Nhóm Bộ Tứ Đối Thoại Quốc Gia Tunisian thắng giải Nobel Hòa Bình

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ủy Ban Giải Nobel Hòa Bình làm mọi người ngỡ ngàng vào ngày thứ Sáu – khi bỏ qua những nhân vật tiếng tăm như Đức Giáo Hoàng Francis, Thủ tướng Đức Angela Merkel – để trao giải cho nhóm Bộ Tứ Đối Thoại Quốc Gia Tunisian (Tunisian National Dialogue Quartet) vì “những đóng góp có tính quyết định vào việc xây dựng nền dân chủ đa nguyên tiếp theo sau cuộc Cách Mạng Hoa Lài năm 2011.”

Nhóm này chuyên chú vào việc mở ra đối thoại giữa các thành phần khác biệt trong xã hội Tunisian.

Bản tuyên bố của Ủy Ban Nobel cho biết, “Nhóm Bộ Tứ được thành lập vào mùa hè năm 2013 khi tiến trình dân chủ hóa có cơ nguy sụp đổ vì những vụ ám sát chính trị và bất ổn xã hội tràn lan. Nhóm này lập ra một tiến trình chính trị khác có tính ôn hòa vào thời điểm quốc gia này bên bờ vực thẳm của nội chiến. Nhóm đóng vai trò then chốt để giúp cho Tunisia trong vòng vài năm thiết lập được một hệ thống chính quyền hiến pháp bảo đảm những quyền căn bản cho tất cả mọi người, bất kể phái tính, lập trường chính trị, tín ngưỡng.

Nhóm Bộ Tứ bao gồm một công đoàn lao động, một liên minh các ngành nghề, một tổ chức nhân quyền và một nhóm luật sư.

Một giải thưởng để cổ võ cho Mùa Xuân Á-Rập đang chùn bước

Ở bình diện rộng lớn hơn, giải thưởng lần này của Ủy Ban Nobel dường như là một nỗ lực để cổ võ cho Mùa Xuân Á-Rập, khởi đi từ Tunisia vào Tháng Mười Hai năm 2010.

Mùa Xuân Á-Rập hé nở với hy vọng và lý tưởng, và lan rộng khắp vùng Trung Đông và Bắc Phi. Nhưng những lý tưởng đó bị sa lầy trong thực tế phủ phàng ở nhiều quốc gia – đặc biệt là tại Syria, nơi mà cuộc nổi dậy chống lại chế độ của Bashar al-Assad đã biến dạng thành một cuộc nội chiến tàn khốc đưa đẩy hàng loạt cơn sóng tỵ nạn qua Âu châu.

Ủy Ban Nobel giữ bí mật rất khéo. Giới quan sát thời cuộc không bao giờ nghĩ đến nhóm Tunisia có xác suất thắng giải. Người ta nghĩ đến Đức Giáo Hoàng Francis vì lời kêu gọi của Ngài cho bình đẳng kinh tế trên thế giới, hoặc Thủ tướng Merkel vì dũng khí của bà khi mở rộng vòng tay đón nhận người tỵ nạn từ Trung Đông, nơi mà Mùa Xuân Á-Rập mở ra nhiều hy vọng trước đó.

Trong tuyên bố của Ủy Ban Nobel có nhắc đến, “Mùa Xuân Á-Rập xuất phát từ Tunisia trong khoảng 2010-2011, nhưng nhanh chóng lan qua một số quốc gia khác tại Bắc Phi và Trung Đông. Tại những quốc gia này, cuộc tranh đấu cho dân chủ và quyền căn bản đã khựng lại hoặc bị thoái lui.”

Mùa Xuân Á-Rập bắt đầu khi một người bán hàng rong ở Tunisia có tên là Tarek el-Tayeb Mohamed Bouaziz tự thiêu vào ngày 17 tháng Mười Hai năm 2010 để phản đối công an xách nhiễu. Trước sự phẫn nộ bùng dậy của quần chúng, Tổng thống Zine el Abidine Ben Ali, nắm quyền lực trong suốt 23 năm trời, rời bỏ chức quyền tháng Giêng kế đó.

Trong vòng vài năm, các lãnh tụ tại Ai Cập, Yemen và Libya cũng bị tước quyền cai trị. Quần chúng biểu tình khắp nơi tại các quốc gia trong vùng Trung Đông và Bắc Phi, kể cả Syria.

Tuy nhiên đạp đổ những trật tự cũ dễ hơn là xây lại cái mới. Tính đến năm 2013, như Ủy Ban Nobel có ghi nhận, “tiến trình dân chủ hóa có cơ nguy sụp đổ vì những vụ ám sát chính trị và bất ổn xã hội tràn lan.” Công của nhóm Bộ Tứ, theo Ủy Ban là, “lập ra một tiến trình chính trị khác có tính ôn hòa vào thời điểm quốc gia này bên bờ vực thẳm của nội chiến.”

Radio Chân Trời Mới – Hoàng Thuyên tóm lược theo nguồn CNN

Nguồn: CNN

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua. 

Tổng Thống Joe Biden (giữa) đón ông Fumio Kishida (phải), thủ tướng Nhật, và ông Ferdinand Marcos Jr, tổng thống Philippines, tại Toà Bạch Ốc, 12/4/2024. Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images

Biden nỗ lực tăng cường liên minh Mỹ-Nhật-Philippines chống Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc, nhấn mạnh rằng hành động của Bắc Kinh bị xem là “sự đe dọa an ninh” và xem Trung Quốc là “kẻ ngoài lề trong khu vực.”

Các nhà lãnh đạo đồng minh nhấn mạnh cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông và tuyên bố tuần tra chung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thể hiện mặt trận thống nhất chống lại hành vi hung hãn của Trung Quốc.

Máy gặt lúa và đập lúa luôn. Tuy không hiện đại như bên Nhật hay các nước Âu châu, nhưng nó làm được việc và giảm gánh nặng cho nông dân. Trong tương lai thì chắc sẽ hoàn thiện hơn và những cái máy này sẽ có thương hiệu. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Cơ giới hoá nông nghiệp… chậm còn hơn không*

Nhưng chậm còn hơn không. Tôi nghĩ nông dân Việt Nam rất sáng tạo và nếu môi trường thuận lợi, họ chẳng thua kém bất cứ ai. Bằng chứng là trong thời gian qua, quá trình cơ giới hoá đều do nông dân thực hiện, chứ không phải do các vị “sư sĩ” làm. Nông dân sáng chế ra máy móc và ứng dụng ngay trên những cánh đồng họ canh tác, chứ chẳng nhờ vào ‘đề tài cấp quốc gia’ nào.

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. (trái) phát biểu trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden, Phó Tổng thống Kamala Harris, Ngoại trưởng Antony Blinken và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Phòng Đông của Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 11/4/2024. Ảnh: AFP

Marcos nói thỏa thuận ba bên Mỹ-Nhật-Philippines sẽ thay đổi thế cục ở Biển Đông

“Tôi nghĩ thỏa thuận ba bên này cực kỳ quan trọng,” ông Marcos nói trong cuộc họp báo ở Washington một ngày sau khi hội kiến Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trong hội nghị thượng đỉnh ba bên đầu tiên giữa các nước.

“Nó sẽ thay đổi thế cục mà chúng ta thấy trong khu vực, ở ASEAN ở châu Á, quanh Biển Đông,” ông Marcos nói, nhắc đến Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.