Ông Thăng bị lột chức, phe ông Dũng vỡ trận!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Báo chí trong nước đã đồng loạt đăng tin về việc Hội nghị 5 của Trung ương đảng khóa XII vừa bỏ phiếu đồng ý đề nghị của Bộ chính trị: Kỷ luật ông Đinh La Thăng ở mức “cảnh cáo” và cách chức ủy viên Bộ chính trị với tỷ số hơn 90%.

Cuộc bỏ phiếu diễn ra vào buổi sáng ngày Chủ Nhật mồng 7 tháng 5, tức ngày thứ ba của Hội nghị, dưới sự chủ tọa của ông Nguyễn Phú Trọng.

Đa số các báo chí đều dùng chữ “thôi” thay vì là “cách chức” để làm nhẹ vấn đề kỷ luật ông Đinh La Thăng, nhưng thực tế cho thấy là ông Nguyễn Phú Trọng đã giáng một đòn khá mạnh trong vụ kỷ luật ông Thăng. Phải chăng ông muốn chứng tỏ với nội bộ là ông không còn sợ “đánh chuột vỡ bình?”

Thông thường vụ bỏ phiếu kỷ luật diễn ra vào những ngày cuối của Hội nghị 6 ngày, nhưng lần này ông Trọng lại chọn vào sáng ngày thứ ba của Hội nghị; khi vừa mới bắt đầu bàn về hai đề án liên quan đến việc cải tổ thể chế kinh tế và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, ông đã cho bỏ phiếu kỷ luật ngay ông Thăng, đủ thấy là ông Trọng khá căng thẳng trong lần bỏ phiếu này.

Ông Trọng căng thẳng vì dư luận đã lên nhiệt ngay sau khi Ủy ban kiểm tra Trung ương đảng đề nghị kỷ luật ông Thăng, 10 ngày trước khi khai mạc Hội nghị 5. Trong 10 ngày qua, Bộ chính trị, Ban bí thư và cả ban chấp hành Trung ương đảng đã bị cuốn hút vào những vận động ngầm xoay quanh vụ kỷ luật này.

Việc Trung ương bỏ phiếu trên 90% đồng ý cách chức ông Thăng theo đề nghị của Bộ chính trị, cho thấy là uy tín của ông Trọng phần nào đã phục hồi sau những rối loạn nội bộ từ vụ Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn, vụ cách chức ông Vũ Huy Hoàng sau khi đã về hưu và nhất là tê liệt trước thảm họa Formosa. Nói cách khác là qua vụ kỷ luật ông Thăng, ông Trọng đã cho thấy khả năng cầm chịch quyền lực của mình trong cuộc chiến nội bộ, nhằm công phá phe nhóm Nguyễn Tấn Dũng trong những ngày tới.

Ba bước kế tiếp mà ông Trọng sẽ thực hiện để “tính sổ” phe ông Dũng, đó là:

Thứ nhất, tuy còn là ủy viên Trung ương đảng của khóa XII, nhưng ông Đinh La Thăng sẽ như con cá nằm trên thớt. Nếu họ Đinh khôn ngoan, nghe theo và hợp tác với phe Nguyễn Phú Trọng trong việc tiếp tục càn quét phe Nguyễn Tấn Dũng, thì có thể được cất nhắc vào một vị trí nào đó để làm việc cho hết nhiệm kỳ. Ngược lại nếu không hợp tác thì ông Đinh La Thăng sẽ có thể bị truy tố hình sự về việc chỉ đạo đầu tư một số dự án đang thua lỗ như dự án xơ sợi Đình Vũ – Hải Phòng, dự án nhiên liệu sinh học ethanol Dung Quất (Quảng Ngãi), dự án Ethanol Phú Thọ, Ethanol Bình Phước vân, vân…

Thứ hai, nếu có Đinh La Thăng sẵn sàng hợp tác, Nguyễn Phú Trọng sẽ dùng Thăng lôi kéo những cán bộ từng ở trong phe Dũng tháo chạy sang phe Trọng, qua đó, từng bước siết chặt vòng vây khiến cho phe Nguyễn Tấn Dũng vỡ trận. Đó là lúc mà Nguyễn Phú Trọng sẽ cho Ủy ban kiểm tra trung ương quy trách nhiệm chỉ đạo của ông Dũng trong giai đoạn làm Thủ tướng nhiệm kỳ 2006 -2011, đã để cho một số Tập đoàn kinh tế như Vinashin, Vinalines phá sản, dẫn đến hậu quả nợ công lên đến 64% GDP hiện nay. Với những trách nhiệm bị quy trách như vậy, chắc chắn là ông Dũng sẽ bị lột hết các chức vụ trong đảng kể cả chức nguyên Thủ tướng.

