Những Ngọn Cỏ Gió Đùa Suốt 70 Năm

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Rường xôi cột trổ chưa nên mặt
Cao lớn làm chi bần hỡi bần?

(Bùi Hữu Nghĩa)

Bài phỏng vấn GS TSKH Nhà giáo Ưu tú Vũ Minh Giang (GS VMG) của BBC, “Đa đảng là mô hình, không là tiêu chí”, tuy ngắn gọn nhưng vẫn còn thừa một vài hạt sạn.

Tạm kể: GS VMG không phải là một trong những Phó chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử VN đương nhiệm.

Ông nguyên là Phó GĐ kiêm Phó bí thư đảng uỷ Đại học QG Hà Nội, và đang là Chủ tịch Hội đồng KH-ĐT Đại học QG Hà Nội.

GS VMG, cùng PTT Vũ Đức Đam, đều có tên được đăng trên trang nhà “Hội đồng Dòng họ Vũ-Võ” do GS Vũ Khiêu thành lập.

Ông từng bị ít nhiều tai tiếng về hoạt động kinh doanh bằng dỏm hoặc liên kết với trường dỏm đào tạo ra hàng trăm bằng dỏm. Nhưng ngược lại, ông cũng từng được nức tiếng với một vài phát biểu cực duyên.

Tạm kể:

– “Một khi còn có tư tưởng hòa giải là ‘ban ơn’ thì không thể có hòa giải, hòa hợp dân tộc”.

– “Một chế độ mà sợ người dân hơn sợ giặc thì trước sau gì cũng bị diệt vong”.

– “Sắp bước vào đại hội đảng, mở ra thời kỳ mới của phát triển đất nước, chúng ta sẽ có nhiều chuyện phải làm, nhưng đây là lúc hơn bao giờ hết vấn đề đặt lợi ích của dân tộc lên hàng đầu cần được coi là một nguyên tắc cơ bản của đảng”.

Ngoại trừ ẩn ý đánh đồng dân tộc với đảng, hay sau 70 năm mới đặt vấn đề Dân Tộc xưa nay không ở hàng đầu, thì những phát biểu trên thật đáng hồ hởi từ miệng môi một “kẻ sĩ”, chưa nói là kẻ sĩ cùng họ với Vũ Đức Đam và Vũ Khiêu.

Đại loại hậu cảnh của GS VMG là thế!

*

Trong bài phỏng vấn vừa nói, BBC hỏi: “Liệu so với chính phủ đa đảng, đa thành phần chính trị của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do ông Hồ Chí Minh làm Chủ tịch ngay sau cách mạng tháng Tám, thì thể chế chính quyền độc đảng hiện tại ở Việt Nam là một sự thoái triển, hay tiến bộ?”.

Bằng một câu nói vo, GS VMG lại có thêm một danh ngôn để đời: “Tôi cho rằng câu chuyện đa đảng hay một đảng chỉ là mô hình chứ nó không phải là tiêu chí để nói tới cái đó là tiến bộ hay cấp tiến, hay là lạc hậu”.

Người đọc có thể thoáng thấy ngay một dấu chấm than ở đây: Đa đảng hay Một đảng có là mô hình hay tiêu chí thì còn cần bàn thêm, nhưng nhất định cái yếu tố vận hành quyết định sự tồn vong của một đất nước/một dân tộc đó không đơn giản như là (hay thậm chí không phải là) một “câu chuyện”!

Người đọc lại mất công tìm hiểu thêm:

Một, thế nào là mô hình (để đánh giá tiến bộ hay lạc hậu).

Theo Đại từ điển Tiếng Việt của Bộ GD-ĐT (nxbVHTT 1999) thì Mô hình: (1) Vật thu nhỏ một vật khác đã có trong thực tế; (2) Khuôn mẫu đã có sẵn, theo đó tạo ra cái tương tự; (3) Hình thức diễn đạt theo đặc trưng, khuôn mẫu nhất định trong một ngôn ngữ.

Hai, thế nào là tiêu chí? (để đánh giá tiến bộ hay lạc hậu?)

