Nước tí hon Bhutan khôn ngoan hơn Việt Nam?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bhutan là một nước nhỏ, nghèo – diện tích chỉ khoảng 38 ngàn cây số vuông và dân số chưa đến 800 ngàn người – nằm giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Nước này theo thể chế Quân chủ lập hiến, nhưng chỉ từ năm 2007, Bhutan mới có luật cho phép người dân lập đảng chính trị để tranh cử Quốc hội và đảng hoặc liên đảng nào nắm đa số sẽ ngồi ghế thủ tướng điều hành quốc gia. Trong cuộc tổng tuyển cử đầu tiên năm 2008 đảng Druk Phuensum Tshogpa (Hòa Bình & Thịnh Vượng) thắng lớn với 45/47 ghế. Đảng People’s Democratic Party (Dân Chủ Nhân Dân) chỉ được 2 ghế.

GIF - 29.7 kb
Ông Tshering Tobgay, lãnh đạo đảng Dân Chủ Nhân Dân.

Bhutan trong nhiều thập niên trước có mối giao hảo gần gũi với Ấn độ, nhưng khi đảng Hòa Bình & Thịnh Vượng lên cầm quyền, họ không muốn bị ảnh hưởng nhiều bởi Ấn Độ nên tìm cách tiếp cận Trung quốc. Tháng 6 năm 2012 khi tham dự hội nghị Thượng đỉnh của Liên Hiệp Quốc về môi trường tại Rio de Janero (Brazil), Thủ tướng hai nuớc Bhutan và Trung quốc đã có một cuộc hội đàm tay đôi. Trong cuộc hội đàm này Thủ tướng Ôn Gia Bảo đưa ra 5 nguyên tắc sống chung hòa bình để thúc Thủ tướng Jigme Thinley thiết lập bang giao với Trung quốc hầu sớm “phân định biên giới giữa hai nước”. Sau cuộc hội đàm này, Trung quốc liên tiếp gởi nhiều phái đoàn cấp cao sang Bhutan hứa hẹn viện trợ kinh tế và trao đổi mậu dịch. Thay vì chỉ đưa cái bánh vẽ 16 chữ vàng, 4 tốt như trường hợp cho Việt Nam, Bắc Kinh ưu ái tặng Bhutan ngay một pho tượng Phật cao 50 mét có dát vàng, dựng ngay tại thủ đô Thimphu.

Trong 5 năm cầm quyền, đảng Hòa Bình & Thịnh Vượng đã thực hiện nhiều chuyện đúng theo lời hứa, chẳng hạn như xây dựng hạ tầng cơ sở, sân bay, cung cấp đầy đủ điện nước cho người dân sử dụng và đặc biệt là tôn trọng quyền tự do ngôn luận. Một đất nước nhỏ bé với dân số chưa đầy 800.000 người nhưng có đến 10 tờ báo do tư nhân. Với thành tích đó, giới quan sát quốc tế, đặc biệt từ Ấn Độ, tin rằng đảng Hòa Bình & Thịnh Vượng sẽ thắng lớn vì “quá được lòng dân”. Theo thể thức bầu cử Quốc hội ở Bhutan, tiến trình có 2 bước. Đầu tiên là cuộc bầu cử sơ bộ để chọn ra hai đảng có số phiếu bầu cao nhất; và 2 đảng này sẽ tranh trong cuộc bầu cử chung kết.

JPEG - 41.3 kb
Dân chúng xếp hàng chờ bỏ phiếu.

Cuộc bỏ phiếu sơ bộ đã diễn ra vào ngày 31/05/2013 với kết quả đảng Hòa Bình & Thịnh Vượng và đảng Dân Chủ Nhân Dân đủ điều kiện để vào vòng nhì. Cuộc bầu chung kết đã diễn ra vào ngày 13/07/2013 vừa qua với kết quả thật bất ngờ. Đảng Dân Chủ Nhân Dân thắng lớn với 32 ghế (tức là tăng thêm 30 ghế so với lần trước). Đảng Hòa Bình & Thịnh Vượng chỉ còn 15 ghế. Và thế là ghế thủ tướng được chuyển lại cho đảng Dân Chủ Nhân Dân.

