Người phản đổi Dự Án Boxit đã ra đi

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

(04.04.2014) – Đăk Nông – Sau những ngày tháng được chăm sóc trong vòng tay yêu thương của vợ và các con, cùng với sự quan tâm chia sẻ của những người yêu mến và cảm phục tinh thần yêu quê hương đất nước, thầy Đinh Đăng Định đã ra đi vào lúc 21h40 phút ngày 03.04.2014, tại số nhà 214 khu 4 thị trấn Kiến Đức, huyện Đăk R’lấp tỉnh Đắk Nông.

Trong những ngày tháng cuối cùng chiến đấu với cơn đau của bệnh tật, thầy Đinh Đăng Định có một mong muốn là được các Cha Dòng Chúa Cứu Thế lo lắng về hậu sự cho thầy, trước và sau khi Thầy về với đất mẹ, về với nơi mình được sinh ra.

10h30 phút ngày 03.04, từ nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (Kỳ Đồng), chúng tôi theo hướng Tây Nguyên để tiến về phía Đăk Nông. Trên đường đi, một người bạn của thầy Định chia sẻ “Thầy Định vì lên tiếng Boxit liên quan tới Trung Quốc do vậy bị đầu độc, tất cả những người tù chính trị còn lại trong trại giam và lên tiếng chống Trung Quốc không ngoại trừ [cũng có thể] bị đầu độc”. Tôi suy nghĩ sao nhà cầm quyền đất nước này lại có thể hèn nhát đến vậy chăng? Sau 5 giờ đồng hồ trên xe, chúng tôi dừng lại trước cửa của ngôi nhà cũ với bảng số – 214 Nơ Trang Long, khối 4 Thị Trấn Kiến Đức – Đắc Lấp – Đăk Nông. Ngôi nhà gỗ cũ kỹ thân thuộc này là nơi một người yêu nước đã công khai phản đối dự án khai thác Boxit đang sống những giây phút cuối cùng của một đời người.

Thầy giáo bất đồng chính kiến Đinh Đăng Định, 51 tuổi, bị kết án 6 năm tù theo điều 88 bộ luật hình sự, vào tháng 8 năm 2012, vì đã công khai lên tiếng phản đối các dự án bauxite ở Tây Nguyên, và kêu gọi đa nguyên đa đảng cho Việt Nam. Ngày 21.11.2012 Tòa án Phúc Thẩm phán quyết y án 6 năm tù theo bản án Sơ Thẩm cho nhà giáo Đinh Đăng Định.

Từ khi thầy về với vùng đất nứi rừng này chưa được một tháng, chúng tôi đã lên thăm thầy 3 lần. Những thành viên trong gia đình thầy đã coi chúng tôi như một gia đình, bởi vậy mà hình thức chào đón cũng không còn khách với chủ. Cha Anton Lê Ngọc Thanh DCCT cùng với người bạn của Thầy là anh Lưu Gia Lạc, cùng đoàn tiến thẳng vào nơi Thầy đang nằm. Thầy như còn đang chờ chúng tôi. Linh Mục Antôn Lê Ngọc Thanh và anh Lưu Gia Lạc liền nhoài mình tiến về phía giường của thầy. Qua ánh mắt, thầy bầy tỏ niềm vui khi gặp được những người thân quen. Thấy như muốn nói điều gì đó nhưng không còn đủ sức, mặc dù thầy rất tỉnh táo. Anh Lưu Gia Lạc bước tới giường và thì thầm vào tai thầy, khuôn mặt thầy đầy niềm vui. Linh Mục Antôn Lê Ngọc Thanh sau những lời chào thăm, cha hỏi Thầy, “Thầy có muốn lãnh nhận Bí Thích Thanh Tẩy, Thầy có muốn trở thành con Chúa con của Giáo Hội không?” Thầy chỉ thể hiện bằng ánh mắt.

Sau đó Cha Lê Ngọc Thánh chuẩn bị dâng lễ ngay bên giường bệnh cho thầy, Trước khi dâng Lễ Cha Lê Ngọc Thanh nhắc lại: “Cha hỏi lại Bé Thảo và Chị Dinh một lần nữa. Có thực sự là lúc tỉnh táo Thầy có ước muốn theo Chúa không?” Cô Dinh và Bé Thảo đều nói: “Dạ thưa thực sự”. Bé Thảo nói tiếp: “Khi bố con nói những lời ấy con đã thu âm, sau này con sẽ gửi Cha”.

Thế là một Thánh Lễ long trọng được cử hành tại đây. Trong thánh lễ còn có sự hiện diện của anh trai và chị gái Thầy Định là người Hải Dương, họ vô thăm và để chăm sóc cho thầy. Một thánh lễ không ồn áo, nhưng trong tâm tình tạ ơn Chúa tràn đầy Thánh Thiêng. Thầy định cũng được lãnh nhận 4 bí tích trong dịp này, Bí Tích Thanh Tẩy, Bí Tích Thêm Sức, Bí Tích Thánh Thể cùng với Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân. Thánh lễ kết thúc với lời kinh Kính Mừng để dâng lên Đức Mẹ, xin Mẹ cầu bầu cùng Chúa cho một người con mới gia nhập vào Giáo Hội của Chúa. Gần như được toại nguyện, lúc này sức khỏe thầy dần dần lịm đi đôi chút.

