Nhớ đến Luật sư Nguyễn Văn Đài*

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tôi chơi khá thân với luật sư Đài, trước khi biết tới thế nào là Dân chủ và Nhân quyền thì tôi chỉ biết tới các cuộc biểu tình chống Tàu mà ngày đó chỉ dám hóng mà ko dám tham gia. Một hai năm sau biết tới anh Đài, tôi và anh cùng là người học Luật nên nói chuyện rất hợp cạ. Lúc còn đi học, cứ thi thoảng cuối tuần tôi lại mời anh Đài đi cafe để hỏi han về luật pháp, về các vụ án và cách giải quyết. Anh Đài hỏi tôi rằng tôi có sợ không khi biết anh bị quy là phản động. Lúc đó tôi cười bảo rằng “em chỉ đến hỏi anh về luật thôi, có bàn bạc chống đối gì đâu mà phải sợ, với cả em không có ý định tham gia gì đâu nha anh.”

Sau thời gian đó, tôi và anh vẫn gặp và chia sẻ về pháp luật với nhau. Anh không chia sẻ nhiều với tôi về công việc của anh đang làm phần vì lúc đó tôi còn trẻ, phần vì tôi cũng bận đi học, đi làm thêm nên không có nhiều thời gian cafe trò truyện. Có lần tôi hỏi anh nguyên nhân và lý do nào dẫn anh đến con đường đấu tranh này “Con đường này quá đơn độc và đầy chông gai”. Anh Đài đã kể cho tôi nghe cả một câu chuyện dài mà có lẽ tôi sẽ kể cho các bạn nghe theo dạng… truyện.

Nguyễn Văn Đài, sinh năm 1969 ở Hưng Yên, bố là ông Nguyễn Văn Cấp, vốn là một cán bộ ngành giáo dục. Sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, Nguyễn Văn Đài đã đi học Trung học Kỹ thuật điện ở Sóc Sơn – Hà Nội. Tốt nghiệp xong, nhờ mối quan hệ của bố, chàng trai trẻ năm đó đã sang Đông Đức, đi theo diện “lao động hợp tác”, nói trắng phớ ra giống như cách nói ngày nay thì là đi “Xuất khẩu lao động”. Nhưng đừng vội coi khinh nha, XKLĐ thời đó có giá lắm, ai cũng ao ước đi mà không phải ai cũng được đâu, cái này phải nói nhờ là con ông cháu cha thì mới sang được đó.

Tạm gác chuyện đó sang bên, mọi chuyện bắt đầu kể từ khi cậu trai đặt chân sang Đông Đức. Mọi thứ dường như quá choáng ngợp so với tâm trí cậu ta, mọi thứ quá mới, quá hoành tráng so với mảnh ruộng, con trâu nơi quê nhà. Cuộc sống mới quá tốt, tủ lạnh lúc nào cũng đầy đồ ăn, di chuyển đi lại, con người nơi đây đều rất tốt, công việc hiện tại của cậu ta cũng rất ổn, cậu ấy chỉ việc sáng dậy tới chỗ làm, tối về ăn uống đi chơi và ngủ, cuối tuần thì có thể bắt tàu hỏa đi các vùng để chơi và thăm thú.

Rồi một ngày, cậu ta gặp một bà giáo già, thấy bà ấy đang ngồi chửi cả cái chế độ Đông Đức, cậu ta liền hỏi “mọi thứ đều rất tốt, bà có công việc và trả lương đầy đủ, tại sao vẫn còn bất mãn”. Bà giáo trả lời “vấn đề của tôi không phải là không được trả lương, mà tiền lương của tôi không thể dùng vào việc gì, tôi muốn có một chiếc xe hơi để chạy, tôi thừa tiền để mua nó, nhưng vấn đề là sản xuất quá ít, tôi đặt mua xe và họ hẹn 1 năm 9 tháng sau mới có, vậy thì tôi có tiền để làm gì nếu không mua được thứ mình muốn, thứ mà bên kia (Bức tường) người Tây Đức có đầy”.

Có cái gì đó sai sai ở đây, cậu ta nghĩ, nhưng kệ mịa bà giáo già kia ngồi đó than vãn, cậu ta đi về phòng ăn một con gà quay và ngủ một giấc tới sáng hôm sau đi làm.

Dĩ nhiên, mọi chuyện vẫn ổn, cho tới sáng một ngày đẹp trời, toàn bộ đường đi làm của cậu bị kẹt cứng bởi đoàn người biểu tình, lúc này cậu bắt đầu cảm giác khó chịu và rủa xả họ là cái lũ dở hơi vô công rồi nghề, đang yên đang lành đi biểu tình chống chính quyền Đông Đức, làm ảnh hưởng cả tới cậu. Những người dân Đông Đức biểu tình đòi tự do ngày càng đông, những dòng chữ về Tự do, về tình thần tự do rao giảng trên khắp các đường phố Đức đập vào mắt cậu. Người Đông Berlin và Tây Berlin đổ về phía bức tường, uống bia và sâm panh, hô to “Tor auf!” (Mở cửa đi!). Vào nửa đêm, họ tràn qua những trạm kiểm soát. Hơn hai triệu người từ Đông Berlin thăm Tây Berlin vào cuối tuần đó để tham gia ăn mừng trong một sự kiện được mô tả là “lễ hội đường phố vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới”. Những người dùng búa, dùi để đục đẽo tường được gọi là “chim gõ kiến trên tường”, trong khi cần trục và xe ủi kéo sập từng phần của bức tường.

Mọi suy tư tràn ngập trong đầu cậu, những câu hỏi lớn chưa từng có trong đời cậu cứ hiện lên:

“Tại sao cuộc sống của họ tốt vậy mà họ lại phản đối.”
“Tự do là gì mà họ đòi dữ vậy.”
“Tự do là gì mà họ bất chấp tính mạng để vượt qua được bức tường kia.”
“Việt Nam có tự do hay không.”

Cách mạng 1989 thành công, những người lao động hợp tác như Nguyễn Văn Đài sẽ phải về hồi hương. Nhưng may mắn thay, khi hồi hương Nguyễn Văn Đài đã mang theo một điều rất quý báu trong con tim và khối óc của mình, đó là sự nhận thức về tự do, về tình yêu với tự do rằng tự do là có thể thực hiện được. Trải nghiệm của cuộc cách mạng ôn hòa và dân chủ hóa một nhà nước độc tài đã khiến chàng trai đi đến quyết định đi học luật sau khi về nước. Hồi tưởng lại quá khứ anh nói rằng, bức tường Berlin sụp đổ và nước Đức thống nhất không đổ máu đã hằn sâu đậm nét vào bước ngoặt của cuộc đời anh.

Tự dưng hôm nay nhớ ông anh nên viết hơi nhiều.

Nguồn: FB Lý Quang Sơn

* BBT đặt tựa

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.