Ông Lý Thái Hùng nhận định về chuyến đi Bắc Kinh của ông Nguyễn Phú Trọng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thanh Thảo (Radio Chân Trời Mới): Ông Nguyễn Phú Trọng đã viếng thăm Trung Quốc lần thứ hai trong cương vị Tổng Bí Thư đảng CSVN từ ngày 7 đến 10 tháng 4 vừa qua. Nhiều nhà phân tích thời sự cho rằng chuyến đi của ông Trọng lần này tuy có dự kiến từ trước, nhưng lại xảy ra đột ngột qua lời mời khá gấp của ông Tập Cận Bình. Lý do là ngay sau khi ông Nguyễn Phú Trọng tiếp bà Nancy Pelosy, cựu chủ tich Hạ Viện Hoa Kỳ và là người cùng đảng Dân Chủ với Tổng thống Obama sang Hà Nội tham dự Hội nghị IPU, Bắc Kinh đã đánh tiếng mời ông Trọng chỉ trước đó vài ngày.

Mặc dù báo chí Hà Nội và Bắc Kinh đã thổi phồng chuyến đi Trung Quốc của ông Trọng cũng như Tập Cận Bình đã dành nghi lễ cao cấp nhất để đón ông Trọng, nhưng những nội dung cam kết giữa hai phía qua bản Thông cáo chung không có gì mới. Dư luận cho rằng những đón tiếp rềnh rang của Bắc Kinh chỉ nhằm làm mờ chuyến đi Mỹ của Nguyễn Phú Trọng mà thôi. Để tìm hiểu chuyến viếng thăm Trung Quốc và những dụng ý của Tập Cận Bình qua chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng, xin mời quý thính giả theo dõi phần nhận định sau đây của ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân trong chương trình phát thanh hôm nay.

***

Thanh Thảo: Việc ông Nguyễn Phú Trọng chọn viếng thăm Trung Quốc trước khi lên đường thăm Hoa Kỳ là điều đương nhiên vì Hà Nội đang gần với Bắc Kinh hơn là Hoa Thịnh Đốn. Tuy nhiên trong chuyến viếng thăm lần này, dư luận lại cho rằng có sự đột ngột trong chuyến đi, phải chăng cả Hà Nội lẫn Bắc Kinh muốn tránh thời điểm xảy ta biến cố giàn khoan HD 981 cách nay một năm không thưa ông?

Lý Thái Hùng: Tôi không nghĩ đây là chuyến đi mang tính đột ngột vì chuyện viếng thăm Trung Quốc của ông Nguyễn Phú Trọng đã được nêu ra từ hồi đầu năm nay. Tuy nhiên có lẽ hai phía Bắc Kinh và Hà Nội đã không thể điều chỉnh để cho chuyến viếng thăm diễn ra sớm hơn nên đã trở thành đột ngột vì hai lý do sau đây.

Thứ nhất là cả Hà Nội lẫn Bắc Kinh đều không muốn chuyến viếng thăm diễn ra trong thời điểm mà một năm trước đây xảy ra những xung đột gay gắt về việc Bắc Kinh đã ngang nhiên mang giàn khoan HD 981 vào sâu trong thềm lục địa Việt Nam từ ngày 2 tháng 5 đến 15 tháng 7 năm 2014. Biến cố giàn khoan HD 981 đã không chỉ làm cho câu khẩu hiệu “16 vàng và 4 tốt” giữa Hà Nội và Bắc Kinh trở nên lố bịch, mà còn tạo ra sự phân hóa trầm trọng trong thượng tầng lãnh đạo CSVN với hai khuynh hướng “bám Trung” và “thoát Trung” vì không còn coi Trung Quốc là chỗ dựa an toàn. Hơn thế nữa, ông Trọng dù thuộc khuynh hướng “bám Trung” đi chăng nữa, cũng không muốn viếng thăm Trung Quốc vào thời điểm này vì sợ bị nội bộ đảng chỉ trích là ‘nô lệ” Bắc Kinh.

