Nhà máy lọc dầu Dung Quất lại “bảo dưỡng”, tốn 67 triệu đô

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Khuất tất với “Lò chưng cất” có tên Dung Quất lại tạm nghỉ 2 tháng để “bảo dưỡng”, tốn 67 triệu đô

Ô hô! Thật khó tưởng tượng nổi, một khu liên hợp lọc hóa dầu khổng lồ, niềm tự hào của đất nước, thế mà trong suốt hơn 5 năm qua từ khi bắt đầu đi vào hoạt động, nó đã phải tạm ngưng không biết bao nhiêu lần rồi. Cái sự tạm ngưng này quá nhiều, quá tai tiếng tới mức khi thì người ta phải thú nhận là “trục trặc kỹ thuật”, nhưng lúc thì sợ bị dư luận nổi điên hay sao đó, nên phải nại cớ “bảo dưỡng”. Xin nhìn lại và tạm điểm qua lai lịch của nó:

– Dự án khổng lồ đầu tư 3 tỉ đô ngay từ ban đầu đã có rất nhiều ý kiến không đồng tình, do nhiều lý do, trong đó có tính toán phải vận chuyển xa từ nguồn khai thác dầu, tốn kém tới mức sẽ bị lỗ triền miên.

Thế nhưng, ngay từ thời mồ ma cố TT Phạm Văn Đồng, nghe đâu đã có ý kiến của ông là ông muốn phải làm được cái gì đó để đóng góp cho quê hương. Rồi tới thời Chủ tịch nước Trần Đức Lương, cũng có nguyện vọng tương tự. Báo chí phương Tây đã cho là việc xây dựng nó mang ý nghĩa chính trị hơn là kinh tế. Còn trong nước, cho tới tận ngày khánh thành, câu hỏi về hiệu quả kinh tế vẫn được báo chí nhắc đến, và điều nực cười là nó lại được trả lời bởi ông Giám đốc nhà máy.

Trong suốt 15 năm “chuần bị” và xây dựng, chậm những 9 năm so với yêu cầu từ Nghị quyết 07/1997/QH10 của Quốc hội và Quyết định số 514/TTg của Thủ tướng Chính phủ, bị phía đối tác nước ngoài là Pháp và Nga “tháo chạy”, rồi chậm tiến độ nhiều năm, cuối cùng một mình PetroVietnam đầu tư.

Sự phí lý của nó tới mức mà những fan của cố TT Võ Văn Kiệt cũng phải coi đây là một trong những sai lầm lớn của vị Thủ tướng được tiếng đổi mới, có nhiều công tích cho dân cho nước hiếm hoi này.

– Khởi công 28/11/2005.

– Bắt đầu hoạt động từ tháng 1-2009.

– Từ đó, trong suốt năm 2009 phải tạm ngưng vài lần. Tháng 8 ngừng 1 tháng rưỡi, báo nói “chưa xác định được nguyên nhân”, nhưng cũng có thông tin cho là do một lỗi kỹ thuật trong một bộ phận cracking.

– Bộ Công thương quyết định nhà thầu phải bàn giao nhà máy vào tháng 11-2009, sau khi đã bị muộn so với kế hoạch đặt ra gần đó là vài tháng.

– Ngày 29/5/2010, Tập đoàn dầu khí VN nhận bàn giao nhà máy.

Ngày 23/3/2011, ngừng hoạt động toàn bộ “theo kế hoạch” trong 2 tuần, để “kiểm tra các thiết bị, phụ tùng”.

– Ngày 15/7/2011, nó ngưng hoạt động 2 tháng để bảo dưỡng lần đầu.

Ngày 7/7/2012 hoạt động trở lại sau 50 ngày ngưng để “tập trung xử lý triệt để các lỗi kỹ thuật trước khi nghiệm thu lần cuối cùng”.

– Tháng 8-2012, sau lần bảo dưỡng đầu tiên đúng 1 năm, Nhà máy đã phải ngưng hoạt động toàn bộ vì lý do “bất khả kháng”. Lần này vẫn ở bộ phận “cracking”. Đáng chú ý là lần này, mặc dù đã hoạt động được hơn 3 năm rưỡi, đã có thông tin nó được bàn giao từ hơn 2 năm trước, thế mà giờ thì lại cho là do “chưa bàn giao cho chủ đầu tư nên toàn bộ chi phí xử lý lỗi kỹ thuật đều do nhà thầu Technip chịu trách nhiệm”.

