Nội dung khóa học về Đấu Tranh Bất Bạo Động của Đảng Việt Tân

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chương trình huấn luyện

Vận Động Xã Hội Bằng Phương Thức Bất Bạo Động

do Đảng Việt Tân tổ chức.

PHẦN 1: PHƯƠNG THỨC BẤT BẠO ĐỘNG

Bài 1: Vận Động Xã Hội Bằng Phương Thức Bất Bạo Động Là Gì?

Nội dung chính của bài này nhằm trình bày về nguồn gốc, bản chất và những mục tiêu của Vận Động Xã Hội Bằng Phương Thức Bất Bạo Động, hay gọi tắt là Đấu Tranh Bất Bạo Động; Phương thức này đã được những thường dân tay không xử dụng như thế nào trên thế giới để tranh đấu cho các quyền của họ; Và làm sao chuyển được quyền lực xã hội dần dần về phía người dân.

Ý niệm Đấu Tranh Bất Bạo Động được minh họa bằng một số phim tài liệu về những cuộc đấu tranh thật trên khắp thế giới.

Bài 2: Quyền Lực Chính Trị Trong Xã Hội.

Nội dung chính của bài này nhằm trình bày về bản chất và nguồn gốc của quyền lực trong xã hội. Mọi kẻ nắm quyền đều phải dựa vào sự tuân phục của người dân mới có thể cai trị được. Vì thế, cũng chính người dân có thể rút lại sự tuân phục đó để khởi động những thay đổi nền tảng trong xã hội.

Bài 3: Những Trụ Cột Chống Đỡ Chế Độ.

Nội dung chính của bài này nhằm trình bày về những chức năng và thẩm quyền của các trụ cột chống đỡ một chế độ, như hệ thống tuyên truyền, giáo dục, y tế, công an, quân đội, pháp luật, hành chánh… và những trụ cột đó được xử dụng thế nào để kiểm soát xã hội. Người dân có thể tạo áp lực lên các trụ cột này để buộc họ phải đáp ứng các quyền của dân, hay soi mòn các trụ cột để thay đổi cả chế độ.

Bài 4: Sức Mạnh Của Số Đông Quần Chúng.

Nội dung chính của bài nhằm trình bày về những nguyên tắc và các quy luật hành động để có thể vận động và duy trì được số đông quần chúng cho phong trào bất bạo động. Việc duy trì kỷ luật bất bạo động trong hàng ngũ là điều tối cần thiết để thành công.

Bài 5: Những Chiến Thuật trong Đấu Tranh Bất Bạo Động

Nội dung chính của bài này nhằm trình bày và thảo luận các chiến thuật bất bạo động do Tiến sĩ Gene Sharp tổng hợp — Chiến thuật nào đã được xử dụng rộng rãi trên thế giới và chiến thuật nào thích hợp với tình hình Việt Nam.

Bài 6: Đấu Tranh Bất Bạo Động tại Đông Âu, Trung Á và Bắc Phi.

Nội dung chính của bài này nhằm tóm lược các kinh nghiệm thành công và thất bại trong các cuộc đấu tranh bất bạo động tại Đông Âu, các cuộc Cách Mạng Màu, các cuộc Cách Mạng Hoa Lài. Nhiều bài học quí báu của các nhà dân chủ tại các nước này có thể được dùng để vượt qua các khó khăn tại Việt Nam hiện nay.

Bài 7: Xã Hội Dân Sự: Nền Tảng của Dân Chủ.

Nội dung chính yếu của bài này nhằm trình bày về chức năng và tầm quan trọng của xã hội dân sự trong nỗ lực kiến tạo và duy trì nền tảng bền vững cho thể chế dân chủ. Một xã hội dân sự lớn mạnh có khả năng chận đứng những thế lực độc tài mới muốn nổi lên và có thể phòng thủ đất nước chống ngoại xâm.

