 18.10.2014 và chỉ quanh quẩn tại Bắc Kinh.

Cũng có người đặt giả thiết phải chăng vì phải trao đổi rất nhiều chi tiết quân sự nên phải kéo theo người trách nhiệm của từng ban ngành quân đội? Cụ thể như tuyên bố của tướng Phùng Quang Thanh với báo chí về mục đích chuyến đi là để “Tăng cường thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa quân đội của hai nước cũng như giữa hai Đảng, nhà nước và nhân dân hai nước. Giữ gìn môi trường ổn định, hoà bình và kiểm soát cho được hoạt động của lực lượng vũ trang hai nước trên biển, không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực và để xảy ra xung đột vũ trang ở trên biển”.

Nhưng chính giải thích của tướng Thanh lại làm vấn đề khó hiểu hơn nhiều:

– Nếu theo đúng tuyên bố trên thì rõ ràng đây là chuyến đi mang tính ngoại giao, chính trị để xây đắp quan hệ thì tại sao lại cần đến một phái đoàn quân sự, mà lại quân sự hùng hậu tới mức đó?

– Nếu chỉ để tránh “xung đột vũ trang ở trên biển” thì tại sao lại cần đến các tướng tư lệnh quân khu 1, 2, 3 vốn chẳng liên hệ gì đến khu vực có xung đột trên biển Đông? Đặc biệt quân khu 1 và 2 không hề có tới 1 mét bờ biển? Đó là chưa kể tại sao lại kéo theo các tướng lo về thông tin, không quân, và chính trị?

– Nếu vì lý do phải trao đổi nhiều chi tiết quân sự thì trong thời đại điện toán ngày nay loại việc đó phải do các sĩ quan cấp dưới thực hiện trong một thời gian dài, chứ làm sao các tướng có thể cầm khối dữ kiện theo để tuông ra trong vòng 2 ngày? Các tướng lãnh chỉ có thể đồng ý về các nguyên tắc. Và vì vậy, như trong vô số các cuộc trao đổi quân sự hệ trọng trên thế giới, mỗi bên chỉ cần bộ trưởng quốc phòng và một vài phụ tá là quá đủ. Chẳng ai kéo theo các tướng với trách nhiệm điều hành nội bộ theo cả.

Vì vậy, lý do duy nhất của phái đoàn Phùng Quang Thanh và 12 tướng đi Tàu là để đáp ứng đòi hỏi của Bắc Kinh muốn biểu diễn cho toàn dân thiên hạ nói chung và dân chúng Trung Quốc nói riêng thấy rõ sự thần phục của Việt Nam.

Rõ ràng Bắc Kinh không đòi 13 lãnh tụ đảng CSVN, hay 13 quan chức thuộc Bộ Ngoại giao sang bái lạy. Nhưng họ đòi buộc phải đúng 13 tướng lãnh ở hàng cao nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam xếp hàng xụp lạy vì như thế mới đủ thuyết phục dân chúng Trung Quốc rằng Tập Cận Bình đã hoàn toàn làm chủ Biển Đông; và có như thế họ mới hy vọng bóp chết hẳn được những tư tưởng “chống Tàu xâm lược” còn sót lại trong quân đội Việt Nam.

Điều đó cũng giải thích được tại sao lãnh đạo Bắc Kinh liền cho báo chí Trung Cộng đăng hàng loạt và gọi đây là “chuyến đi cầu hòa” của Việt Nam.

Điều đáng nói là chắc chắn giới lãnh đạo đảng, đặc biệt là các tướng lãnh quân đội Việt Nam, đều biết rõ trò cố tình sỉ nhục của Bắc Kinh từ trước ngày lên đường sang Tàu. Nhưng họ đều cúi đầu chấp nhận.

Và khi cả giàn lãnh đạo đều đã mang tâm thức chấp nhận như thế thì các trò tuyên bố “đang chuẩn bị hồ sơ kiện Trung Quốc”, hay đang mua vũ khí từ nước này nước nọ, hay đang thiết lập quan hệ với Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản,… đều là những màn kịch cực kỳ mắc tiền, dành riêng cho dân tộc Việt Nam.

Điều lạ sau cùng trong sự việc này là Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, người vẫn được xem là sứ thần của Bắc Kinh, và Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng tham mưu trưởng, đều không có mặt trong đoàn. Họ đủ tinh ranh để biết thoái thác cái sứ mạng đi công khai bái lạy Bắc Kinh. Họ tránh né được chuyến đi ô nhục, bôi bẩn tên tuổi dòng họ nhiều đời.

Thật vậy, lịch sử dân tộc mai sau chắc chắn sẽ ghi lại đoàn tướng đi Tàu ngày 16.10.2014 với đầy đủ tên họ của từng thành viên:

– Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng quốc phòng;
– Trung tướng Bế Xuân Trường, Phó tổng Tham mưu trưởng;
– Trung tướng Lương Cường, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
– Trung tướng Dương Đức Hòa, Tư lệnh Quân khu 2;
– Trung tướng Phương Minh Hòa, Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân;
– Trung tướng Võ Trọng Việt, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng;
– Trung tướng Phạm Hồng Hương, Tư lệnh Quân khu 3;
– Chuẩn đô đốc Phạm Hoài Nam, Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân;
– Thiếu tướng Phan Văn Tường, Phó tư lệnh Quân khu 1;
– Trung tướng Vũ Văn Hiển, Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng;
– Thiếu tướng Vũ Anh Văn, Tư lệnh Binh chủng Thông tin liên lạc;
– Thiếu tướng Vũ Chiến Thắng, Cục trưởng Cục Đối ngoại – Bộ Quốc phòng và
– Thiếu tướng Ngô Quang Liên, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.