Nhà nước đã làm “việc của nhà nước” ra sao?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chưa có một thống kê chính thức nào về thiệt hại về nhân mạng và tài sản của ngư dân Việt Nam do các lực lượng võ trang Trung Cộng gây ra trên biển Đông cũng như về sự xâm nhập, lấn chiếm của Trung Cộng đối với lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của nước ta trong mấy năm vừa qua. Tuy nhiên một cách tổng quát thì người ta đều có thể đồng ý là tình hình biển Đông đã ngày càng trở nên gia tăng thẳng vì những hành vi lấn chiếm trắng trợn của Trung Cộng và sự hèn nhược của lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam. Trong tình hình đó, tại kỳ họp quốc nội năm ngoái ông Nguyễn Phú Trọng đã cấm quốc hội bàn về căng thẳng trên biển Đông và cho rằng: “Tình hình biển Đông không có gì mới!”. Mới đây, mặc dù xẩy ra vụ tàu Bình Minh 2 bị cắt cáp, khiến báo chí lề phải cũng không thể nhẫn nhục thêm được nữa, nhưng sau cuộc họp an ninh khu vực ở Shangri-la, Singapore về, đại tướng Phùng Quang Thanh, bộ trưởng quốc phòng, vẫn lên tiếng cho rằng, tình hình ở Biển Đông yên tĩnh… và đánh giá quan hệ Việt-Trung đang phát triển tốt đẹp, đồng thời không quên cảnh giác là: “không để các lực lượng xấu chia rẽ quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc”.

Bao nhiêu ngư dânViệt bị lực lượng võ trang Trung Cộng bắn giết trên biển Đông, bao nhiêu tàu thuyền đánh cá và ngư cụ của ngư dân Việt bị tông chìm, bi tịch thu và hàng trăm ngư dân Việt nam bị bắt để đòi tiền chuộc mạng,… đều được nhà nước CSVN coi là những chuyện chẳng đáng quan tâm, vì đó là do “tàu lạ”, “người nước lạ” gây ra, chứ đối với Trung Cộng thì tình “hữu nghị Việt Trung” vẫn luôn luôn “thắm thiết và tốt đẹp” như ông Phùng Quang Thanh khoe. Tuy cho rằng tình hình biển Đông yên tĩnh, và tuy mặc kệ sinh mạng tài sản của dân chúng đối diện với “tàu lạ”, nhưng tàu nhà nước ra biển thì vẫn phải có tàu bảo vệ đi theo, như trường hợp tàu Bình Minh 2. Nhờ vậy mà những tàu bảo vệ đó đã “bảo vệ” được… sợi dây cáp bị cắt đứt khỏi bị chìm xuống lòng biển. Trong một bài viết gần đây, nhà báo Huy Đức tường thuật rằng, cách chiến sĩ trên những tàu bảo vệ hôm đó đã “tức điên tiết”, chỉ muốn lao vào sống mái với kẻ thù, nhưng không được lệnh từ bộ chính trị CSVN. Lại chờ “lệnh từ bộ chính trị”… Trong trận Trường Sa năm 1988, những hành động khiêu khích của các chiến hạm Trung Cộng đã khiến tình hình căng thẳng tột cùng. Trước tình trạng đó, mặc dù bộ tư lệnh hải quân đã báo cáo tình hình liên tục lên bộ chính trị để xin lệnh và xin câu trả lời “Trung Quốc là bạn hay thù?”, nhưng đã chẳng bao giờ có lệnh cũng chẳng có câu trả lời. Rốt cuộc các tàu quân vận cùng những người lính biển Việt Nam hôm đó đã trở thành những mục tiêu sống cho các tàu chiến Trung Cộng tác xạ, và hai hải đảo của tổ quốc bị xâm chiếm. Báo chí của nhà nước cộng sản Việt Nam lúc đó (hẳn nhiên là được lệnh từ bộ chính trị) cũng hoàn toàn yên lặng về biến cố này.