Bài 8: Đúc Kết những Điểm Cốt Lõi của Đấu Tranh Bất Bạo Động

Nội dung chính yếu của bài này nhằm đúc kết toàn bộ lý thuyết và các tiến hành Đấu Tranh Bất Bạo Động thành 20 điểm trọng yếu. Với bản tóm tắt này, các học viên có thể nắm bắt và quảng bá kiến thức Đấu Tranh Bất Bạo Động đến người khác, cũng như áp dụng vào những nỗ lực nhằm đem lại dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam.

=================================

PHẦN 2: KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO.

Bài 1: Vai Trò, Nhiệm Vụ của Người Lãnh Đạo.

Nội dung chính yếu của bài này nhằm trình bày về những quan niệm và ứng xử của một người giữ vị trí lãnh đạo trong một tập thể, để điều hướng các thành viên tham gia vào các sinh hoạt của tập thể một cách tích cực và năng động. Lãnh đạo là một nghệ thuật, phối hợp giữa nhân cách, bản lãnh, kiến thức và đạo đức để luôn luôn là nam châm thu hút những thành viên chung quanh.

Bài 2: Kỹ Năng Thuyết Phục và Lượng Giá Một Đối Tượng.

Nội dung chính yếu của bài này nhằm trình bày về một số những nguyên tắc và kỹ thuật trong việc chọn lựa một đối tượng để sau đó tiếp xúc, nói chuyện về mục tiêu chung và vận động họ cùng hợp tác làm một việc gì. Bài này cũng hướng dẫn cách lượng giá khả năng, lòng nhiệt thành của từng đối tượng để giúp cho việc phân chia công việc sau đó vừa thích hợp vừa lợi ích cho đối tượng.

Bài 3: Kỹ Năng Xây Dựng và Phát Triển Nhóm.

Nội dung chính yếu của bài này nhằm trình bày những quan niệm về nhóm và nhu cầu xác định mục tiêu của việc lập nhóm. Không nắm vững mục tiêu sẽ khó định ra các hoạt động và vận động người tham gia. Bài này cũng hướng dẫn một số bước căn bản để mở rộng nhóm đến nhiều thành phần quần chúng.

Bài 4: Kỹ Năng Điều Hành Một Buổi Sinh Hoạt Nhóm.

Nội dung chính yếu của bài này nhằm trình bày một số nguyên tắc trong việc điều hành và hướng dẫn một buổi sinh hoạt mà mọi người tham dự đều thấy lợi ích, và thảo luận một số điều nên và không nên làm trong một buổi sinh hoạt.

Bài 5: Kỹ Năng Giải Quyết Những Mâu Thuẫn.

Nội dung chính yếu của bài này nhằm trình bày về một số phương pháp và những bước cần thiết trong việc giải quyết các mâu thuẫn giữa những thành viên trong sinh hoạt tập thể. Các thành viên được khuyến khích cùng giải quyết các mâu thuẫn công khai và tìm cách tránh tái diễn trong tương lai.

Bài 6: Kỹ Năng Lắng Nghe.

Nội dung chính yếu của bài này nhằm trình bày một số phương pháp giúp cho mọi người trong nhóm mở lòng lắng nghe mọi ý kiến khác biệt và tìm ra những đồng thuận để có thể tiến hành những việc chung. Một bước quan trọng là đặt bản thân mình vào vị trí người đối thoại để hiểu quan điểm của họ.

Bài 7: Kỹ Năng Nói Chuyện Trước Công Chúng

Nội dung chính yếu của bài này nhằm trình bày về một số kỹ thuật giúp cho học viên thêm tự tin để xuất hiện và nói chuyện trước công chúng bất kể số lượng người nghe.

Bài 8: Kỹ Năng Lập Kế Hoạch và Xây Dựng Đồng Thuận của Nhóm.

