Nhìn Putin Ra Nguyễn Tấn Dũng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Theo kết quả thăm dò vừa được Trung tâm Nghiên cứu Pew (Pew Research Center) đưa ra, Tổng thống Nga Vladimir Putin là nhân vật được sự ủng hộ mạnh mẽ nhất tại Việt Nam, và dĩ nhiên tại nước Nga.

Đây là một kết quả đáng tin, so với những gì diễn ra trong thời chiến tranh lạnh. Trong nhiều chục năm liền, lãnh đạo cộng sản Bắc Việt đã nhồi nhét cho nhân dân họ một hình ảnh “Liên Xô vĩ đại” cao tận cung trăng. Ngay cả trăng Liên Xô cũng tròn hơn trăng Mỹ! Đồng hồ Liên Xô cũng chạy tốt hơn đồng hồ Thụy Sĩ, tuy phải mang tới tiệm sửa liên miên.

Họ ca tụng Liên Xô là thành trì cách mạng, đã hào hiệp viện trợ súng đạn cho họ làm tên lính xung kích ở Đông Nam Á.

Có lẽ cho đến ngày nay, não trạng ấy vẫn còn ghi đậm nét tôn thờ và được thể hiện trong cuộc thăm dò của PEW. Ngay cả sau năm 1975, Liên Xô vẫn còn là một thành trì vững chắc cho Hà Nội dựa vào, cho tới khi thành trì ấy đổ nhào vào năm 1991.

Nhưng Vladimir Putin là ai mà cuộc thăm dò của PEW cho thấy trong 40 quốc gia trên thế giới, Việt Nam lại có đến 70% những người được hỏi, tin là Putin đã có những quyết định đúng đắn trong các vấn đề thế giới?

Xuất thân từ tổ chức KGB (Ủy ban An ninh Quốc Gia), sĩ quan Putin được Tổng thống Yeltsin chỉ định làm thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga vào tháng 8 năm 1999. Bốn tháng sau, khi Boris Yeltsin từ chức, Putin lại được chỉ định làm tổng thống tạm quyền và thắng cử nhiệm kỳ đầu tiên vào năm 2000.

Kể từ đó, ngôi sao Putin lên như diều gặp gió trên chính trường nước Nga thời hậu cộng sản, nhờ vào tài làm xiếc của mình. Cùng với Thủ tướng Dmitry Medvedev, họ trở thành cặp bài trùng thay bậc đổi ngôi trong hai chức vụ tổng thống và thủ tướng ngay trên đầu dân Nga.

Putin đang ở trong nhiệm kỳ tổng thống thứ ba của mình và tham vọng của ông ta chưa dừng lại ở đó, thậm chí có người còn sánh ông với một Sa hoàng kiểu mới.

Thành tích gần đây nhất của Putin là dùng vũ lực sáp nhập phần lãnh thổ Crimea của Ukraina, gây ra một cuộc khủng hoảng chưa biết khi nào mới chấm dứt.

Một số lãnh đạo CSVN đã rất ngưỡng mộ thành tích tráo trở ấy của Putin, từ đó họ trực tiếp tạo ấn tượng cho quần chúng về “người hùng” nước Nga yêu nước và bách chiến bách thắng.

Một nước Việt Nam trì trệ, độc tài hướng dẫn cho nhân dân mình ngưỡng mộ Putin cũng không phải là một điều đáng ngạc nhiên.

Trong hàng chục nước gọi là “đối tác chiến lược” của Việt Nam, Nga được xếp vào loại đối tác thượng hạng, chẳng những về phương diện quân sự mà còn kinh tế, một đồng minh thân thiết trong thời chiến tranh đến lúc hòa bình.

Có lúc ở Việt Nam, đi “hợp tác lao động” Liên Xô trong một thời gian dài là niềm mơ ước lớn lao của hàng trăm ngàn thanh niên. Cho dù là hợp tác bán sức người để đổi lấy mớ đồng rúp còm chỉ lưu hành được trong khối xã hội chủ nghĩa anh em.

Tiếc thay mối quan hệ “chiến lược” ấy cũng chỉ có đi mà không có lại. Nó thực sự chẳng đem lại cho Việt Nam một vị trí vững mạnh hơn về an ninh hay thịnh vượng hơn về kinh tế. Ngày nay Việt Nam vẫn tiếp tục mua vũ khí của Nga như những món hàng thượng thặng chỉ đem lại những mối lợi kết sù cho các công ty quốc phòng, sân sau của các lãnh đạo đảng.

Trong cương vị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hiện nay, không phải ông không học được một điều gì đó nơi người đứng đầu nước Nga. Ông Dũng cũng không phải là không nghĩ tới một lúc nào đó sẽ tóm thâu quyền lực đảng và chính quyền trong tay. Và tiếp tục thống trị Việt Nam mập mờ trong tình trạng độc tài pha màu dân chủ. Đó là cái não trạng lý tưởng cần tiêm nhiễm cho người dân trong một chế độ mang danh cải cách nhưng nhuốm đầy tính bạo lực, phi dân chủ.

Mặt khác trong bối cảnh o ép mọi mặt của Trung Cộng, phải chăng Hà Nội cũng muốn chọn con đường an toàn hơn cho tương lai, né tránh phần nào cuộc tranh chấp giữa hai thế lực Mỹ và Trung Cộng.

Do vậy, kín đáo tuyên truyền việc xích lại gần Nga hơn cũng là chuyện hợp lý với 70% số người Việt Nam được khảo sát trả lời tin tưởng ở Putin. Hà Nội không hề bỏ qua “yếu tố Nga” trong khi hoạch định chính sách đối với Trung Cộng và Hoa Kỳ.

Tuy nhiên 70% số người được hỏi chẳng phải là 70% của dân số Việt Nam. Vì vậy nếu nhìn vào “Sa hoàng” Putin mà thấy Nguyễn Tấn Dũng thì thật là tai hại cho tương lai dân tộc!

Tư Thẳng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.