Nhìn lại vụ xả lũ “thủy điện” vừa qua!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vừa qua, thủy điện một lần nữa trở thành kẻ tội đồ trên báo chí và dư luận tại Việt Nam, khi mà cả nước bàng hoàng trước những hình ảnh về lũ lụt và sạt lở đất khiến hàng trăm người thiệt mạng tại các tỉnh phía Bắc. Hình ảnh xác người và động vật nằm la liệt khắp nơi, kinh hoàng như tận thế. Truy tìm nguyên nhân, người ta mới biết thủ phạm chính không phải là cơn lũ mà là các nhà “thủy điện” đã xả lũ, nhất là đập Hòa Bình để… cứu công trình.

Sự phẫn nộ của dư luận là điều dễ hiểu, bởi hồ Hòa Bình xả nước sẽ đồng nghĩa với nhiều căn nhà tiếp tục đứng trước nguy cơ bị cuốn trôi, nhiều cánh đồng cùng hoa màu bị ngập, và khả năng sẽ có thêm những xác người trôi nổi dưới dòng nước lũ đục ngầu kia.

Câu chuyện hồ Hòa Bình chỉ là một trong nhiều vụ “lùm xùm” liên quan tới thủy điện tại Việt Nam. Mỗi mùa mưa về, xả lũ thủy điện đã trở thành nỗi ám ảnh và sợ hãi của những người dân sinh sống vùng hạ lưu các đập lớn nhỏ trên khắp cả nước. Nỗi ám ảnh này chẳng khác gì sự lo sợ của người dân Hà Nội và Sài Gòn mỗi khi mưa lớn, ngập lụt cả thành phố.

Theo những người dân ven sông miền Trung, trước khi có thủy điện, người dân nơi đây bao đời nay vẫn sống chung với lũ. Khi đó, mưa cũng gây ngập, nhưng không có lũ quét và thiệt hại nặng. Còn bây giờ, mưa kết hợp với việc thủy điện xả nước, lũ lên nhanh từng phút với sức tàn phá kinh hoàng. Làm quanh năm suốt tháng, sau một lần xả lũ là phủi tay. Vậy nên, mỗi lần nghe tin thủy điện xả lũ là một lần bà con sợ thót tim! Chưa bao giờ số phận người dân lại mỏng manh đến thế.

Về lý thuyết, ngoài việc tạo ra nguồn năng lượng, thuỷ điện còn đóng vai trò quan trọng trong việc chống hạn vào mùa khô và cắt lũ vào mùa mưa. Tuy nhiên, hiện nay quy trình này đang bị đảo ngược hoàn toàn: xả nước cứu đập gây lũ vào mùa mưa, tích nước sản xuất điện gây hạn vào mùa khô.

Nguyên nhân của tình trạng này là do các doanh nghiệp làm thủy điện vì lợi ích kinh tế đã tối đa hóa lợi nhuận, bỏ qua việc xây dựng dung tích phòng lũ tốn kém và không có giá trị kinh tế. Vì thế, các nhà máy thủy điện này không có giá trị trong phòng lũ, cắt lũ. Nước về bao nhiêu, xả bấy nhiêu. Nó giống như những quả bom nước treo lơ lững trên đầu người dân, bất cứ lúc nào cũng có thể phát nổ, đe dọa hủy diệt tất cả những gì gặp trên đường đi.

Ở đây, không đơn thuần là cái sai của việc xả nước gây lũ ở các hồ thủy điện, mà còn sai từ chủ trương quy hoạch, phát triển thủy điện. Nhiều chuyên gia thủy lợi không ngần ngại mỉa mai về quan niệm xây dựng một nhà máy thủy điện của chính quyền không khác xây dựng một nhà máy “làm bánh kẹo”. Bằng chứng là chưa có một đất nước nào phát triển thủy điện nhanh như Việt Nam, quy hoạch hàng nghìn thủy điện chỉ trong vòng 20 năm!