Thứ ba, sau khi lột chức ông Dũng, đương nhiên cứ điểm miền Nam, cụ thể là lãnh địa Kiên Giang – Phú Quốc của cha con ông Dũng xây dựng hiện nay sẽ sụp đổ. Đây là lúc mà phe ông Trọng sẽ thu đoạt ảnh hưởng ở miền Nam bằng cách luân chuyển nhiều đàn em từ miền Bắc vào Nam để xóa sạch những tàn dư của phe Nguyễn Tấn Dũng. Đó cũng là lúc chấm dứt tình trạng phe Dũng trấn thủ ở miền Nam mà hiện nay chính ông Trọng đã không thể đi kinh lý những đảng bộ tại miền Nam kể từ tháng 2, 2016 vì lo sợ không an toàn cho bản thân mình.

Tuy nhiên, bên dưới những dự kiến có vẻ thuận lợi cho việc củng cố thế và lực của phe ông Trọng sau khi hạ được ông Đinh La Thăng nói trên, thực chất, nội bộ đảng CSVN ngày nay không còn là một khối thuần nhất mà đã bị phân hóa trầm trọng, không một phe nào muốn phe khác quá mạnh, chiếm quyền lực tuyệt đối.

Do đó, Nguyễn Tấn Dũng sẽ không ngồi yên, mà sẽ buộc phải liên minh với cánh Trần Đại Quang, cánh Nguyễn Thị Kim Ngân vân, vân… để đòi hỏi ông Trọng ra đi giữa nhiệm kỳ như đã hứa. Ông Trọng khó thoái thác và thời điểm ra đi sẽ là đầu năm 2018.

Từ nay đến cuối năm 2017 sẽ là thời điểm căng thẳng nhất của Trung ương đảng CSVN nhiệm kỳ 12, khi mà hai phe Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng đụng độ nhau ở trận chiến cuối cùng. Toàn đảng chắc chắn sẽ bị lôi vào vòng tranh chấp quyết liệt này như đã từng diễn ra cuối nhiệm kỳ 11 vào năm 2015.

Trong tình hình đó, lãnh đạo CSVN sẽ không màng gì đến việc cải cách thể chế hay chấn chỉnh các doanh nghiệp nhà nước để vực nền kinh tế đi lên như ông Trọng và Bộ chính trị đề ra hiện nay. Các phe sẽ một mặt ngáng cẳng nhau để không cho phe nào có quyền lực vượt trội uy hiếp phe kia, mặt khác gom góp tài sản để chuyển nhanh ra ngoài, chuẩn bị sự đào thoát trong những giờ phút nguy kịch.

Đây không là dự phóng về viễn cảnh của tình hình Việt Nam mà sẽ là một thực tế, vì đã từng xảy ra ở các quốc gia Đông Âu vào những năm 1985 – 1988, hay ở Bắc Phi vào những năm 2008 -2011, khi các phe chỉ tập trung vào việc quy trách nhiệm lẫn nhau để giành quyền lực thượng phong.

Tóm lại, vụ kỷ luật ông Đinh La Thăng tuy nhằm củng cố thêm quyền lực của phe ông Trọng; nhưng đối với đảng CSVN sẽ khởi đầu một thời kỳ bất ổn định mới trong nội bộ – đã leo thang trong những năm qua, và đặc biệt trầm trọng với những tranh chấp kịch liệt vào cuối 2015 – đầu 2016 nhân Đại hội đảng 12, với hai hiện tượng sẽ xảy ra: đổ trách nhiệm lẫn nhau và tìm cách tháo chạy.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.