Nhà cầm quyền Nghệ An khủng bố sinh viên công giáo: Họ định làm gì?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Như tin chúng tôi đã đưa về nhóm sinh viên Công Giáo thuộc trường Cao Đẳng Sư Phạm Vinh và trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Vinh đã bị nhà cầm quyền Nghệ An đánh đập, bắt bớ, dùng nhiều biện pháp đê hèn và khuất tất để trấn áp họ khi sinh hoạt tôn giáo.

Đây là một trong tổng số 16 nhóm thuộc hội sinh viên Công Giáo Vinh. Nhóm sinh viên Công Giáo này thường sinh hoạt tại gia đình nhà bà Lâm thuộc xã Hưng Lộc, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Những nhóm sinh viên Công giáo thường tụ họp với nhau, chia sẻ về đức tin, nâng đỡ tinh thần cho các bạn khi xa gia đình, xa quê hương đến Thành phố học tập trong môi trường nhiều tệ nạn và lắm khó khăn nên dễ dẫn đến những tiêu cực để các bạn có sự nỗ lực vượt lên chính mình tránh xa các tệ nạn xã hội.

Vì vậy, hầu hết sinh viên công giáo đều học hành chăm chỉ, không mắc các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè ma túy, mại dâm… vẫn thường thấy nhan nhản ở trong và xung quanh các trường Đại học trong nước.

Nhưng dường như nhà cầm quyền vốn không sợ tệ nạn xã hội bằng sợ đức tin của người công giáo, họ không muốn các bạn được nâng đỡ nhau tránh tệ nạn xã hội và mọi cạm bẫy khác nên họ quyết tâm dẹp bỏ những sinh hoạt lành thánh và hữu ích này.

Chính vì lẽ đó, nhiều lần nhà cầm quyền Thành Phố Vinh đã dùng nhiều biện pháp để ngăn chặn và trán áp nhóm sinh viên Công Giáo trên đến sinh hoạt tại gia đình nhà Bà Lâm với nhiều chiêu bài khác nhau như cấm đường, dùng côn đồ đánh đập sinh viên, bắt giữ xe và người lên công an… Gần đây nhất đã lập ra một cái gọi là: “Hương ước làng” để ngăn cản sinh viên Công Giáo đến sinh hoạt.

Phải chăng điều này lộ rõ ý đồ của nhà cầm quyền Nghệ An và Thành phố Vinh muốn thanh niên đam mê vào những tệ nạn xã hội, những nết xấu để quên đi những điều mà lẽ ra nhà trường phải dạy cho họ?

Nhưng những biện pháp nhà cầm quyền đã dùng là chà đạp lên pháp luật với những động cơ, hành động đê hèn kia đã không thể dập tắt được những mong muốn thánh thiện và hướng thiện của những sinh viên Công giáo tại đây. Nhóm sinh viên này vẫn duy trì việc làm tốt lành của mình và ngày càng thu hút đông đảo các bạn sinh viên Công Giáo thuộc trường đại học và cao đẳng khu vực này tham gia sinh hoạt tại nhà bà Lâm.

Dường như thấy những biện pháp côn đồ, đê hèn đó chưa đủ mà ngày càng lộ rõ bộ mặt của nhà cầm quyền chà đạp nhân phẩm, chà đạp quyền tự do tôn giáo và quyền con người của sinh viên, mới đây nhà cầm quyền còn dùng một chiêu bài mới để hạn chế những quyền này của công dân một cách trắng trợn.

Mới đây, họ kết hợp với nhà trường làm một cái gọi là “bản cam kết” để bắt từng người ký tên, trong đó có nội dung như:

“3- Không tham gia các hoạt động tôn giáo trái phép, không tụ tập sinh hoạt tôn giáo tại nhà riêng công dân gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự và vi phạm quy ước của địa phương”.

“Bản Cam Kết” này được soạn thảo sẵn để các bạn sinh viên ký.

JPEG - 102.5 kb

Theo nhận định của nhiều người thì đây là cuộc thử nghiệm tại trường Cao Đẳng Sư Phạm Vinh để trán áp nhóm sinh viên Công Giáo không cho sinh hoạt tại nhà bà Lâm. Nếu sinh viên Công Giáo ký vào cam kết trên thì là một thành công ban đầu của nhà cầm quyền và nơi tiếp theo mà nhà cầm quyền sẽ làm là trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Vinh.

Cần phải nói ngay rằng:

Đây là việc làm trái pháp luật rõ ràng của nhà cầm quyền Thành phố Vinh và Trường Cao Đẳng Sư phạm, nơi đào tạo những nhà giáo tương lai, cỗ máy cái để đào tạo con người cho xã hội.

Nhà nước Việt Nam được khẳng định là một nhà nước pháp quyền, mọi công dân và tổ chức đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Vì vậy nếu bất cứ ai vi phạm pháp luật thì đều phải được xử lý và cũng không cần phải có bất cứ quy định cam kết nào hạn chế quyền tự do của công dân, kể cả tự do trong việc vi phạm và bị xử lý theo pháp luật.