Nội dung chính yếu của bài này nhằm trình bày phương pháp để mọi người trong nhóm cùng tham gia vào khâu lên kế hoạch những sinh hoạt tương lai. Đây là phương pháp vừa giảm thiểu được thời gian tranh luận, vừa cho thấy mọi người đều có trách nhiệm trong việc hoạch định và tiến hành các kế hoạch của nhóm.

================================

PHẦN 3: AN NINH ĐIỆN TOÁN.

Bài 1: An Ninh Điện Toán Là Gì?

Nội dung chính yếu của bài này nhằm cung cấp bức tranh chung về các mối đe dọa, nhu cầu bảo vệ sự riêng tư và nhu cầu an ninh trong thế giới điện toán. Những tình huống có thể xảy ra và một số vụ việc thật về nhiễm mã độc, an ninh bị hóa giải, máy móc bị xâm nhập sẽ được trình bày. Đây là bài học căn bản nhất trong lãnh vực an ninh điện toán.

Bài 2: An Ninh Windows

Nội dung chính yếu của bài này nhằm trình bày những biện pháp an ninh căn bản cho máy hệ Windows: các mật khẩu đăng nhập, tài khoản admin/ standard, tắt các chức năng chia sẻ, cách khóa màn hình, cập nhật tự động OS và các phần mềm, v.v…

Bài 3: Mật Khẩu (Password)

Nội dung chính yếu của bài này nhằm trình bày những vấn đề của mật khẩu cho máy tính và cho các tài khoản online. Cách lập mật khẩu vững chắc. Cách sử dụng phần mềm lưu trữ mật khẩu cho an toàn.

Bài 4: Bảo Mật Hồ Sơ và Dữ Kiện trong Máy.

Nội dung chính yếu của bài này nhằm hướng dẫn việc sử dụng các loại phần mềm mã hóa để lưu trữ hồ sơ trong máy, và mã hóa hồ sơ trước khi gửi đi.

Bài 5: Tẩy Xóa Hồ Sơ An Toàn

Nội dung chính yếu của bài này nhằm hướng dẫn cách tẩy sạch dữ kiện trong hình ảnh dạng JPG trước khi gửi đến người khác. Cách tẩy xóa sạch tài liệu để không bị người khác phục hồi lại. Cách tẩy sạch đĩa cứng để đề phòng trường hợp máy bị đánh cắp hay tịch thu.

Bài 6: Dùng Trình Duyệt An Toàn

Nội dung chính yếu của bài này nhằm hướng dẫn về thực tế: Trình Duyệt là cổng vào mạng và là nơi dễ bị tấn công xâm nhập. So sánh các điểm hay/dỡ của các trình duyệt khác nhau. Đồng thời đưa ra những biện pháp phòng thủ khi dùng trình duyệt.

Bài 7: Dùng Email An Toàn

Nội dung chính yếu của bài này nhằm so sánh các dịch vụ email trên thị trường như Gmail, Yahoo mail, Hotmail… Hướng dẫn chọn sử dụng Gmail. Cách thiết kế login 2-bước của Gmail. Tận dụng các chức năng an toàn của Gmail.

Bài 8: Dùng Skype An Toàn

Nội dung chính yếu của bài này nhằm hướng dẫn cách thiết trí Skype để không lưu giữ các chi tiết trao đổi. Cách xóa history, Skype ID. Và những chức năng an toàn khác.

Bài 9: Vượt Tường Lửa Là Gì?

Nội dung chính yếu của bài này nhằm hướng dẫn tổng quát về các hình thái kiểm duyệt của các chính quyền đối với mạng Intenert. Có hiểu rõ cách kiểm duyệt ta mới biết cách đối phó. Thực tập sử dụng nhiều loại công cụ vượt tường lửa.

Bài 10: Điện Thoại Di Động

Nội dung chính yếu của bài này nhằm hướng dẫn về các biện pháp đối phó để tránh bị theo dõi, nghe lén khi sử dụng điện thoại di động.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.