Sau vụ cắt cáp tàu Bình Minh 2 hôm 25 tháng 5, “báo chí lề phải” của nhà nước cũng phải sục sôi lên tiếng. Mặc dù bộ ngoại giao CSVN vẫn không dám hành xử theo đúng thủ tục ngoại giao là “triệu” viên đại sứ Tàu đến trách mắng, nhưng bà Nguyễn Phương Nga, phát ngôn viên bộ ngoại giao, cũng đã lên tiếng một cách cứng rắn hơn. Ngoài việc đòi Trung Cộng phải ứng xử theo “tầm cao chiến lược của quan hệ Việt-Trung nằm trong 16 chử vàng và 4 tốt”, bà còn đòi Bắc Kinh phải “chấm dứt ngay mọi hành động vi phạm và bồi thường thiệt hại đã gây ra cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam”. Hôm 8/6, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng tuyên bố rất “ấn tượng” tại buổi mit-tinh quốc gia bế mạc Tuần lễ Biển và hải đảo Việt Nam năm 2011 tại Nha Trang rằng: “Nhân dân Việt Nam, đất nước Việt Nam có đủ ý chí quyết tâm và sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để giữ gìn, bảo vệ các vùng biển và hải đảo của mình”.

Chỉ một ngày sau lời tuyên bố “ấn tượng” vừa kể của ông Nguyễn Tấn Dũng, tàu thăm dò Viking 2 của Việt Nam lại bị tàu Trung Cộng cắt cáp. Đây là lần thứ hai tàu này bị cắt cáp mà dư luận mới được biết tới. Vụ tàu Bình Minh 2 có lẽ cũng sẽ bị ém nhẹm nếu không có nhân viên gốc ngoại quốc làm trên tàu đã tung hình ảnh lên Internet khiến nhà nước CSVN không giấu diếm được nữa. Trung Cộng chẳng “chấm dứt ngay mọi hoạt động vi phạm” cũng như chẳng “bồi thường thiệt hại” như đòi hỏi của bà Phương Nga. Ngược lại, báo chí Trung Cộng còn liên tục đăng tải những lời hăm he “đánh cho Việt Nam vỡ mặt”, hoặc “dạy Việt Nam thêm một bài học nữa”. Một bài xã luận trên tờ Hoàn Cầu Thời Báo, tiếng nói của Đảng Cộng sản Trung Quốc, còn đòi tiêu diệt tàu bè Việt Nam, hăm he tiếp tục chiến tranh để “‘thu hồi’ 29 hòn đảo còn lại”… Trước sự hung hăng đe doạ xâm lăng của Trung Cộng, nhân dân Việt Nam đã liên tục xuống đường vào mỗi cuối tuần để bày tỏ lòng yêu nước. Trước những cuộc biểu tình này, mặc dù ông Nguyễn Tấn Dũng đã nói đến ý chí của nhân dân trong việc bảo vệ đất nước như vừa đề cập, nhưng nhà nước CSVN cho rằng, “đó là việc ‘của nhà nước’, hãy để nhà nước lo”, nên qua bộ máy công an và an ninh dày đặc, họ đã cố gắng ngăn chặn lòng yêu nước của nhân dân thể hiện qua các cuộc biểu tình bằng đủ mọi cách, thậm chí bắt nhiều người ký giấy cam kết không được… yêu nước. “Chuyện của nhà nước, để cho đảng và nhà nước lo”. Vậy họ đã lo như thế nào?

