Nguyên nhân cốt lõi của vụ cá chết Miền Trung

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chiều ngày 30/6/2016, nếu đúng như lời ông Trương Minh Tuấn hứa hẹn, chính quyền Việt Nam sẽ chính thức công bố nguyên nhân và thủ phạm đã gây ra thảm họa cá chết ở Miền Trung. Kết quả điều tra của gần 90 ngày “khẩn trương và quyết liệt” sẽ ra sao ? Chúng ta thử đưa ra một vài phỏng đoán.

Nhiều người đã nêu lên ngay từ đầu là Formosa chính là thủ phạm. Xác suất lớn là chính quyền Việt Nam cũng đưa ra kết luận tương tự. Mấy ngày qua, báo chí lề đảng được bật xanh để nói về một phim phóng sự ở Đài Loan mà nội dung chỉ đích danh Formosa là thủ phạm. Trước đó không lâu, báo chí cũng loan tin Formosa phải đình hoãn ngày khánh thành do áp lực từ phía Việt Nam. Tất cả không phải là tình cờ. Đây là sự dọn đường của ban tuyên giáo trung ương nhằm chuẩn bị dư luận cho việc chính thức hóa Formosa là nguyên nhân và thủ phạm vụ cá chết.

Nếu kết quả của gần 3 tháng điều tra đơn giản như vậy, tại sao nhà cầm quyền không công bố sớm, vì từ ngày 20/4 đã có kết luận này, theo lời của TS Nguyễn Tác An ? Có một số lý do buộc nhà cầm quyền Việt Nam phải trì hoãn công bố.

Lý do thứ nhất là tiền bạc. Lý do thứ hai là tiền bạc và lý do thứ ba cũng là tiền bạc !

Formosa Vũng Áng là một dự án kéo dài gần 10 năm, từ 10 tỷ tăng lên 27 tỷ đô la, sự ăn chia tiền bạc chắc chắn dính líu tới rất nhiều quan chức cao cấp trong guồng máy của đảng CSVN. Hà Tĩnh là tỉnh có nhiều ủy viên trung ương nhiều nhất, 16 người, trong đó có bộ trưởng Tài Nguyên & Môi Trường Trần Hồng Hà và bộ trưởng Kế Hoạch & Đầu Tư Nguyễn Chí Dũng.

Formosa đã bỏ ra bao nhiêu tiền để “mua” các ủy viên trung ương Hà Tĩnh ? Bao nhiêu tiền cho các quan chức hai bộ Tài Nguyên & Môi Trường và Kế Hoạch & Đầu Tư ? Những ngày đầu xảy ra vụ cá chết, các tuyên bố của quan chức Hà Tĩnh và của hai bộ này rõ rệt là nhằm chạy tội cho Formosa. Vì mức độ hủ hóa lan rất rộng và ăn rất sâu trong guồng máy, đặt giới lãnh đạo đảng CSVN vào thế tấn thoái lưỡng nan. Đập chuột lại sợ vỡ bình ! Ai sẽ bị hy sinh, ai sẽ được bao che ? Giải quyết những vấn đề này, đảng CSVN cần thời giờ, mà thời giờ là tiền bạc !

Tiền bạc còn là vấn đề phải điều đình giữa Formosa và nhà cầm quyền Việt Nam. Cho đến nay, hình như vẫn chưa có một cơ quan độc lập nào ước tính những thiệt hại của thảm họa ô nhiễm biển Miền Trung.

Cuối năm 1999, tàu dầu Erika bị chìm ở ngoài khơi vùng Bretagne của Pháp. Mặc dù hầu hết 30 ngàn tấn dầu đã được nhanh chóng thu hồi, nhưng ước tính thiệt hại cho môi trường khoảng 500 triệu đô la, chưa kể những khoản phải bồi thường cho ngư dân và khắc phục hậu quả dài hạn. Tổng cộng chủ nhân của Erika là hãng dầu Total phải chịu hơn 1 tỷ đô la cho vụ chìm tàu này.

Trong khi đó, vụ ô nhiễm biển miền Trung đã kéo dài gần 90 ngày, nguyên nhân không được xác định và nhà cầm quyền cũng không có một biện pháp nào để ngăn chận, sự thiệt hại vô cùng to lớn. Trong vụ này, Formosa chắc chắn không chịu gánh hết trách nhiệm và nhiều xác suất họ nắm trong tay những bằng chứng về sự bao che, đồng lõa và trách nhiệm của chính quyền Việt Nam. Đây là lý do mà sự công bố đã phải trì hoãn, khi sự điều đình giữa Formosa và nhà cầm quyền chưa ngã ngũ.

Tóm lại, tiền bạc vẫn là nguyên nhân cốt lõi đã khiến cho vụ cá chết kéo dài. Chỉ tội cho hàng trăm ngàn gia đình ngư dân đã bị cắt đứt nguồn sống trong nhiều tháng và không có gì bảo đảm là họ sẽ được bồi thường thiệt hại, ngay cả sau khi thủ phạm đã được xác định.

Nguyễn Ngọc Đức

Nguồn: Fb Nguyễn Ngọc Đức

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam ngày 02/03/2023 trước Quốc Hội, Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: AP - Nhan Huu Sang

Việt Nam: Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền?

Có thể là một số người trong vòng quyền lực thứ nhất biết được tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng và tự cho phép khơi mào cuộc chiến hay còn gọi là cuộc đấu tranh nội bộ để giữ những vị trí cao nhất trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Có nghĩa là cuộc tranh giành kế thừa ông Trọng đã được phát động. (TS Benoît de Tréglodé, Giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp – IRSEM)

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương phát biểu trước giới truyền thông trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại dinh thủ tướng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 27 tháng 11 năm 2023. Ảnh: AP

Các nhà phân tích: Việc chủ tịch nước Việt Nam từ chức cho thấy đấu đá trong nội bộ đảng

Các nhà phân tích cho rằng việc Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng từ chức trong tháng này, chỉ sau một năm trong nhiệm kỳ 5 năm, cho thấy sự đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản và tình trạng bất ổn chính trị tại Việt Nam, ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

Người dân Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện... hôm 17/3/2024 tại TP. Santiago. Ảnh chụp màn hình video Aljazeera.com

Cuba

Trong 2 ngày 17 – 18/3 (2024) vừa rồi, truyền thông thế giới đưa tin hàng nghìn người, rồi cả vạn người dân Cuba đổ ra đường biểu tình.

… Họ, người Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện. Trước đó mấy ngày, dân chúng cũng biểu tình sau khi nhà nước đột ngột tăng giá xăng đến… 500%. Họ không hô “tự do hay là chết” nữa, mà hô “dân chủ hay là chết,” “quyền sống hay là chết,” “lương thực hay là chết.”