Thứ hai là chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của ông Trọng có thể sẽ diễn ra trong thời điểm tháng 5 hoặc tháng 6 năm 2015, vì sau đó ông Trọng sẽ phải ở nhà để lo việc chuẩn bị Hội nghị lần thứ 11 Trung ương đảng theo chu kỳ 6 tháng 1 lần. Vì Hội nghị lần thứ 10 Trung ương đảng đã triển hạn từ tháng 10/2014 sang tháng 1/2015 nên vì thế mà Bộ chính trị đã không thể tổ chức Hội nghị lần thứ 11 sớm hơn như dự tính. Ngoài ra, do đầu óc còn nô lệ Bắc Kinh, ông Nguyễn Phú Trọng chỉ muốn viếng thăm Hoa Kỳ sau khi đã viếng thăm và làm việc với lãnh đạo Trung Quốc cho phải lẽ tình đồng chí láng giềng.

Nói tóm lại, vì những lý do nêu trên mà chuyến đi Tàu của ông Trọng có vẻ xảy ra đột ngột. Điều này cho thấy là sau vụ giàn khoan HD 981, mối liên hệ giữa lãnh đạo của hai đảng bị một số giới hạn do những áp lực của công luận.

Thanh Thảo: Ông có những nhận định gì về nội dung của bản Thông Cáo Chung của hai phía?

Lý Thái Hùng: Thông Cáo Chung giữa CSVN và Trung Cộng lần này khá dài, nêu lên 9 vấn đề hay nói đúng hơn là 9 đúc kết các diễn tiến cuộc thăm viếng, những quan điểm, nhận định về tình hình chung và những cam kết của hai phía xuyên qua những cuộc gặp gỡ, trao đổi.

Trong 9 vấn đề nêu ra trong Thông Cáo Chung có 3 vấn đề được coi là cốt lõi:

Thứ nhất là hai bên nhấn mạnh tiếp tục kiên trì thực hiện tốt cái mà hai phía đã ít nhắc đến trong thời gian qua kể từ sau vụ giàn khoan HD 981 xảy ra là “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. Hai phía đã đồng ý hợp tác: a/gắn bó hơn giữa hai đảng; b/thường xuyên tổ chức giao lưu mọi cấp; c/thúc đẩy hợp tác kinh tế bao gồm nghiên cứu chung về tiền tệ; d/tăng cường quan hệ quốc phòng, ngoại giao, công an… e/Mở rộng giao lưu văn học, văn hóa..

Thứ hai là hai bên trao đổi ý kiến về vấn đề trên biển và tiếp tục tuân thủ “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc” ký hồi năm 2011 sau khi xảy ra vụ tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02 của Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Hai phía cam kết kiểm soát bất đồng trên biển và không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, duy trì đại cục quan hệ Việt – Trung.

Thứ ba là hai bên đã ký ‘Kế hoạch hợp tác giữa đảng CSVN và đảng CS Trung Quốc giai đoạn 2016-2020” cũng như hàng loạt các hiệp định về dẫn độ, thăm dò dầu khí, v.v… Qua các văn kiện ký kết dưới sự chứng kiến của Tập Cận Bình và Nguyễn Phú Trọng trong chuyến viếng thăm lần nầy, CSVN đã mang về cho chính mình một vòng kim cô mới đó là kế hoạch hợp tác giữa hai đảng trong 4 năm (2016-2020). Nói cách khác là ông Trọng đã tiếp tục triển hạn chỗ dựa an toàn cho Bộ chính trị CSVN đến năm 2020. Đây là thời điểm nhạy cảm nhất sau khi Hà Nội tổ chức xong đại hội đảng XIII dự kiến vào tháng 1/2016.

