Ngư dân Việt Nam đang biến thành những tội phạm bị săn lùng!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong một thông báo ra ngày 25 tháng Chín, Chính quyền Philippines cho biết đã xảy ra đụng độ giữa sáu tàu cá Việt Nam và tàu tuần tra của Hải Quân Philippines trong vùng mũi Bolinao, tỉnh Pangasinan, phía tây bắc Philippines. Hậu quả là lực lượng an ninh Philippines đã nổ súng khiến hai ngư dân Việt Nam thiệt mạng, và bắt giam năm người khác. Những ngư dân xấu số trên được cho là đến từ tỉnh Phú Yên, Việt Nam. Theo người phát ngôn của quân đội Philippines, nguyên nhân xảy ra vụ đụng độ là do những ngư dân Việt đã xâm phạm và đánh cá trộm ở trong vùng biển đặc quyền kinh tế của nước này.

Biến cố này một lần nữa đã bộc lộ những rủi ro tiềm ẩn bên dưới các tuyên bố chủ quyền lãnh hải trong các vùng biển chồng lấn ở Biển Đông. Điều đáng nói là biến cố này xảy ra chỉ vài ngày sau khi hải quân Philippines bắt giữ 5 ngư dân của một tàu cá Việt Nam trong vùng biển của tỉnh Zambales hôm 20 tháng 9. Và đây cũng không phải là lần đầu tiên ngư dân Việt Nam gặp rắc rối với phía Philippines.

Tháng trước, một tàu đánh cá Việt Nam với 10 ngư dân cũng bị Philippines bắt giữ trong vùng biển phía Bắc tỉnh Palawan với khoảng 70 con cá mập chưa xác định chủng loại trên tàu. Trong cả hai vụ, Philippines nói các ngư dân Việt Nam có thể sẽ bị truy tố tội khai thác thủy sản lậu. Ngoài ra, nếu những con cá mập bị đánh bắt được xác định thuộc loại quý hiếm hoặc có nguy cơ tuyệt chủng, ngư dân Việt Nam còn bị truy tố thêm các vi phạm quy định bảo vệ động vật có tên trên sách đỏ.

Ngoài Philippines, ngư dân Việt Nam thời gian qua cũng bị bắt giữ, đốt tàu khi đánh cá ở những vùng biển khác như ở Indonesia, Thái Lan, Malaysia hay thậm chí các vùng đảo ở Thái Bình Dương như Palau, Papua New Guinea, Australia, và New Caledonia.

Hồi tháng Bảy, một tàu cá Bình Định với sáu ngư dân đã bị lực lượng Hải Quân Indonesia bắn làm bốn thuyền viên bị thương. Bên cạnh đó, theo thống kê của Indonesia, có gần 600 ngư dân tại Việt Nam hiện nay đang bị bắt giữ tại nước họ.

Tính từ đầu năm đến nay đã có hàng trăm ngư dân Việt Nam bị bắt vì đánh cá trái phép, trong khi những năm trước không nhiều ngư dân Việt bị bắt vì tội này. Tại sao ngư dân Việt Nam lại phải đối đấu với những hoạt động đánh cá trái phép đầy nguy hiểm như vậy?

Lý giải về điều này ai cũng thấy rõ là trong vòng 1 năm qua, ngư dân Việt Nam bị buộc phải quay sang vùng biển nước khác để kiếm sống, vì vùng biển miền Trung đã bị ô nhiễm chất độc hại do nhà máy thép Formosa xả ra, cá không còn và nếu có cũng không an toàn để ăn.

Nói cách khác, đối với ngư trường quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì ngư dân luôn phải đối mặt với nguy cơ bị tàu tuần dương Trung Quốc chặn bắt và đâm chìm. Đã có rất nhiều tàu của ngư dân bị Trung Quốc đâm hỏng, tài sản bị tịch thu, bị đánh đập, có người còn mất cả mạng sống.

Trong khi đó, nhà cầm quyền CSVN cố tình tuyên truyền rằng biển miền Trung đã sạch để che đậy tội ác của Formosa nhưng trong thực tế người dân không dám ăn cá đánh bắt gần bờ. Vì thế, do nhu cầu sống còn, ngư dân đã phải phiêu lưu đi đánh bắt ở những vùng biển xa xôi và trở thành những “tội phạm” bất đắc dĩ nơi xứ người.

Nhìn như vậy, chúng ta mới thấy rằng thảm họa Formosa không chỉ tàn phá môi trường biển 4 tỉnh miền Trung, mà còn đẩy đưa hàng chục ngàn ngư dân miền Trung phải rơi vào vòng lao lý nơi xứ người kể cả hy sinh mạng sống.

Cuộc sống của những con người khốn khổ lặn lội giữa sóng gió để kiếm miếng ăn này gần như đơn độc giữa biển khơi đang là một vấn nạn chung cho đất nước vốn được mệnh danh là rừng vàng biển bạc. Cuối cùng, họ tự biến mình thành những tên tội phạm bị săn lùng và khinh miệt, mà nguyên nhân ban đầu không phải lỗi của họ.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.