Với kết quả bỏ phiếu này, giới phân tích quốc tế nay nhận ra các điểm chính sau đây về người dân Bhutan:

  • Nhờ những quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, dân chúng Bhutan, với tuyệt đại đa số theo đạo Phật, đã nhìn xuyên qua được bức tượng khổng lồ để thấy tâm địa của Bắc Kinh. Họ đặc biệt nhắc nhau về những cảnh đàn áp dã man của Bắc Kinh đối với các phật tử Tây Tạng, cũng như nỗ lực tẩy xóa văn hóa Tây Tạng kể từ khi chiếm đóng nước này.
  • Nhờ không có ai độc quyền viết sử hay xóa sử, dân chúng Bhutan không quên ý đồ lấn đất liên tục của Bắc Kinh dọc theo biên giới trong suốt hơn nửa thế kỷ qua. Chính vì thế mà các phủ dụ của Ôn Gia Bảo trở nên nham nhở.
  • Nhờ nhìn vào tấm gương Tây Tạng, Tân Cương, dân chúng Bhutan biết rất chắc rằng mất nước là mất hết, kể cả mất luôn những thành tựu mà đảng Hòa Bình & Thịnh Vượng đã xây dựng được. Đối với họ, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ quan trọng hơn hết.

Ngoài ra việc Miến Điện đang dần dần tách rời ảnh hưởng Trung quốc cũng được người dân Bhutan đặc biệt quan tâm. Chính phủ và đảng Hòa Bình & Thịnh Vượng nhận ra được điều này nên Thủ tướng Jigme Thinley cố phân bua rằng họ chưa cam kết gì với Bắc Kinh trong việc thiết lập bang giao giữa hai nước cả. Mặc các lên tiếng đó đã quá trễ; người dân Bhutan không chấp nhận việc đảng Hòa Bình & Thịnh Vượng đưa đất nước vào hiểm họa mất chủ quyền từng bước, dù cố tình hay chỉ vì nhẹ dạ.

Bắc Kinh lập tức giải thích sự kiện này bằng luận điệu quen thuộc. Đó là vì đảng Dân Chủ Nhân Dân được các thế lực nước ngoài tài trợ, đặc biệt là từ Ấn Độ. Giới quan sát quốc tế lập tức đặt ngược vấn đề: nếu thế tại sao trong kỳ bầu cử trước Ấn Độ lại không giúp và để đảng Dân Chủ Nhân Dân chỉ được 2 trong số 47 ghế quốc hội. Hơn thế nữa, trong lúc không có bằng chứng nào về sự can thiệp từ Ấn Độ, người ta chỉ thấy những trò lấy lòng lộ liễu của Trung Quốc như vụ tặng tượng Phật dát vàng, v.v…

Ngoài Bắc Kinh ra, hầu hết giới quan sát trong vùng Nam Á đều đồng ý kết quả bỏ phiếu này phản ánh đúng tâm nguyện của người dân Bhutan. Đối với người Việt Nam, có lẽ câu hỏi kế tiếp là điều gì khiến một đất nước nhỏ và yếu hơn Việt Nam rất nhiều về mọi mặt, kể cả trình độ dân trí, lại có những quyết định khiến thế giới phải giật mình như thế?

Có lẽ khác biệt căn bản giữa Việt Nam và Bhutan là tại nước đó, không có đảng phái nào dám nhân danh công trạng để độc quyền ban phát các quyền tự do căn bản của con người; và lại càng không có đảng phái nào dám viện lý do trình độ dân trí thấp để tước luôn quyền quyết định vận mạng đất nước của người dân.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên. Trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘trách nhiệm chính trị’

Ông [Trọng] đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đại diện Lưỡng viện Quốc Hội Hawaii (phải) trao Nghị quyết Cờ Vàng cho Đại diện Cộng đồng (giữa)

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 29/4 – 5/5/2024

Nội dung:

– Thông báo về các sự kiện đặc biệt tại Geneva, Thụy Sĩ nhân dịp Vietnam UPR 2024;
– Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp mặt thân hữu tại Houston;
– San Jose treo cờ tưởng niệm Quốc hận 30/4/1975;
– Lưỡng viện Quốc hội Hawaii và thành phố Honolulu ra Nghị quyết Vinh danh Cờ Vàng và Lễ Tưởng niệm Quốc hận 30/4 tại Hawaii;
– Cộng đồng tại Houston, TX tưởng niệm 30 tháng Tư;
– Hình ảnh các cuộc biểu tình Ngày Quốc hận 30/4 tại Vương Quốc Bỉ, Đức, Úc Châu;
– Mời theo dõi các cuộc hội luận.