Nhà nước CSVN đã phái thứ trưởng ngoại giao Hồ Xuân Sơn sang Tàu với tư cách là “Đặc phái viên của Lãnh đạo Việt Nam“ họp với Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ Trung Cộng. Những thành quả ông Hồ Xuân Sơn đem về được thuật lại trong cuộc phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam ngày 27.6.2011 với tựa “Thông điệp của lãnh đạo cấp cao Việt Nam về Biển Đông“. Ngay trong điểm đầu ông Hồ Xuân Sơn khẳng định: “Việt Nam luôn coi trọng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt“. Hoá ra thành quả chẳng có gì mới, vẫn 16 chữ vàng và 4 tốt của lãnh đạo Trung Cộng ban cho lãnh đạo CSVN; nếu có điều mới chăng thì là củng cố thêm lời hứa “hợp tác chiến lược toàn diện“ với kẻ thù của dân tộc, ngay trong bối cảnh Bắc kinh đang thực hiện các chính sách xâm lấn và thù nghịch với Việt Nam một cách công khai và ngang ngược. Trong cuộc phỏng vấn này, ông Hồ Xuân Sơn còn nhấn mạnh đến việc “cần tích cực thực hiện nhận thức chung của Lãnh đạo hai nước, giải quyết hòa bình các bất đồng trên biển giữa hai nước”. Đồng thời Tân Hoa Xã của Trung Cộng cũng cho biết là hai bên đã đạt được sự đồng thuận trong chuyến đi Tàu của ông Hồ Xuân Sơn. Vấn đề người ta thắc mắc là : Nhận thức chung của lãnh đạo hai bên là nhận thức như thế nào về vấn đề chủ quyền của mỗi quốc gia trên biển Đông, và hai bên đã đồng thuận như thế nào? Công hàm năm 1958 của ông Phạm Văn Đồng là một thí dụ về sự “đồng thuận” rất cao của CSVN với Trung Cộng về việc Hoàng sa, Trường Sa là của Trung Quốc. Người ta cũng có thể lờ mờ biết được nhận thức chung của lãnh đạo hai đảng cộng sản anh em Việt Nam-Trung Quốc [từ trước đến nay] về việc này qua những bài báo, sách giáo khoa (1), hoặc thái độ im lặng của Hà Nội trước việc Trung Cộng Xâm chiếm Hoàng Sa năm 1974.

Nhân nhắc đến thứ trưởng ngoại giao Hồ Xuân Sơn, thiết tưởng cũng nên nhắc đến mấy ông thứ trưởng ngoại giao khác. Toàn là những nhà ngoại giao thật điển hình mà chỉ có chế độ cộng sản Việt Nam mới có được để phản ảnh lập trường của lãnh đạo đảng CSVN về chủ quyền đất nước. Về thứ Trưởng ngoại Giao Ung Văn Khiêm: ngày 15/06/1956, trong buổi tiếp tân dành cho viên xử lý thường vụ Tham Tá đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, Li Shimin, thứ trưởng Ngoại Giao chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Ung Văn Khiêm đã chính thức xác nhận là: “Dựa vào những tài liệu mà phía Việt Nam có trong tay, các đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa) và Nam Sa (tức Trường Sa), xét về mặt lịch sử, là thuộc về Trung Quốc”. Lời nói này đã được ông Lưu Văn Lợi, cựu trưởng ban biên giới (1978-1989) xác nhận là có thực (2). Thứ trưởng ngoại giao Lê Công Phụng sau nhiều năm thương thuyết với Trung Cộng thì “khám phá” ra thác Bản Giốc, ải Nam Quan, v.v.., đều không phải của Việt Nam mà là của Tàu, cũng như… không hề có ranh giới trên biển theo hiệp ước Pháp – Thanh . Sau hiệp ước biên giới và vịnh Bắc Bộ cuối thế kỷ trước, Việt Nam mất hơn 700 cây số vuông ở biên giới và hơn 11 ngàn cây số vuông trên vịnh Bắc Bộ thì ông Lê Công Phụng hoan hỉ loan báo là đã “đạt thắng lợi lớn”, đồng thời ra sức thuyết phục nhân dân Việt Nam dùm Trung Cộng rằng những vùng đất vùng biển đó là của Tàu. Sau Ung Văn Khiêm và Lê Công Phụng, bây giờ có thứ trưởng ngoại giao Hồ Xuân Sơn .

