Ngư dân đệ đơn kiện Formosa tại tòa Nghệ An

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sáng ngày 18/7, một đoàn 30 người gồm ngư dân và giáo dân thuộc giáo xứ Phú Yên, đại diện cho hơn 502 hộ gia đình, đã đệ đơn kiện Formosa tại tòa án tỉnh Nghệ An, và yêu cầu được đền bù thiệt hại mà công ty này đã gây ra trong thảm hoạ môi trường hồi năm ngoái.

Linh mục Phan Sỹ Phương, trưởng Ban Hỗ trợ Ngư dân Miền Trung, người dẫn đầu giáo dân nộp đơn kiện, xác nhận với VOA rằng hồ sơ kiện đã được tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An tiếp nhận và trang thông tin giáo phận Vinh cũng sẽ đưa thông tin về việc nộp đơn kiện này.

Linh mục Đặng Hữu Nam phụ trách giáo xứ Phú Yên, tỉnh Nghệ An, cho VOA biết đoàn đệ đơn kiện Công ty Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (còn gọi là Formosa Hà Tĩnh) không bị cản trở vào sáng ngày 18/7.

“Chúng tôi đại diện cho ngư dân và diêm đã khởi kiện Formoa các lần trước, các linh mục trong Uỷ ban Hỗ trợ ngư dân đã nộp đơn khởi kiện Formosa lên tòa án tỉnh Nghệ An vào sáng nay. Tòa án làm chức năng của họ: nhận đơn khi nguyên đơn nộp đơn kiện.”

Theo biên bản ký ngày 18/7 được đăng trên trang Thanh Niên Công giáo, thẩm phán Lê Thị Thanh thuộc tòa Nghệ An đã tiếp nhận đơn kiện.

Linh mục Nam nói đây là kết quả của nhiều lần “thương thảo” giữa chính quyền Nghệ An và Uỷ ban Hỗ trợ Ngư dân giáo phận Vinh:

“Chính quyền tỉnh Nghệ An lấy lý do rằng để đảm bảo ổn định trật tự xã hội nên đã rất nhiều lần thương thảo và thỏa thuận với Uỷ ban Hỗ trợ Ngư dân giáo phận Vinh là nộp tại tòa án tỉnh Nghệ An và đoàn chỉ đi khoảng 30 người.”

Linh mục Nam cho biết lần nộp đơn ngày 18/7 diễn ra ôn hòa, không bị chính quyền cản trở như những lần trước, vì đã hạn chế số người đi nộp đơn.

Trước đó, theo linh mục Nam, ngày 14/2/2017, chính quyền tỉnh Nghệ An “đàn áp một cách hết sức dã man” cuộc khởi kiện công ty của bà con Giáo xứ Song Ngọc. Chính quyền đã huy động hàng ngàn an ninh, cảnh sát cơ động, côn đồ để đánh đập những người dân tham gia cuộc khởi kiện.

Năm ngoái, vào ngày 18/10/2016, chính quyền Nghệ An và Hà Tĩnh đã ngăn cản và trấn áp đoàn giáo dân khi họ đi nộp đơn.

JPEG - 49.3 kb
Đoàn người từ 3 xã Quỳnh Ngọc, Sơn Hải, Quỳnh Thọ tỉnh Nghệ An, đã quyết tâm đi bộ trên đoạn đường dài gần 200 km để nộp đơn kiện Formosa, ngày 14/02/2017. (Ảnh Tin Mừng cho Người nghèo).

Trước đó, vào ngày 26 và 27 tháng 9/ 2016, các giáo xứ ở Nghệ An đã đệ 506 đơn lên tòa án huyện Kỳ An, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng tòa đã trả lại hồ sơ. Theo linh mục Nam thì việc bác đơn như vậy “sai hiến định.”

Việc công ty Formosa-Hà Tĩnh xả các chất độc hại ra biển hồi đầu tháng 4 năm ngoái đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tỉnh miền Trung, đặc biệt là các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế.

Thảm họa này đã ảnh hưởng tới sản xuất và sinh kế của ngư dân, các hộ nuôi thủy sản ven bờ, đồng thời tác động nặng nề đến du lịch biển và cuộc sống của cư dân miền Trung.

Một số giáo xứ miền biển như Phú Yên, Song Ngọc, Mành Sơn… ở tỉnh Nghệ An cũng bị thiệt hại bởi thảm hoạ môi trường này.

Trang Thanh niên Công giáo cho biết gần như toàn bộ những thuyền bè đánh bắt hải sản ở giáo xứ Song Ngọc phải bán đi, bởi vì biển tại đó đã cạn kiệt nguồn hải sản. Một số hải sản người dân đánh bắt được, sau khi đem về bán thì giá cả cũng sụt giảm xuống gấp nhiều lần so với trước đó.

Tại Giáo xứ Phú Yên, hải sản đánh bắt được cũng giảm giá, một số loài hải sản bà con nuôi trồng thì bị mang tiếng là nhiễm độc nên không thể bán được.

Giáo xứ Song Ngọc, Phú Yên cũng đã tổ chức các cuộc khởi kiện, yêu cầu đền bù thiệt hại, và phản đối nhà cầm quyền Việt Nam bao che cho tập đoàn Formosa. Nhưng tất cả các cuộc khởi kiện, yêu cầu đó của hai Giáo xứ này đã bị nhà cầm quyền tìm đủ mọi cách phá hoại, và người đi khiếu kiện có lúc bị đàn áp dữ dội.

Theo Linh mục Nam, tòa án sẽ phản hồi trong vòng 30 ngày sau khi nhận đơn, rằng họ sẽ thụ lý đơn kiện, chuyển lên tòa cấp cao hơn, hoặc bác đơn như những lần trước.

“Nếu họ thụ lý hồ sơ thì còn nhiều thủ tục phải làm như bổ sung hồ sơ nếu có yêu cầu. Khi hồ sơ đảm bảo đầy đủ thì họ phải thụ lý đơn. Chúng ta hãy chờ xem cách hành xử của nhà cầm quyền Việt Nam.”

Vào tháng 10 năm ngoái, gần hai tuần sau khi tiếp nhận hồ sơ yêu cầu Formosa bồi thường thiệt hại, vì đã xả thải độc hại khiến cá chết hàng loạt, Tòa án nhân dân thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh trả lại 506 đơn khởi kiện Formosa-Hà Tĩnh của người dân huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

Lý do tòa đưa ra là các “đơn và các tài liệu của người dân khởi kiện không đưa ra được tài liệu, chứng cứ chứng minh về những thiệt hại thực tế theo khoản 5, điều 189 Bộ Luật Tố tụng Dân sự và sự việc đã được giải quyết bằng quyết định đã có hiệu lực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.”

Tòa cũng viện dẫn Quyết định 1880 của Thủ tướng Chính phủ, ký ngày 13/10/2016 về định mức bồi thường thiệt hại cho các đối tượng tại 4 tỉnh miền Trung, nhưng quyết định không bao gồm ngư dân bị thiệt hại tại tỉnh Nghệ An.

Theo báo Thanh niên, trong số 506 đơn kiện nêu trên, có 296 đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại trong đánh bắt hải sản, 137 đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại trong sản xuất muối, 68 đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại trong nghề sản xuất nước mắm, 3 đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại về nghề nuôi trồng thủy hải sản, 2 đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại nghề kinh doanh thủy sản ven biển. Tổng số tiền các hộ dân yêu cầu bồi thường thiệt hại là 56 tỉ đồng.

Nguồn: VOA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.