Nhà hoạt động trẻ Trần Hoàng Phúc bị bắt theo điều 88

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vào ngày 03 tháng 7 năm 2017, nhà cầm quyền Hà Nội vừa thông báo cho gia đình anh Trần Hoàng Phúc biết việc anh bị bắt và truy tố theo điều 88, bộ luật hình sự.

Thông báo số 19 của công an Hà Nội gửi tới Uỷ ban phường 3, quận Tân Bình Sài Gòn, và tới bà Huỳnh Thị Út- là mẹ của Phúc- cho biết: “Trần Hoàng Phúc đã bị công an Tp Hà Nội khởi tố, bắt giam với cáo buộc tội danh “Tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88, bộ luật hình sự, vì đã có hành vi tàng trữ tài liệu, làm và đăng tải các video có nội dung tuyên truyền chống nhà nước trên các trang mạng internet. Hiện tại, Trần Hoàng Phúc đang bị tạm giam tại Trại tạm giam số 1 – cơ quan công an Tp Hà Nội”.

Anh Trần Hoàng Phúc, sinh năm 1994, là con bà Hoàng Thị Út ở tại 154/45 Phạm Văn Hai, , quận Tân Bình, Tp Sài Gòn. Anh là sinh viên năm cuối khoa luật thuộc Trường đại học Luật TPHCM. Tuy nhiên, vì những dấn thân cho hoạt động dân chủ, nên Phúc bị nhà trường làm khó dễ, và không trao bằng tốt nghiệp.

Phúc còn là thành viên nhóm sáng kiến lãnh đạo Đông Nam Á (YSEALI), do cựu tổng thống Obama sáng lập, nhằm thúc đẩy tiềm năng lãnh đạo của thanh niên trẻ ở Đông Nam Á, để giúp các bạn trẻ nâng cao kiến thức và kỹ năng giao lưu quốc tế.

Khi Tổng thống Mỹ Obama sang thăm VN hồi tháng 5/2016, Phúc cùng 800 bạn trẻ thuộc YSEALI được Obama gửi thư mời gặp gỡ tại hội trường ở Sài Gòn. Phúc đã viết thỉnh nguyện thư nêu quan điểm, đưa ra những bằng chứng và giải pháp cho vấn đề thảm họa Formosa. Tuy nhiên khi xếp hàng để vào hội trường gặp Obama lúc 8h30, thì Phúc bị an ninh mật vụ bắt đi đưa lên xe đưa về sở ngoại vụ.

Hiện tại, bà Hoàng Thị Út đã ra Hà Nội để tìm hiểu việc tại sao con mình bị bắt và kêu oan cho con.

Trong thời gian qua, chính quyền CSVN có vẻ như đã quá xem thường dư luận quốc tế về nhân quyền. Họ thẳng tay đàn áp, bắt bớ, trục xuất hàng loạt các nhà hoạt động dân chủ. Mới đây nhất là trường hợp trục xuất giáo sư Phạm Minh Hoàng, và xét xử 10 năm tù blogger Mẹ Nấm.

Nguyên Nguyễn/SBTN

Nguồn: SBTN

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua.