’Nhật Bản không phải là nước theo chủ nghĩa Cộng Sản’

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 23/04/2015 vừa qua, cả tờ Nhân Dân nhật báo và Hoàn Cầu Thời Báo của Trung Quốc đồng loạt lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ ông Aso Taro, Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Tài Chánh Nhật, chỉ vì ông Aso phát biểu rằng: “Nhật Bản không phải là nước theo chủ nghĩa Cộng Sản”.

Ngày 03/04/2015, trong phiên họp của Ủy Ban Ngân Sách Hạ Viện Quốc Hội Nhật, các đảng đối lập đã chất vấn nội các Thủ tướng Abe về việc Nhật từ chối (chưa) tham gia vào Ngân Hàng Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Châu Á (gọi tắt là AIIB), do Trung Quốc đứng ra thành lập. Bộ trưởng Tài Chánh Aso đã trả lời như sau: “Hiện nay AIIB chưa đưa ra được đường lối quản trị của mình, chẳng hạn như sự minh bạch, tính độc lập với chính quyền trong việc quản lý, điều hành. Các khoản tiền mà AIIB cho vay phải đáp ứng các quy định về môi trường và xã hội của quốc gia muốn vay. Ban Giám đốc AIIB phải thông qua các dự án một cách độc lập và tính bền vững của các món nợ tài chánh – tức là không để xảy ra nợ xấu. Khi mà chưa nhận được những giải thích rõ ràng từ Trung quốc, nước chủ xướng, thì Nhật Bản không có lựa chọn nào khác là phải rất thận trọng về việc gia nhập ngân hàng AIIB”.

JPEG - 42.2 kb
Ông Aso Taro, Bộ trưởng Tài chánh Nhật

Về những chỉ trích quyết định chưa gia nhập AIIB của Nhật, Chủ tịch đảng Cộng sản Nhật, ông Shii cho rằng, đó là một quyết định sai lầm khiến Nhật có thể bị cô lập về ngoại giao. Còn ông Eda, Chủ tịch đảng Duy Tân Nhật thì coi việc Nhật vẫn đứng ngoài AIIB là một thất bại về ngoại giao của chính phủ Abe.

Sau khi trả lời chất vấn của Ủy Ban Ngân Sách Hạ Viện Quốc hội Nhật, ông Aso có một buổi họp báo tại bộ Tài chánh. Trong buổi họp báo này, một nữ ký giả Trung Quốc đã đặt câu hỏi với ông Aso về thái độ của chính phủ Nhật đối với sự chỉ trích của các đảng đối lập trước quyết định không tham gia AIIB. Bộ trưởng Aso bật cười ha hả rồi trả lời rằng: “Khác với Trung quốc, Nhật Bản không phải là nước theo chủ nghĩa Cộng sản, nên các đảng đối lập có quyền bày tỏ quan điểm, lập trường của mình mà chẳng sợ ai bắt giam”. Ông Aso nhân đó cũng nhắc nhở nữ ký giả Trung quốc rằng, cô ta muốn hỏi gì thì hỏi, nhưng điều trước tiên là phải dơ tay và chờ đến lượt mình theo quy định của các cuộc họp báo, mà bất cứ ký giả nào cũng biết; chứ không thể tranh giành chỗ của người khác bằng cách vừa dơ tay là đứng lên hỏi ngay.

Sau cuộc họp báo này, nữ ký giả Trung quốc họ Lý vừa kể đã viết trên Facebook, trên Twitter, trên mạng Internet Sina Weibo ở Trung quốc rằng, cô ta đặt câu hỏi là để mong ông Aso thật tâm trả lời chứ không ngờ một ông cựu Thủ tướng Nhật, nay là Bộ trưởng Tài chánh lại đi trả lời như thế! Thực ra, với nội dung (nêu trên) ông Aso đã trả lời rất sát với câu hỏi được nêu lên. Tuy nhiên, sau đó nhiều cư dân mạng Hoa lục đã phản ứng gay gắt với ông Aso bằng những lời đả kích thậm tệ. Họ cho rằng ông Aso thất lễ với ký giả, phân biệt chủng tộc, v.v… Phản ứng mang tính cách bầy đàn vừa kể của cư dân mạng Trung Quốc là điều dễ hiểu (và dĩ nhiên) đối với người dân sống trong một quốc gia bưng bít thông tin như Trung Quốc. Tuy nhiên, hai cơ quan truyền thông lớn của đảng và nhà nước Cộng Sản Trung quốc là tờ Nhân Dân Nhật Báo và tờ Hoàn Cầu Thời Báo nhảy vào đánh tiếp bằng những bài bình luận chỉ trích ông Aso gay gắt là điều đáng nói.

Các bài bình luận trên hai tờ báo này đều viết rằng, ông Aso Taro một lần nữa đã làm hổ thẹn cho người dân Nhật qua những lời phát biểu bậy bạ. Dĩ nhiên, cũng với phản ứng bầy đàn (và có thể được chỉ thị từ Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương, người có vị trí quyền lực thứ 5 ở TQ), các báo đài ở Hoa lục sao chép nguyên văn, đăng tải liên tục trong nhiều ngày liền, tạo nên một làn sóng phẫn nộ Nhật.

Thế là các ký giả lại tìm đến bộ Tài Chánh Nhật để hỏi về thái độ của Nhật đối với những chỉ trích ông Aso của giới truyền thông Trung Quốc. Các giới chức Nhật cho biết, cuộc họp báo ngày 03/04/2015 của Bộ trưởng Aso được thu hình từ đầu đến cuối để lưu trữ và làm tài liệu. Sự thực của vấn đề đều nằm trong đó. Nội dung cuộc họp báo (công khai) nên chẳng phải là tài liệu bí mật. Những ai muốn có phim đó đều sẽ được cung cấp. Các ký giả có thể tham khảo để tường thuật và bình luận một cách vô tư và trung thực, chứ chẳng cần phải lời qua tiếng lại. Ký giả Trung quốc có quyền không thỏa mãn những câu trả lời của Bộ trưởng Aso, nhưng không vì thế mà cho rằng ông không thành thật trả lời.

Về phía các ký giả có mặt tại buổi họp báo thì họ rất bực mình vì sự “nhảy rào” của nữ ký giả Trung Quốc. Nhiều ký giả cho biết, họ đã định lên tiếng yêu cầu ban tổ chức cuộc họp báo phải điều hành buổi họp theo đúng nguyên tắc, nhưng với lời nhắc nhở cô nữ ký giả Trung Quốc của bộ trưởng Aso, họ không lên tiếng về điều này nữa. Thực ra đó chỉ là điều quá bình thường trong các sinh hoạt chung, mà học sinh tiểu học cũng điều biết, chứ đừng nói gì đến ký giả.

Chỉ có điều lạ là, cô nữ ký giả Trung Quốc không những không tôn trọng những nguyên tắc bình thường đó, mà còn than phiền vớ vẩn, rồi truyền thông Trung Quốc “té nước theo mưa”, lên án ông Aso. Tuy nhiên, với giới am hiểu vấn đề thì có lẽ Trung quốc tức giận vì Nhật không tham gia AIIB nên mới có những hành động như vậy. Nhưng càng chỉ trích thì sẽ càng bị phản ứng ngược, ngoại trừ người dân ở Hoa lục chẳng biết gì về sự thật của vụ này. Bên cạnh đó, người ta cũng không quên là Trung Quốc luôn luôn dùng truyền thông khuấy động lòng căm thù đối với đối tượng bên ngoài nào đó để che lấp những khó khăn chính trị nội bộ hay kinh tế của họ. Hiện nay là chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của ông Tập Cận Bình và nền kinh tế liên tiếp bộc lộ những chỉ dấu u ám, mà họ đang phải đối diện.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.