Đau đớn biết bao khi ngay tháng 5-2012 nó đã phải ngưng hoạt động vì những lỗi kỹ thuật “nhỏ”.

– Ngày 15/10/2012, đích thân Tổng giám đốc Tổng công ty chủ quản nhà máy họp báo bác thông tin cho là nhà máy vừa (lén?) dừng hoạt động 2 tuần. Ông chỉ công nhận vụ ngừng hoạt động trước đó 2 tháng.

– Cách đây đúng 2 năm, báo chí đưa tin Nhà máy này đang đàm phán bán 49% cổ phần cho 3 đối tác nước ngoài, không rõ sau đó sự vụ tới đâu rồi. Mò tìm thông tin tiếp thì hóa ra vụ này cù nhây mất 3 năm (có lẽ quá lớn, quá mạo hiểm nên chẳng ai dám mua), mới đây lại bàn tiếp vụ cổ phần hóa, mở rộng hoạt động.

– Mới cách đây 1 tuần, Nhà máy tổ chức kỷ niệm 5 năm tuổi, với đánh giá “đã vận hành 555 ngày đêm bảo đảm an toàn”. Chỗ này hơi khó hiểu (chắc phải những nhà chuyên môn mới giải thích nổi), đó là 5 năm tức là có 1.825 ngày đêm, thế mà chỉ có 555 ngày đêm “bảo đảm an toàn” thôi sao? Hay là chỉ có từng đó ngày là “vận hành”, còn gần 1.300 ngày kia là nó … “bị hành” vì hàng đống chi tiết kỹ thuật chất lượng kém nên luôn bị trục trặc?

– Dù sao thì qua báo nhà nước cho biết, thì tỉ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu năm 2013 cũng vẫn được là 11,6%. Nếu tin vào thông tin này thì cũng tạm mừng. Có điều những lần “bảo dưỡng” kia, lần thì tốn 60 triệu đô, lần thì 67 triệu đô, sẽ được tính vào đâu, rồi lập lờ giữa “đã bàn giao” với “chưa bàn giao” thì chi phí sửa chữa cho bao nhiêu lần đó ai chịu, được tính vào đâu? Và còn nữa, là cái “lợi nhuận” kia, có được nhờ bao nhiêu phần trăm, khi mà nó được Thủ tướng cho hưởng “nhiều ưu đãi về thuế”? Còn việc chậm dự án tới 9 năm (dài đúng bằng cuộc kháng chiến chống Pháp), thì thiệt hại của nó được tính vào đâu?

– Đó là chưa nói tới việc được tiếng là to lớn, tốn kém, hiện đại đến vậy, mà vẫn liên tục bị người dân trong khu vực kêu than vì gây ô nhiễm, không rõ giờ đây khắc phục tới đâu rồi?

Khốn thay, với những công trình nho nhỏ mà bị trục trặc, thì báo chí nhao vào mổ xẻ còn được, còn với cái “lò chưng cất” khổng lồ này, thì khó lắm.

Từ câu chuyện một nhà máy khổng lồ mà chạy cà rịch cà tang theo kiểu này, thử tưởng tượng tới ngày “vận hành” Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trong tương lai thì sao đây? Khủng khiếp!

Nguồn: Chép Sử Việt

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Hai tuyến đường thủy từ Phnom Penh ra biển Đông: Tuyến bên trái đi qua kênh đào Funan, tuyến bên phải đi qua sông Tiền. Ảnh chụp từ Google Map, Phạm Phan Long minh họa

Kênh đào Funan và những “mảng tối” chưa rõ!

Trao đổi với RFA, Kỹ sư Phạm Phan Long đặt ra câu hỏi nếu kênh đào Funan không thay thế được tuyến đường sông Tiền ra biển, vậy Campuchia còn có thể có mục đích nào khác khi xây kênh đào này. Ông phán đoán:

“Nếu kinh tế không phải là lý do để xây dựng kênh đào Funan thì chắc hẳn phải có lý do khác. Ngoài tưới ruộng và thủy sản, không thể loại trừ khả năng họ xây dựng kênh đào để chuẩn bị cho tình huống xung đột nếu nó xảy ra, nếu có xung đột xảy ra, sông Tiền bị khóa thì họ còn một đường thủy khác. Kênh đào Funan do đó có mục đích chiến lược chứ không phải chỉ mục đích kinh tế…”

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.