Ông Võ Kim Cự với ‘đúng quy trình’ và ‘lỗi hệ thống’

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau bao nhiêu nỗ lực che đậy, lấp liếm, thảm hoạ môi trường biển miền Trung không thể “hoá bùn được”, trong khi áp lực của dư luận về vấn đề này mỗi ngày một thêm nặng nề. Vì vậy, mấy ngày gần đây bộ phận lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam đã dáo dác nhìn quanh tìm ai đó để chỉ mặt.

Dĩ nhiên, ông Võ Kim Cự, người có công lớn nhất trong việc đem Formosa vào Hà Tĩnh, phải là người bị điểm mặt.

Thế là báo chí và các cơ quan truyền thông được bật đèn xanh để “dạo đầu” về việc ai phải chịu trách nhiệm trong việc cho Formosa Hà Tĩnh thuê đất 70 năm. Ngược lại ông Võ Kim Cự cũng đã dùng đủ mọi lý lẽ nhắm biện minh rằng mình làm “đúng quy trình”, qua sự chỉ đạo của cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, cựu Phó Thủ Tướng Hoàng Trung Hải cùng với 12 bộ ngành khác vào lúc đó.

Tin tức về chuyện cho Formosa Hà Tĩnh thuê đất 50 năm hay 70 năm, thực ra chỉ là cái cớ để khỏa lấp vấn đề. Với một công ty đầy thành tích về phá hoại môi trường như Formosa và với một nhà nước vô trách nhiệm, luôn luôn núp sau “quy trình” để chạy tội, như nhà nước CSVN, thì chỉ cần 10 năm là đã đưa đến thảm họa (như đang xẩy ra tại Việt Nam) cần gì phải đợi đến 50 hay 70 năm?

Vì vậy, vấn đề đáng nói ở đây là chỗ núp “quy trình” khi sự cố xảy ra. Một thứ mà các quan chức CSVN luôn luôn dùng để phủi trách nhiệm. Mọi tai hoạ cứ thế mà đổ lên đầu dân.

JPEG - 75.7 kb
Ông Nguyễn Tấn Dũng và ông Hoàng Trung Hải. Ảnh: Internet

Vấn đề của ông Võ Kim cự có thể được tóm tắt như sau.

Vào năm 2008, từ khi còn là Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Hà Tĩnh, với quyết tâm lập thành tích thu hút đầu tư về cho tỉnh nhà, ông Võ Kim Cự đã là người đưa Formosa về đó và làm Trưởng Ban Quản Lý Khu Kinh Tế Vũng Áng. Cũng chính nhờ Formosa mà ông Cự đã từ Trưởng Ban Quản Lý khu kinh tế này lên lãnh đạo tỉnh, vào quốc hội, và mới mấy ngày trước đây ông được cất nhắc làm thành viên Ủy Ban Kinh Tế của Quốc Hội khóa XIV.

Đại nạn cá chết đã xẩy ra từ đầu Tháng Tư, đến cuối tháng đó thì mọi việc đều đã bung bét. Khi được hỏi thì ông Võ Kim Cự bảo rằng, ông ta “rất bất ngờ” về đại nạn này. Thế nhưng cuộc bầu cử Quốc Hội ngày 22 Tháng 5 ông vẫn tiếp tục “được tín nhiệm” đến 99 phần trăm phiếu bầu theo quy hoạch nhân sự của đảng.

Theo trang thông tin của tỉnh Hà Tĩnh thì Khu Công Nghiệp Vũng Áng là một đại dự án, với số vốn đầu tư hàng chục tỷ đô la, được coi là dự án FDI lớn nhất Việt Nam. Mơ ước của lãnh đạo CSVN là muốn biến Vũng Áng trở thành thành phố công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ năng động và hiệu quả, có tầm cỡ khu vực và quốc tế.

Một dự án có tầm cỡ quốc gia và chiến lược như vậy thì các quyết định không thể nằm ở cấp tỉnh, mà chắc chắn phải đến từ cấp trung ương.

“Quy trình” của đảng Cộng Sản là vậy. Mọi việc đều do sự lãnh đạo của đảng, mà người trách nhiệm cao nhất là Tổng Bí Thư.

Vì dự án bắt đầu từ năm 2008 kéo dài đến nay nên cả hai Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh (2001 – 2011) và Nguyễn Phú Trọng (2012 – đến nay) phải chịu trách nhiệm đầu tiên của “quy trình” này.

Kế đến ông cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng (2006 – 2012), trên nguyên tắc là người đứng đầu bộ máy nhà nước, cũng đã từng thú nhận rằng đảng phân công cái gì thì ông ta làm cái đó chứ ông không tự ý được. Nêu lại việc này để thấy rằng ông Võ Kim Cự chỉ là người thừa hành chỉ thị của đảng.

Quả vậy, khi bị truy vấn, tuy không dám đụng đến Tổng Bí Thư, nhưng ông Cự đã choàng trách nhiệm cho Trung Ương về việc cấp phép 70 năm cho Formosa Vũng Áng. Thế nhưng, mọi việc vẫn đang có chiều hướng đổ tội lên đầu cá nhân ông Võ Kim Cự.

Họ làm như vậy để người ta chỉ thấy cá nhân ông Võ Kim Cự là có tội, che lấp đi trách nhiệm chính [là] của đảng ở phía sau. Còn tai hoạ thì nhân dân lãnh chịu. “Đánh chuột không để vỡ bình” là vậy.

JPEG - 29.3 kb
Ảnh: trendhunter.com

“Quy trình” của đảng từ trước đến nay vẫn thế. Đã bao nhiêu lần, mỗi khi có chuyện lôi thôi, cần phải đập một vài con chuột nhắt thì người ta lại lôi “quy trình” ra biện bạch để khỏi đụng đến những con chuột cống, chuột chù ở trên, khiến có thể “vỡ bình”.

Nhân vụ Võ Kim Cự, người ta mới nhớ đến Formosa có “con chuột nhắt” Nguyễn Văn Bổng, nguyên Chủ Tịch Huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cũng bị biến thành con dê tế thần.

Nguyễn Văn Bồng là người có công giải toả 3000 hecta đất, để lấy đất cho Formosa xây Khu Công Nghiệp Vũng Áng. Sau khi “thành công giải toả” thì ông Bổng bị khởi tố về tội: “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Trước đó, báo chí đã khen ông Nguyễn Văn Bổng là “công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án được thực hiện đúng quy trình thủ tục nhất quán trong các chế độ chính sách đền bù.”

Đến nay, khi mọi tội đều đổ lên đầu ông Võ Kim Cự thì chiều hướng đã khá rõ là sẽ biến ông Cự thành con dê tế thần cho vụ Formosa xả thải chất độc hại làm chết 250 cây số biển Miền Trung.

Tuy nhiên, vấn đề chính của người Việt Nam không ở chỗ đó. Khi “đúng quy trình” đã trở thành “lỗi [của] hệ thống” thì sau ông Cự này sẽ có ông Cự khác. Sau thảm hoạ Formosa này sẽ có thảm hoạ Formosa khác.

Vì vậy, vấn đề của người Việt Nam là phải làm sao thay đổi cái hệ thống bị lỗi đó, để vĩnh viễn chấm dứt, hoặc ít ra cũng giảm thiểu được những tai họa cho đất nước và dân tộc.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.