Những phiên tòa Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Việt Thi chuyển ngữ

Hà Nội kết án chính công dân của họ vì hoạt động phản kháng ôn hòa.

Một tòa án Việt Nam đã kết án 14 nhà dân chủ tuần trước và tuyên án một loạt bản án từ tù treo đến 13 năm tù giam. Nguồn tin từ giới đối kháng cho biết phiên xử Nguyễn Quốc Quân – một công dân Hoa Kỳ có thể bị lãnh án nặng vì hoạt động cổ xúy cải tổ chính trị ôn hòa – dự kiến diễn ra vào tuần tới.

Danh sách thù địch

Danh sách và bản án của 14 nhà đấu tranh bị xét xử vào ngày 8-9 tháng 1:

Hồ Đức Hòa (13 năm tù giam, 5 năm quản chế)
Đặng Xuân Diệu (13 năm tù giam, 5 năm quản chế)
Paulus Lê Sơn (13 năm tù giam, 5 năm quản chế)
Nguyễn Văn Duyệt (6 năm tù giam, 4 năm quản chế)
Nguyễn Văn Oai (3 năm tù giam, 2 năm quản chế)
Hồ Văn Oanh (3 năm tù giam, 2 năm quản chế)
Nguyễn Đình Cương (4 năm tù giam, 3 năm quản chế)
Nguyễn Xuân Anh (3 năm tù giam, 2 năm quản chế)
Thái Văn Dung (5 năm tù giam, 3 năm quản chế)
Trần Minh Nhật (4 năm tù giam, 3 năm quản chế)
Nông Hùng Anh (5 năm tù giam, 3 năm quản chế)
Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc (án tù treo)
Nguyễn Đặng Minh Mẫn (9 năm tù giam, 3 năm quản chế)
Đặng Ngọc Minh (3 năm tù giam, 2 năm quản chế)

Đây là lần thứ nhì ông Quân phải qua hệ thống “công lý” Việt Nam. Năm 2007 ông đã bị bắt cùng một nhóm người hoạt động tại một tư gia trong lúc chuẩn bị phát tán tờ rơi về đấu tranh bất bạo động. Ông đã bị trục xuất sau 6 tháng tù giam, có lẽ nhờ sự vận động từ Washington.

Vào tháng 4 năm ngoái, ông Quân đã bị bắt tại phi trường Tân Sân Nhất Tp. HCM khi ông tính đi vào Việt Nam. Giới chức cho rằng ông dùng tên giả để về Việt Nam trong thời gian vừa qua để huấn luyện về kỹ năng bất bạo động cho mục tiêu chống đối đàn áp. Trong trường hợp tệ nhất, ông có thể lãnh án hơn 10 năm tù giam.

Phần đông những bị can trong phiên xử tuần trước, trong đó đa số là ở tuổi 20 và 30 và bị bắt vào năm 2011, đã bị cáo buộc vào một số tội chống đối nhà nước. Có những người được cho là đi vận dụng người khác tham gia hoạt động đấu tranh dân chủ. Những người khác là bloggers hoặc viết những lời chống chính quyền trên tường, hoặc phổ biến những tin tức về biểu tình chống Trung Quốc ra bên ngoài. Phần đông là đạo Công giáo. Danh sách tên tuổi ở trên.

Ông Quân và các bị can này đều có mẫu số chung là bị cho rằng có dính dáng đến Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng, hay Việt Tân, một nhóm có trụ sở tại Hoa Kỳ cổ võ dân chủ hóa một cách ôn hòa. Hà Nội dán nhãn Việt Tân là “khủng bố”, mặc dù Hà Nội thừa nhận rằng bất cứ lúc nào nhà chức trách bắt thành viên Việt Tân chỉ thấy mang theo máy ảnh nhỏ và sách vở về biểu tình ôn hòa, chứ không phải súng hoặc bom đạn.

Những phiên xử dàn dựng như vậy có vẻ như là chỉ dấu về sức mạnh của chế độ. Những năm gần đây, Hà Nội đã thành công trong việc bố ráp phần đông những người đi đầu trong nhóm dân chủ nảy nở ở giữa thập niên qua. Phiên xử tuần trước thì đặc biệt vì tất cả các bị can được cho rằng có liên hệ đến cùng một tổ chức. Hơn nữa, “kẻ thù” của chế độ gần đây là những luật sư hoặc blogger đơn lẽ, chứ không là thành viên của bất cứ nhóm chống đối có tổ chức.

Trên một phương diện khác, Hà Nội có vẻ như đang vất vả trong việc đè nén giới phản kháng. Những phiên xét xử những nhà đối kháng trước đây đã trở nên điểm tập trung biểu tình, vì vậy tuần trước chế độ đã dàn dựng phiên tòa ở một thành phố nhỏ hơn cách xa Hà Nội và Tp. HCM. Nguồn tin từ Việt Tân cho biết lực lượng công an đã ngăn chặn ngoài tòa án, và truyền thông nhà nước đã không đi tin về phiên xử một cách chu đáo như thường lệ. Những người vừa trẻ vừa rành rẽ kỹ thuật như nhóm bị can này là một nhức nhối đối với giới chức trách.

Hiện nay Hà Nội đang trên cơ đối với công dân của họ, nhưng những phiên xử thế này cho thấy các ước muốn cho một cơ chế tốt hơn đang gia tăng. Và đó là lý do để các chính quyền ngoại quốc, và đặc biệt là Washington — nơi mà Hà Nội bày tỏ ước mong thắt chặt mối quan hệ — phải gia tăng áp suất lên chính quyền Việt Nam để thả các tù nhân chính trị.

Nguồn: Wall Street Journal

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hai tuyến đường thủy từ Phnom Penh ra biển Đông: Tuyến bên trái đi qua kênh đào Funan, tuyến bên phải đi qua sông Tiền. Ảnh chụp từ Google Map, Phạm Phan Long minh họa

Kênh đào Funan và những “mảng tối” chưa rõ!

Trao đổi với RFA, Kỹ sư Phạm Phan Long đặt ra câu hỏi nếu kênh đào Funan không thay thế được tuyến đường sông Tiền ra biển, vậy Campuchia còn có thể có mục đích nào khác khi xây kênh đào này. Ông phán đoán:

“Nếu kinh tế không phải là lý do để xây dựng kênh đào Funan thì chắc hẳn phải có lý do khác. Ngoài tưới ruộng và thủy sản, không thể loại trừ khả năng họ xây dựng kênh đào để chuẩn bị cho tình huống xung đột nếu nó xảy ra, nếu có xung đột xảy ra, sông Tiền bị khóa thì họ còn một đường thủy khác. Kênh đào Funan do đó có mục đích chiến lược chứ không phải chỉ mục đích kinh tế…”

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.