JPEG - 51.1 kb
Hệ quả của việc xả lũ. Ảnh: Internet

Thế giới đã nói nhiều về bài toán đánh đổi của thủy điện và thấm thía lắm bài học về tác động thủy điện. Về tổng quan, thủy điện hại nhiều hơn lợi. Trong những thập niên gần đây, việc phá bỏ các hồ thủy điện đang là xu hướng tất yếu. Ở Mỹ từ những năm 90 của thế kỷ 20 đã bắt đầu dỡ bỏ các đập thủy điện, đến nay ước tính đã có trên 1.300 đập bị dỡ bỏ. Nhật Bản, năm 2009, đã ngừng 48 trong số 56 Dự án xây đập thủy điện, thủy lợi trên toàn quốc. Pháp cũng đã tháo dỡ 2 đập thủy điện ở thượng nguồn dòng Loire.

Đi ngược lại với xu thế, gần đây Việt Nam lại dấy lên phong trào xây dựng thủy điện. Nhưng họ không biết rằng xây dựng thủy điện là một chuyên ngành kỹ thuật phức tạp.

Một nguyên tắc khi thiết kế và vận hành các công trình đập-hồ chứa, ngoài những chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, một trong những tiêu chí hàng đầu phải bảo đảm đó là an toàn. An toàn ở đây bao gồm an toàn cho chính công trình ấy và quan trọng hơn là an toàn cho vùng hạ du, là sinh mạng và của cải của người dân.

Theo tính toán, lượng điện năng của thủy điện nhỏ đóng góp vào mạng lưới quốc gia không đáng kể (khoảng 10%), trong khi đó thiệt hại đánh đổi quá lớn: rừng bị tàn phá, môi trường sinh thái bị thay đổi, đời sống người dân bị xáo trộn, gây lũ cho vùng hạ lưu.

Nhưng các nhóm lợi ích ở Việt Nam vẫn bất chấp tất cả để làm thủy điện, thậm chí, lòng tham không đáy của những tập đoàn máu lạnh này lớn tới mức nhiều dự án chỉ mới nằm ở giai đoạn quy hoạch, chúng đã tiến hành chặt phá, khai thác rừng, thu hồi đất nông nghiệp, tổ chức di dân. Hậu quả là đất nước mất đi hàng vạn hecta rừng, hàng triệu mảnh đất nông nghiệp. Nhưng mặc đất nước bị tàn phá, những kẻ giết dân ấy vẫn tiếp tục thu tiền vào túi, rồi tiếp tục tăng giá điện và rồi vẫn yên ổn.

Mấy năm qua, việc xả nước của các hồ Thủy điện đã gây biết bao thiệt hại về người và tài sản. Nhưng lần nào cũng chỉ là rút kinh nghiệm. Càng rút kinh nghiệm, số người chết càng nhiều, lũ càng mạnh.

Những kẻ gây ra thảm họa cho hàng ngàn dân ấy không ai phải đứng ra chịu trách nhiệm hay có bất cứ sự đền bù nào. Không một công lý nào được thực thi cho các nạn nhân. Trong khi đó, những cá nhân hoặc tổ chức xã hội dân sự mà giúp dân còn bị vu cáo, bị đe dọa và buộc tội. Dường như, những thế lực cầm quyền chỉ muốn các nạn nhân chết trong im lặng để dễ bề xóa tội ác.

Chính sách phát triển thuỷ điện nhỏ một cách ồ ạt của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam trong thời gian qua đang dần bộc lộ những sai lầm. Giờ đây, đất nước đang phải đối mặt với hàng ngàn quả bom nước treo lơ lững trên đầu. Lấy gì để đảm bảo những quả bom nước đó không phát nổ hủy diệt Việt Nam. Nhất là khi chúng lại đang được điều hành bởi những kẻ chỉ tôn thờ tiền bạc và lợi ích nhóm.

Trời sẽ lại mưa, hồ thuỷ điện lại đầy và lại xả lũ… Cái vòng luẩn quẩn cứ thế lặp lại, cuộc sống của người dân sống hai bên bờ sông tiếp tục thấp thỏm theo từng cơn xả lũ mà chưa biết đến bao giờ mới có thể chấm dứt!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.