Những điều lưu ý với phán quyết về Biển Đông của Tòa Trọng Tài Liên Hiệp Quốc

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Geoff Dyer
20-6-2016

Tòa Trọng Tài Liên Hiệp Quốc sắp sửa ra phán quyết về vụ kiện của Phi Luật Tân đặt vấn đề về những tuyên nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông. Sau đây là những điều cần lưu ý về phán quyết đang được mọi người chờ đợi.

Tại sao vụ này quan trọng?

Đây là một dịp hiếm hoi để một cơ phận ít ai biết của Liên Hiệp Quốc có trụ sở tại Hà Lan ra một phán quyết khá chuyên môn nhưng có thể có tầm quan trọng vô cùng lớn về mặt địa chính trị. Phán quyết này vừa có thể làm rõ chuyện một số vấn đề trọng tâm của cuộc tranh chấp tại Biển Đông, vừa có thể kích động thêm căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Diễn tiến sự việc ra sao?

Năm 2013, Phi Luật Tân đệ nạp hồ sơ kiện cho Tòa Trọng Tài Quốc Tế về Luật Biển tại The Hague. Hồ sơ kiện liệt kê 15 đề mục mà Phi Luật Tân cho rằng các tuyên nhận và hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đông là trái ngược với luật pháp quốc tế.

Trung Quốc đã từ chối không dự phần vào vụ kiện và còn thách thức thẩm quyền xét xử của tòa, nhưng vào năm ngoái, tòa án bảo rằng tòa có thẩm quyền trên ít nhất là 7 đề mục của hồ sơ kiện và vẫn còn xem xét về 8 đề mục còn lại. Nhiều chuyên gia nghĩ rằng tòa sẽ xử Trung Quốc thua trên một số đề mục.

Hệ quả pháp lý sẽ như thế nào?

Cần nhấn mạnh là tòa không có xét xử chủ quyền trên Biển Đông thuộc về quốc gia nào, mà chỉ phán quyết về các quyền trên biển gắn liền với các tuyên nhận chủ quyền.

PNG - 31.6 kb

Một trong những đề mục chính của đơn kiện là đặt vấn đề về giá trị pháp lý của “Đường Chín Vạch” của Trung Quốc. Các chuyên gia cho biết tòa có thể phán quyết Đường Chín Vạch không hợp pháp hoặc nêu lên thắc mắc bằng cách nào đó để buộc Trung Quốc phải làm sáng tỏ nền tảng pháp lý của đường này – điều mà Trung Quốc đã không muốn làm từ bấy lâu nay.

Các đề mục khác của vụ kiện thì đi vào chuyên môn hơn. Tòa sẽ phán quyết về số phận của một số đá đảo – mà Trung Quốc đã biến thành đảo nhân tạo – nên được xem là “điểm cao lúc thủy triều xuống”, sẽ không có quyền có hải phận; hoặc là “đá” thì có hải phận 12 hải lý; hoặc là “đảo” thì sẽ có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Nhiều chuyên gia nghĩ rằng tòa sẽ phán quyết một số đảo nhân tạo của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý về hải phận.

Trên thực tế thì sao?

Tòa Trọng Tài không có quyền lực để thi hành kết quả vụ xử. Tòa không thể buộc Trung Quốc làm điều gì cả và Bắc Kinh sẽ không rút khỏi các đảo nhân tạo đã làm. Nhưng nếu phán quyết có lợi cho Phi Luật Tân, mà Trung Quốc lại lờ đi và tiếp tục xác quyết tuyên nhận chủ quyền thì sẽ tác hại đến uy tín của họ và bị cô lập trong vùng. Chính quyền Obama đã nêu phán quyết này như một thử nghiệm xem Trung Quốc có tôn trọng luật pháp quốc tế không. Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao?

Chẳng những bác bỏ thẩm quyền của Tòa Trọng Tài, Trung Quốc còn tìm cách vận động quốc tế để hỗ trợ cho quan điểm của họ cho rằng phán quyết của Tòa Trọng Tài là không hợp pháp. Bắc Kinh thì bảo là đã có 60 quốc gia hậu thuẫn, tuy nhiên Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược & Quốc Tế cho biết là chỉ có 8 chính quyền đã tuyên bố hậu thuẫn công khai – kể cả những quốc gia không có bờ biển như Lesotho và Afghanistan. Nếu phán quyết thất lợi cho Trung Quốc, họ có thể tìm cách để trừng trị Phi Luật Tân, có thể giới hạn một cách không chính thức lượng du khách hoặc nhập khẩu. Còn Hoa Kỳ thì sao?

Rủi ro lớn nhất là Trung Quốc sẽ trả đũa một phán quyết bất lợi và quyết định leo thang tham vọng quân sự tại Biển Đông, hoặc là tuyên bố vùng nhận diện phòng không hoặc tìm cách xây đảo nhân tạo trên Bãi Scarborough – một bãi mà Phi Luật Tân cũng tuyên nhận chủ quyền.

Để lường trước phản ứng hùng hổ của Trung Quốc, Hoa Kỳ đã đưa khá nhiều quân cụ vào trong vùng, kể cả một hàng không mẫu hạm đến Biển Đông và chiến đấu cơ đến Phi Luật Tân. Thông điệp nhắn gửi đến Bắc Kinh là bất cứ động thái nào trên bãi Scarborough sẽ gặp phải phản ứng mạnh của Hoa Kỳ. Tuy thế các chuẩn bị quân sự này cho thấy Biển Đông sẽ gây ra cuộc đọ sức dữ dội giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Hoàng Thuyên – Chân Trời Mới Media lược dịch

Nguồn: Financial Times

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.