Ở Việt Nam, nói lên sự thật bị coi là tội ’tuyên truyền’

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

21-10-2016

Bản dịch của Vũ Quốc NgữVNTB

Trong dịp viếng thăm Việt Nam vào tháng 5, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương như một nỗ lực để bình thường hóa quan hệ song phương sau chiến tranh. Trong khi hai nước có bước phát triển trong quan hệ kinh tế và an ninh, ông Obama cảnh báo rằng để quan hệ ngoại giao phát triển thực sự trong những năm tới, chính phủ Việt Nam cần tôn trọng tự do ngôn luận, hội họp và tôn giáo. “Nhiều người vẫn thấy khó khăn trong việc tụ tập và hội họp ôn hòa về những vấn đề mà họ quan tâm sâu sắc về”, ông nói.

JPEG - 45 kb
Công an ngăn chặn đường vào Tòa Phúc Thẩm trước phiên xử của một blogger Việt Nam nổi tiếng. Ảnh: Nguyen Tien Thinh/Reuters

Những động thái gần đây của Việt Nam cho thấy nhà cầm quyền Hà Nội đã không chú ý đến lời khuyên của ông Obama. Ngày 07/10, họ tuyên bố rằng Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng (Việt Tân), một tổ chức ủng hộ dân chủ có trụ sở ở California là một tổ chức khủng bố và cảnh báo về những hình phạt nặng nề đối với những ai có liên hệ với đảng này. Việt Tân, một nhóm tự coi là một “tổ chức ủng hộ dân chủ làm việc để thúc đẩy công bằng xã hội và quyền con người thông qua các phương tiện bất bạo động”, cho biết đây là lần đầu tiên bị chính thức coi là khủng bố theo pháp luật của Việt Nam. Ba trong số các thành viên của nhóm bị án tù dài hạn vì những bài viết và hoạt động cộng đồng.

Ngày 10/10, công an tỉnh Khánh Hòa bắt giữ blogger nổi tiếng Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, 37 tuổi, người viết với bút danh Mẹ Nấm. Cô là người đồng sáng lập một mạng lưới các blogger độc lập, một tổ chức tập hợp những người viết độc lập trong một chế độ kiểm soát chặt chẽ các phương tiện truyền thông tin tức và giới bất đồng chính kiến. Đài phát thanh Á Châu Tự Do trích dẫn mạng lưới coi cô Quỳnh là một “nhà hoạt động đã ủng hộ cho nhân quyền, cải thiện điều kiện sống cho người dân, và chủ quyền đất nước trong nhiều năm.”

Gần đây nhất, cô Quỳnh đã viết nhiều về một vụ xả thải hóa chất tàn phá đời sống biển và làm hàng nghìn ngư dân và người lao động ngành du lịch thất nghiệp ở bốn tỉnh. Trong tháng Sáu, một công ty thuộc sở hữu của Đài Loan thừa nhận trách nhiệm cho tình trạng ô nhiễm và cam kết sẽ khắc phục, nhưng thảm họa đã gây nên cuộc biểu tình của người Việt Nam chỉ trích chính phủ im lặng về nguyên nhân của vụ xả thải ở giai đoạn đầu và sau đó không cung cấp thông tin về sức khỏe và mối nguy hiểm môi trường. Nhiều người trong các cuộc biểu tình đã được huy động trên Facebook.

Khi bị bắt giữ, cô Quỳnh đã bị buộc tội “tuyên truyền” chống nhà nước. Một tuyên bố của cảnh sát cho biết cô đã gửi một báo cáo về 31 trường hợp nghi can đã chết trong trại giam. Theo cảnh sát, tài liệu này biểu hiện sự “thù địch đối với lực lượng cảnh sát.”

Khi ông Obama đến thăm vào tháng 5, cả hai bên đều thấy rõ là sự hợp tác an ninh và bình thường hóa quan hệ hai nước đang được coi trọng vì cả hai đang phải đối mặt với một Trung Quốc ngày càng hung hăng. Đáng chú ý là Việt Nam cũng đã đồng ý cải cách kinh tế và lao động theo yêu cầu của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương. Nhưng đây không phải là đủ. Việt Nam cũng phải giải phóng người dân của mình, để họ viết blog, phản đối và nói ra mà không sợ hãi.

Nguồn: The Washington Post

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.