Vẫn theo quyển Đại từ điển Tiếng Việt vừa dẫn, thì Tiêu chí: Đặc trưng, dấu hiệu làm cơ sở, căn cứ để nhận biết, xếp loại các sự vật, các khái niệm.

Ráp lại, nhiều phần, ở câu trả lời (mà không trả lời gì cả) nói trên, GS VMG có ý cho rằng đa đảng hay độc đảng chỉ là những thứ khuôn mẫu về thể chế chính trị, nếu có thay đổi từ đa đảng thời 1945 đến độc đảng thời sau này, thì cũng chẳng dính dáng gì tới cái thước đo bước chân của nhà cai trị rằng đó là tiến hay lùi.

Xong, GS VMG soi sáng thêm: “Mà vấn đề là xuất phát từ thực tế cụ thể, hoàn cảnh lịch sử cụ thể, thì theo tôi lúc năm 1945, lúc đó còn nhiều đảng phái, thì thực tế là ở đấy theo tôi cũng chưa nhận thức đầy đủ được mặt tích cực của đa đảng đâu”.

Người đọc lại phải tìm hiểu thêm, xem, nếu vào năm 1945, lúc đó còn nhiều đảng phái, thì, từ bao giờ các đảng phái kia biến mất để chỉ còn lại đảng CSVN, và quan trọng hơn, các đảng phái không cộng sản kia biến mất cách nào?

À, đây rồi, nhà sử học kiêm Việt Nam học VMG hé mở cho độc giả một cánh cửa xác định của lịch sử: Các đảng phái không cộng sản kia bị triệt tiêu (mà ngôn ngữ đầy chất tự hào/tự mãn của đảng vẫn gọi là tận diệt).

Không phải dễ dàng gì, mà phải nói là thật khéo, để GS VMG mớm ý cho nhân dân rà lại trường hợp một Phan Bội Châu bị bán đứng cho mật thám Tây; một Khái Hưng bị trùm bao bố nhận sông; các ông Nguyễn Tường Tam & Vũ Hồng Khanh (Việt Quốc), Nguyễn Hải Thần (Việt Cách), phải vượt biên sang Tàu tỵ nạn và Trương Tử Anh (Đại Việt) mất tích… Wiki viết: Ngày 14/7/1946, “Lê Giản tìm Võ Nguyên Giáp và được Giáp chỉ thị tấn công tất cả các văn phòng của Việt Quốc ở Hà Nội và các tỉnh”…

Giải thích về chiến dịch tận diệt này, GS VMG nói gì? “Do hoàn cảnh lịch sử hết sức khắc nghiệt của Việt Nam, nó cần vô cùng một sự thống nhất. Trong bối cảnh đó, tính chất chính trị nhất nguyên nó phù hợp”.

Chỉ nói. GS VMG không chứng minh được cho độc giả thấy rằng hoàn cảnh lịch sử có phải là yếu tố then chốt để đánh giá sự chọn lựa tận diệt các đảng phái không cộng sản để “thống nhất” thành một chế độ độc đảng đó là “phù hợp”?

Ngược lại, điều giải thích đó khiến người đọc phải thắc mắc nó “phù hợp” với ai? Với đảng chăng?

Từ đó, độc giả có thể thông cảm cái động lực nói vo của tác giả là kẻ bảo vệ chế độ, nhưng khó lòng đồng ý với luận điểm mơ hồ về hoàn cảnh lịch sử đưa đến cái chiến dịch cực kỳ tàn ác kia.

Người đọc tiếc là bài báo quá ngắn, không khai triển thêm được quan điểm của GS VMG về Chính Phủ Trần Trọng Kim.

Và, ngoại trừ khi chịu khó đối chiếu với thực tế VN, người đọc cũng không thể tự có cái kết luận trả lời cho câu hỏi của BBC rằng từ đa đảng tới độc đảng là tiến hay lùi?

Người ta phải tìm đọc thêm một vài bài phỏng vấn hoặc bài viết khác của tác giả VMG.

Mới thấy rõ ra phần lớn những phát biểu của GS VMG phản ánh khá trung thực về con người (và tính đảng) của tác giả:

Thứ nhất, tác giả minh hoạ cho lời khẳng định của TBT Nguyễn Phú Trọng về “Nguyên tắc sống còn của đảng và CNXH” là không chấp nhận đa nguyên đa đảng. Đặc biệt là những luận điểm “nói lấy được” và mơ hồ không kém trong bài “Căn cứ đâu để lập chính đảng mới?”.