Ví dụ: Luật giao thông đường bộ quy định khi tham gia giao thông phải đi bên phải, nhưng nếu anh đi bên trái, anh phải bị xử lý theo pháp luật quy định là xử phạt một số tiền hoặc giữ xe. Nhưng không có nghĩa là anh phải “cam kết không đi bên trái”… nếu chế tài xử phạt không đủ nghiêm và khi anh xét thấy việc vi phạm và bị xử phạt vẫn có thể chấp nhận được so với nhu cầu của anh, anh vẫn có thể vi phạm để chịu xử lý, đó là quyền của anh được tự do.

Nói như vậy để rõ ràng hơn việc đưa ra những “cam kết” là việc làm bất hợp lý, huống chi là các bản cam kết đó lại vi phạm pháp luật của chính nhà nước này. Chẳng hạn, không ai có thể bắt tôi cam kết là chỉ ngồi ở nhà mình mà không được ra đường khi tôi hoàn toàn được tự do và có nhu cầu được ra đường. Vì vậy cũng không ai có thể cấm người khác sinh hoạt tôn giáo, còn việc “hoạt động tôn giáo trái phép” như thế nào, đã có văn bản pháp luật quy định, không thể chỉ nói chung chung nhằm tước đoạt quyền tự do đi lại và thờ phượng của các cá nhân. Việc các giáo dân đến nhà nhau cùng đọc kinh cầu nguyện là việc làm được pháp luật ủng hộ và bảo trợ.

Phải chăng điều này lộ rõ ý đồ của nhà cầm quyền Nghệ An và Thành phố Vinh muốn thanh niên đam mê vào những tệ nạn xã hội, những nết xấu để quên đi những điều mà lẽ ra nhà trường phải dạy cho họ?

Việc lập “Hương ước của Làng” nếu trái pháp luật hiện hành, những kẻ lập hương ước để tước đoạt quyền tự do của công dân cần được xử lý nghiêm theo pháp luật. Không thể vì là “hương ước” thì phải được thực hiện. Nếu hương ước quy định phải giết tất cả những người lạ vào làng thì sao?

Trong khi các văn bản pháp luật đã quy định rõ ràng thì việc đưa ra các bản cam kết là điều không thể chấp nhận được. Việc đưa ra các bản cam kết thực chất là động tác thừa trong đời sống xã hội, mặt khác là sự hạn chế quyền tự do của công dân. Vì vậy không ai chấp nhận những sản phẩm chà đạp lên pháp luật này.

Theo tin chúng tôi nhận được, hiện nay “Bản Cam Kết” này đã được phát tới các bạn sinh viên trong trường Cao Đẳng Sư Phạm Vinh ngày 14/4/2010, nhưng các bạn sinh viên Công Giáo đồng tâm nhất quyết không ký vào “Bản Cam Kết” trên.

Chúng ta hãy chờ xem, liệu nhà cầm quyền sẽ dùng trường Cao Đẳng Sư Phạm Vinh hành xử với sinh viên Công Giáo như thế nào khi các bạn không chịu ký vào “Bản Cam Kết” với nội dung áp đặt.

Xin mọi người khắp muôn nơi hãy hiệp lời cầu nguyện cho các bạn sinh viên công giáo Vinh trước những mưu đồ lợi dụng sự hiểu biết pháp luật non kém của nhân dân để làm càn.

Vinh 15/4/2010
CTV

Nguồn: www.NuVuongCongLy.net

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam ngày 02/03/2023 trước Quốc Hội, Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: AP - Nhan Huu Sang

Việt Nam: Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền?

Có thể là một số người trong vòng quyền lực thứ nhất biết được tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng và tự cho phép khơi mào cuộc chiến hay còn gọi là cuộc đấu tranh nội bộ để giữ những vị trí cao nhất trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Có nghĩa là cuộc tranh giành kế thừa ông Trọng đã được phát động. (TS Benoît de Tréglodé, Giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp – IRSEM)

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương phát biểu trước giới truyền thông trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại dinh thủ tướng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 27 tháng 11 năm 2023. Ảnh: AP

Các nhà phân tích: Việc chủ tịch nước Việt Nam từ chức cho thấy đấu đá trong nội bộ đảng

Các nhà phân tích cho rằng việc Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng từ chức trong tháng này, chỉ sau một năm trong nhiệm kỳ 5 năm, cho thấy sự đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản và tình trạng bất ổn chính trị tại Việt Nam, ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

Người dân Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện... hôm 17/3/2024 tại TP. Santiago. Ảnh chụp màn hình video Aljazeera.com

Cuba

Trong 2 ngày 17 – 18/3 (2024) vừa rồi, truyền thông thế giới đưa tin hàng nghìn người, rồi cả vạn người dân Cuba đổ ra đường biểu tình.

… Họ, người Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện. Trước đó mấy ngày, dân chúng cũng biểu tình sau khi nhà nước đột ngột tăng giá xăng đến… 500%. Họ không hô “tự do hay là chết” nữa, mà hô “dân chủ hay là chết,” “quyền sống hay là chết,” “lương thực hay là chết.”