Còn về phía quân đội, là lực lượng chính để bảo vệ chủ quyền đất nước, thì giữa lúc hải quân Trung Cộng xâm phạm hải phận Việt Nam và phá hoại tài sản trên biển của Việt Nam, hải quân Việt Nam lại tổ chức tuần tra chung với hải quân Trung quốc vào hai ngày19 và 20/6, rồi sau đó lại cho tầu hải quân Việt Nam sang “thăm viếng hữu nghị” Trung Quốc. Trước sự việc lính Trung Cộng bắn giết, hiếp đáp ngư dân Việt Nam, tướng Nguyện Chí Vịnh cho rằng “đó là việc dân sự, quân đội không nhúng vào”. Cứ như tướng Nguyễn Chí Vịnh thì hoá ra thế giới đều sai cả. Hải tặc Somali chẳng dính dáng gì đến quân sự mà gần 20 quốc gia đưa tàu chiến đến vùng có hải tặc để tuần tiễu từ mấy năm nay. Philippines, Mã Lai cũng sai nốt khi huy động máy bay, tàu chiến đuổi tàu Trung Cộng ra khỏi lãnh hải của họ. Thảo nào chưa bao giờ thấy quân đội Việt Nam báo cáo về những vụ việc tàu bè Trung Cộng xâm phạm hải phận, hoặc hiếp đáp ngư dân Việt Nam. Tất cả đều do ngư dân báo cáo về hoặc kêu cứu thì các đơn vị biên phòng mới biết.

Đó là tất cả những gì được coi là thành quả bảo vệ chủ quyền đất nước của nhà nước CSVN. Với những “thành quả” mang tính cách mời gọi Trung Cộng “hãy xâm lấn lẹ lên, kẻo đảng cộng sản Việt Nam xụp đổ thì hết còn xâm chiếm được” như thế, hẳn người Việt Nam nào cũng nhận thấy cần phải có thái độ như thế nào để chặn đứng được tai họa mất nước. Đặc biệt là vào lúc “dầu sôi lửa bỏng” này lại có một phái đoàn của cái-gọi là “Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” do Phó Chủ tịch Trần Hoàng Thám dẫn dầu đã có mặt tại Bắc Kinh để “thăm hữu nghị Trung Quốc”, và được Trung Quốc sắp xếp cho phái đoàn sang thăm Tây Tạng để “học tập” về khu “tự trị Tây Tạng” (3). Ngoài ra, một điều khác cũng cần phải nhấn mạnh là, nếu đất nước có tự do dân chủ và sự minh bạch, thì hẳn là đã tránh được những “đồng thuận” với ngoại bang như kiểu công hàm Phạm Văn Đồng, cũng như các hiệp ước bất bình đẳng về biên giới trên bộ cũng như trên biển, mà đến nay nhân nhân Việt Nam vẫn không hề biết gì nội dung những thoả thuận, mà chỉ biết sự mất mát sau những tuyên bố của ông Lê Công Phụng.

— -

Ghi chú:

(1) a/ Thái độ của cộng sản Việt Nam về vấn đề chủ quyền đất nước đối với biển Đông được thể hiện trong cuốn sách Địa Lý dạy ở trường học, xuất bản năm 1974. Trong bài nhan đề “Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa” có viết rằng: “chuỗi hải đảo từ Nam Sa (Trường Sa) và Tây Sa (Hoàng Sa) tới Hải Nam và Đài Loan là bức tường thành bảo vệ lục địa Trung Quốc”

b/ Sau khi chiếm được miền Nam Việt Nam, tờ báo Sài Gòn Giải Phóng vào tháng 5 năm 1976 đã đăng một bài xã luận liên quan tới quần đảo Hoàng Sa, trong đó có một đoạn như sau: “Trung quốc vĩ đại đối với chúng ta không chỉ là người đồng chí mà còn là người thầy tin cẩn, đã cưu mang chúng ta nhiệt tình để chúng ta có được ngày hôm nay, thì chủ quyền Hoàng Sa thuộc Trung quốc hay thuộc ta cũng vậy thôi (Việt Nam, Trung Quốc, sông liền sông, núi liền núi). Khi nào chúng ta muốn nhận lại quần đảo này, Trung quốc sẽ sẵn sàng giao lại.”

c/ Năm 1971, Cục Bản Đồ thuộc phủ thủ tướng của nhà nước CSVN in bản đồ vẽ Hoàng sa – Trường Sa là của Trung Cộng

(2) Lưu Văn Lợi, Cuộc tranh chấp Việt-Trung về 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, NXB Công an, http://bauvinal.info.free.fr/binhlu…

(3) Mai Thái Lĩnh, Biểu Tình và Xã Hội Dân Sự, http://danluan.org/node/9168

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.