Thứ nhì, tác giả dồn sức tối đa để bảo vệ đảng cầm quyền cai trị và đưa đất nước vào thế khánh kiệt hiện nay, bằng một luận điểm khác là mặc dù nó rất cần chiếc chìa khoá kiểm soát quyền lực, nhưng trước sau nó vẫn phải là đảng duy nhất lãnh đạo guồng máy vận hành đất nước VN, không cần biết tiến hay lùi.

Thứ ba, tác giả đòi hỏi “Phải trả lại vị trí cho những anh hùng đã hy sinh… Tới đây, các sự kiện như Hoàng Sa, Trường Sa bị đánh chiếm, hay việc TQ đưa quân đánh VN năm 1979 cũng sẽ được đưa vào sách giáo khoa lịch sử. Nếu chúng ta không nói gì sẽ là mảnh đất màu mỡ cho xuyên tạc”. Tức là chỉ nhằm mục tiêu chống xuyên tạc (gây lúng túng tiến thoái lưỡng nan cho đảng) chứ không phải để chép sử cho đúng với sự thật lịch sử.

Thứ tư, tác giả không dám trả lời BBC rằng tiến hay lùi, chỉ vì vẫn muốn tiếp tục thần tượng kẻ đã phát động chiến dịch tận diệt các đảng phái không cộng sản nói trên: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là di sản quý báu của dân tộc. Người là một biểu tượng không dễ gì có được. Không phải dân tộc nào cũng có niềm vinh dự lớn lao ấy”.

Thứ năm, đi ngược hoàn toàn với phát biểu sử học là cần làm rõ trường hợp Hoàng Sa – Biên Giới – Trường Sa nói trên, tác giả lại không đồng ý với quan điểm cho rằng Ukraine từng bị Liên Xô xâm lược: “Sự hiện diện của quân đội nước này ở nước khác trên thế giới từ xưa đến nay cũng có nhiều nhưng không phải sự hiện diện nào cũng gắn với cái gọi là xâm lược”. Để tiện bề vu khoát rằng “Người VN có tình cảm với Lenin”.

*

Với ngần đó những dữ kiện vừa tạm liệt kê, người đọc sẽ đánh giá thế nào về con người GS VMG? Một não trạng bị đúc khuôn nô lệ chăng? Một con lừa có bằng tiến sĩ của nền giáo dục Liên Xô chăng? Một ngọn cỏ gió đùa vẫn thích được coi là chiếc phong vũ biểu chính trị cho VN chăng? Một trí thức tiêu biểu trong luồng chăng? Hay, tay này có thừa khả năng làm Tuyên Giáo hơn là thầy giáo?

Liệu là độc giả sẽ chờ đợi gì thêm ở GS VMG?

Có con số nào tròn hơn số zéro không?

19/8/2015 – 70 năm thảm thê đầu ai có đảng.

Blogger Đinh Tấn Lực

Nguồn: Blog Đinh Tấn Lực

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Người dân đổ xô rút tiền khỏi Ngân hàng SCB sau khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt. Ảnh: FB Saigon Review

Bơm 24 tỷ USD cứu SCB: Việt Nam muốn tránh sự đổ vỡ có hệ thống

Nếu không có sự trợ giúp của chính phủ thì Ngân hàng SCB đã bị cạn tiền từ lâu rồi. Trong khi dư nợ của vốn huy động lên đến 30 tỷ đô la, nếu không có sự hỗ trợ của chính phủ thì ngân hàng [SCB] không có tiền để chi trả cho khách hàng gửi tiền và nó tạo ra một hiện tượng là người ta đến rút tiền hàng loạt và đưa đến cái sự đổ vỡ tức thì cho SCB.

Một khi SCB mà bị đổ vỡ thì nó tạo ra một hiệu ứng dây chuyền cho cả hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đó là điều mà Ngân hàng Nhà nước và chính phủ rất lo lắng và phải tìm mọi cách để tránh sự đổ vỡ có hệ thống.