Nói tóm lại, đa số những điều viết ra trong Thông Cáo Chung cho thấy là phe “bám Trung’ hoàn toàn thắng thế. Tức là Bắc Kinh tiếp tục kiểm soát Hà Nội xuyên qua những xảo thuật ký kết các văn kiện hợp tác

Thanh Thảo: Điều mà dư luận quan tâm nhất của chuyến đi Bắc Kinh lần này của ông Nguyễn Phú Trọng là chủ quyền trên biển Đông, đặc biệt là việc xây dựng các căn cứ quân sự của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa hiện nay. Ông Trọng đã có những phát biểu, hay đề cập gì về tình biển Đông không thưa ông?

Lý Thái Hùng: Thông Cáo Chung đã phản ảnh quan điểm của khuynh hướng “bám Trung” của Nguyễn Phú Trọng thì chắc chắn là ông Trọng sẽ không dám nặng lời công kích Trung Quốc trước mặt Tập Cận Bình.

Thứ nhất, vấn đề nổi cộm hiện nay trong quan hệ Việt Trung là biển Đông, đặc biệt là sự kiện Trung Quốc đã cho cải tạo các bãi đá ngầm thành những đảo nhân tạo để xây dựng các căn cứ quân sự. Đây là hành động xây dựng trái phép của Bắc Kinh và đang bị Hoa Kỳ, Phi Luật Tân lên án. Nhưng trong Thông Cáo Chung, vấn đề biển Đông chỉ đề cập một cách rất sơ sài như “hai bên trao đổi ý kiến chân tình, thẳng thắn về vấn đề biển Đông” và “nhấn mạnh tuân thủ nhận thức chung quan trọng giữa lãnh đạo cao cấp hai đảng”.

Thứ hai, đề cập về vấn đề biển Đông, Thông Cáo Chung tiếp tục nêu ra việc tuân thủ các văn kiện như DOC (Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông) hay COC (Bộ quy tắc về ứng xử của các bên trên biển Đông) nhưng trong thực tế, Trung Quốc không tôn trọng những văn kiện này và luôn luôn chủ trương đàm phán song phương. Khi dã tâm của Trung Quốc như vậy thì việc ông Trọng có đề cập đến vấn đề Biển Đông cũng chỉ là cách nói lấy có hầu thuyết phục nội bộ đảng CSVN rằng ông Trọng đã thẳng thắn đặt vấn đề Biển Đông với Trung Quốc rồi mà thôi.

Nếu ông Trọng và Bộ chính trị CSVN quan tâm vấn đề Biển Đông hơn vị trí quyền lực mà họ đang nắm hiện nay thì tình hình biển Đông đã có một tương lai khác tốt đẹp hơn bội phần.

Thanh Thảo: Trong chuyến viếng thăm Trung Quốc lần này có các nhân vật trong Bộ chính trị như ông Đinh Thế Huynh, Nguyễn Thị Kim Ngân, Phùng Quang Thanh, Trần Đại Quang nhưng không có ông Phạm Quang Nghị người được coi là nhân vật thay thế ông Trọng ở Đại hội 13. Ông đánh giá ra sao về những nhân sự đi cùng với ông Trọng sang Bắc Kinh lần này?

Lý Thái Hùng: Những nhân vật tháp tùng với ông Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc lần này là những người sẽ tiếp tục ở lại một nhiệm kỳ (2016-2021) và vì thế mà ông Trọng dẫn sang Bắc Kinh để giới thiệu với các Bố già Trung Quốc.

Trong 4 nhân vật này, ông Đinh Thế Huynh được coi là sáng giá, hiện đang là Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương. Ông Đinh Thế Huynh đang làm việc rất sát với Lê Hồng Anh thường trực ban bí thư, theo khuynh hướng “bám Trung”.

Sau khi ông Phạm Quang Nghị đứng cuối sổ trong 16 thành viên Bộ chính trị được Trung ương đảng CSVN bỏ phiếu tín nhiệm vào đầu tháng 1/2015, việc giới thiệu của ông Phạm Quang Nghị để tranh chức Tổng bí thư với ông Nguyễn Tấn Dũng không còn có triển vọng thắng. Vì thế mà phe “bám Trung’ đang chuẩn bị tư thế cho Đinh Thế Huynh để ra tranh ghế Tổng bí thư với ông Dũng.