Sau Thánh lễ. Cha Thanh và anh Lưu Gia Lạc, cùng với Cô Dinh vợ Thầy Định và Bé Thảo cùng ngồi lại với nhau để bàn một số việc gia đình. Cha Thanh nói: “Đã đến lúc chúng ta phải lo tới việc xấu nhất rồi”. Sau đó thì cũng là lúc 2 con gái nhỏ của Thầy từ Sài Gòn về tới nhà, 2 em nữ sinh chạy tới bên giường bố rồi các em òa lên khóc khi nhìn thấy hình hài của Thầy. Rồi cô Dinh, bé Thảo cũng khóc làm cho cả đoàn chúng tôi không cầm được nước mắt. Khi nhìn thấy thân thể của Thầy, chúng tôi cũng không thể kìm được nước mắt (để cho nước mắt chảy vào trong được). Cả người thầy đều đỏ tím vì những mạch máu đã vỡ hết. Một bên tay của thầy sưng to thâm tím, những mạch máu thi thoảng lại tự vỡ để trào ra những giọt máu thâm tín. Miệng thầy thì lẩm bẩm những tiếng: Trời ơi! Trời ơi!

Bé An, cô bé thứ hai thì luôn nói: “Bố ơi! Bố sẽ khỏe lại mà phải không bố?” Còn bé Nga thì luôn ôm và xoa khuôn mặt của thầy, hai hàng nước mắt của em cứ lăn đều trên gò má, em nói: “Bố không có tội mà, tại sao họ lại đối sử với bố như vây?” Cô Dinh cũng nói: “Anh có làm gì nên tội đâu, sao họ lại bắt tù tội anh để giờ anh anh ra như thế này”. Cô y tá là bạn học của bé Thảo đang cố gắng lấy ven để truyền nước cho thầy cũng khóc thút thít và nói: “Con lấy ven bằng cảm tính thôi, giờ các ven của Thầy buộc thun vô cũng không nổi lên nữa rồi”. Cô vừa nói vưa khóc những tiếng nghẹn. Ngoài trời mưa đang nhẹ hạt, hòa cùng với tiếng khóc nén của những người con, với sự trách hận nhà cầm quyền làm cho bầu khí căn phòng nhỏ thêm chĩu nặng và u buồn.

Cha Thanh an ủi mỏi người: “Chị Dinh và các con phải can đảm lên, Thầy có Chúa bên canh rồi, mọi người đừng làm cho Thầy buồn”. Nhưng không buồn sao được khi trong nhà chỉ có một người đàn ông duy nhất, trụ cột trong gia đình lại phải sắp lia xa họ. Tôi tự hỏi: rồi con đường học hành của 3 cô gái trẻ kia sẽ ra sao? Ai sẽ là người tiếp tục đồng hành cùng các em trên giảng đường? Giờ đây, ai sẽ là người lo những việc đại sự trong gia đình?

Đã 6 giờ chiều, chúng tôi cũng phải chia tay Thày và gia đình thầy. Chia tay bé Thảo bé An bé Nga để về lại Sài Gòn. Phút chia tay thật ngậm ngùi.

Chiếc xe lăn bánh 9h35 tối. Đi được khoảng hơn một nửa đoạn đường về Sài Gòn, thì chúng tôi nghe tiếng điện thoại báo tin Thầy đã về với lòng đất mẹ, về với nơi thầy được sinh ra. Bé Thảo gọi điện báo: “Cha ơi! con không tin rằng Bố con đã chết”. Cha Thanh nói: “Bố con về với Chúa thôi, Bố con sẽ cầu nguyện cho các con nhiều, giờ này là lúc con phải cứng rắn để lo việc gia đình”. Mỗi người trong đoàn chúng tôi lòng ra nặng hơn. Cha Thanh nói: “Chúng ta cùng cầu nguyện cho Thầy”. Chiếc xe vẫn chạy chầm chậm, trong khi chúng tôi cùng dâng lời kinh lên Thiên Chúa và Đức Mẹ cùng với thánh bảo trợ Phêrô của thầy. Chúng tôi quyết đinh vẫn về Sài Gòn vì có người phải đi công việc xa vào sáng mai, và sẽ có người trong đoàn chúng tôi sẽ lại quay lại với vùng đất Đăk Nông, nơi thầy đang an nghỉ bình an trong Chúa, để cùng đồng hành với gia đình Thầy vào ngày mai.

Sau những lời kinh, tôi suy nghĩ: vậy là Người phản đổi Dự Án Boxit đã ra đi. Tại sao một người tốt lại phải chết, tại sao một người vì bảo vệ tổ quốc dân tộc mình lại phải chết, ai đã gây lên cái chết cho thầy và sự chia li gia đình.

Thầy đã chính thức an nghỉ lúc 21h40 phút ngày 03.04.2014 tại số nhà 214 khu 4 thị trấn Kiến Đức, huyện Đăk R’lấp tỉnh Đắk Nông.

Mana Khanh, VRNs

Nguồn: VRNs

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.