Riêng đối với bà Nguyễn Thị Kim Ngân thì nhiều xác suất sẽ được sang làm Chủ tịch Quốc Hội cho nhiệm kỳ tới.

Thanh Thảo: Với một người được dư luận đánh giá là “Bám Trung” và thuộc khuynh hướng giáo điều, theo ông thì ông Nguyễn Phú Trọng sẽ được dư luận Hoa Kỳ đón nhận ra sao trong chuyến viếng thăm Hoa Thịnh Đốn sắp tới?

Lý Thái Hùng: Tin tức ông Nguyễn Phú Trọng được mời viếng thăm Hoa Kỳ là do ông John Kerry, Ngoại trưởng Hoa Kỳ công bố. Điều này rất khác với những cách mà Tòa Bạch Ốc loan báo khi Tổng thống chính thức mời nguyên thủ của một nước viếng thăm chính thức Hoa Kỳ.

Khi hồ sơ mời không đúng theo thủ tục bình thường thì chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của ông Nguyễn Phú Trọng chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu của phe ông Trọng hơn là phía dư luận Hoa Kỳ. Đó là phe Trọng chứng tỏ chơi được với hai đàn anh Trung Cộng và Hoa Kỳ để trấn an nội bộ đảng cho kỳ đại hội XIII và nhất là để đánh lạc hướng chủ trương “bám Trung”.

Vì thế, những tuyên bố của ông Nguyễn Phú Trọng trong chuyến đi này sẽ chỉ tạo sự chú ý của dư luận Hoa Kỳ nếu không tiếp tục lập lại những điều sáo ngữ mà trước đó các ông Trương Tấn Sang hay Nguyễn Tấn Dũng phát biểu.

Ba vấn đề mà dư luận Hoa Kỳ quan tâm xuyên qua chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng bao gồm:

Thứ nhất là quan điểm của CSVN về việc hợp tác với Hoa Kỳ trên vấn đề Biển Đông. Khi Hoa Kỳ ngày càng có những thái độ mạnh mẽ đối với Bắc Kinh trên biển Đông thì chắc chắn Hoa Thịnh Đốn muốn lãnh đạo CSVN phải có những đối sách thích ứng. Cụ thể là Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ, ông Ash Carter, tuyên tố mới đây tại Nhật Bản rằng Hoa Kỳ cực lực chống lại mọi âm mưu quân sự hóa khu vực biển Đông – ám chỉ Trung Quốc.

Thứ hai là quan điểm của CSVN về vấn đề quyền con người, đặc biệt là chấm dứt các hành vi tra tấn, đàn áp, khủng bố đối với những người đấu tranh ôn hòa tại Việt Nam trong thời gian gần đây. Sự kiện CSVN dùng xã hội đen chận đường đánh đập, gây thương tích cho một số nhà dân chủ là một vi phạm nhân quyền trầm trọng.

Thứ ba là quan điểm của CSVN về việc đàm phán gia nhập TPP. Hiệp ước đối tác xuyên thái bình dương là một công cụ quan trọng của Hoa Kỳ trong việc xây dựng một vòng đai kinh tế lớn, để vừa ngăn chận sự bành trướng của Bắc Kinh, vừa xây dựng thế liên kết chặt chẽ giữa các đồng minh Hoa Kỳ trong vùng Á Châu Thái Bình Dương.

Nói tóm lại, dư luận Hoa Kỳ – nếu quan tâm đến chuyến viếng thăm của Nguyễn Phú Trọng, thì 3 vấn đề nói trên sẽ là những thắc mắc cần câu trả lời từ ông Trọng.

Thanh Thảo: Xin cảm ơn ông Lý Thái Hùng.

Nguồn: http://radiochantroimoi.com/thoi-su…

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.