Ngôi sao hy vọng của dân tộc Miến Điện

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong thời gian gần đây, song song với những chuyến công du đến Thái Lan bà Aung San Suu Kyi cũng đến những quốc gia Tây phương như Thụy Sĩ, Pháp, Anh và Na Uy, nơi bà được trao tặng giải thưởng Nobel Hoà Bình cao quý vào năm 1991 mà không có cơ hội đi nhận. Bà được chính giới và công luận đón nhận như một ngôi sao chiếu sáng trên nền trời nhân bản, như một biểu tượng của tự do dân chủ. Bà được ví như là một Mandela của dân tộc Miến Điện.

Thật vậy, Bà Suu Kyi không chỉ là một biểu tượng cho khát vọng dân chủ của dân tộc Miến Điện mà còn là một thách thức đối với những lãnh đạo quân phiệt Miến đã nắm quyền cai trị đất nước này hơn nửa thế kỷ qua.

Như tiền định, bà Suu Kyi là hiện thân của niềm hy vọng của dân tộc Miến Điện từ khi mới sinh ra. Cha của Bà, ông Aung San, người thành lập quân đội Miến khi nước này còn là một thuộc địa của Anh, là một anh hùng dân tộc. Ông Aung San bị sát hại vào năm 1947 khi Bà Suu Kyi mới 2 tuổi.

Năm 1962, khi bà Suu Kyi mới 17 tuổi, xẩy ra cuộc đảo chính của quân đội thiết lập một chính thể quân phiệt tại Miến Điện.

Bà Suu Kyi đi du học ở Ấn Độ và thành hôn với tiến sĩ Michael Aris và sống ở Anh Quốc với chồng con. Vào năm 1988, 26 năm sau, nhân dịp trở về Miến Điện để thăm viếng người mẹ hấp hối, bà Suu Kyi bị lôi cuốn vào phong trào đòi dân chủ của người dân Miến.

Khi phát biểu với tư cách là con gái của người hùng Aung San, lời phát biểu của bà Suu Kyi, mà nội dung là thẳng thắn chỉ trích chế độ quân phiệt, đã lôi kéo được đông đảo quần chúng. Bà đã có câu nói bất hủ: “Nỗi lo sợ đánh mất quyền lực làm tha hoá những người nắm quyền lực trong tay, và sự khiếp sợ bị quyền lực trừng phạt làm tha hoá những người bị quyền lực thống trị”. Một nhà dân chủ Miến đã có nhận định như sau về bà Suu Kyi: “Ngay từ khi nhìn thấy Bà tôi đã biết Bà là lãnh tụ của tôi”; và một nhà dân chủ khác đã nói: “Bà Suu Kyi đã trở thành người lãnh tụ duy nhất được dân tộc Miến công nhận kể từ khi thân phụ của Bà bị sát hại vào năm 1947”.

Lo ngại về uy tín, sự thông minh và sức thu hút của bà Suu Kyi, nhóm lãnh đạo quân phiệt Miến đã giam giữ và quản chế bà trong hơn 2 thập niên kể từ năm 1989. Mặc dầu vậy, họ chưa bao giờ thành công trong ý đồ triệt tiêu ảnh hưởng chính trị của Bà.

Vào năm 1990, lãnh đạo quân phiệt đổi tên nước Miến Điện từ Burma thành Myanmar và tổ chức bầu cử. Nhưng sau khi tổ chức Liên Minh Quốc Gia Vì Dân Chủ của bà Suu Kyi đạt được 82% số ghế trong Quốc Hội thì lãnh đạo quân phiệt Miến hủy bỏ kết quả bầu cử và tiếp tục nắm quyền.

Năm sau đó, 1991, bà Suu Kyi được trao giải Nobel Hoà Bình. Bà không tới thủ đô Oslo của Na Uy để lãnh giải vì sợ rằng nếu ra đi thì sẽ không được phép trở lại Miến Điện. Ước mơ này Bà đã thực hiện 21 năm sau đó khi tới Na Uy và đọc bài diễn văn nhận giải thưởng cách đây ít ngày.

Bước ngoặt trong tiến trình dân chủ hoá của Miến Điện là Cuộc Cách Mạng Áo Cà Sa của các nhà sư Miến vào năm 2007. Tuy thẳng tay đàn áp cuộc biểu tình đổ máu này nhưng nhóm lãnh đạo quân phiệt Miến đã có biểu hiện chỉ dấu của dân chủ hoá qua việc viết lại Hiến Pháp dự trù thiết lập một chính phủ dân sự vào năm sau đó. Và tiếp theo là việc trả tự do cho bà Suu Kyi vào Tháng 11 năm 2010.

Kể từ thời điểm đó, bà Suu Kyi đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình dân chủ hoá của Miến Điện qua những điều đình với Tổng Thống Thein Sein dẫn đến việc phóng thích các tù chính trị, việc hợp thức hoá các công đoàn cũng như những cải cách kinh tế rộng lớn. Và mặc dầu quyền tự do ngôn luận vẫn còn rất giới hạn, việc công kích chính phủ đã được chấp nhận. Trong không khí cởi mở dân chủ đó, Liên Minh Quốc Gia Vì Dân Chủ của bà Suu Kyi đã quyết định tham gia cuộc bầu cử bổ túc vào ngày 1 tháng 4 năm nay và bà Suu Kyi đã chính thức trở thành dân biểu và là lãnh tụ của đối lập trong Quốc Hội.

Khi được hỏi và đánh giá về mức độ dân chủ của Miến Điện hiện nay từ 1 (thấp) tới 10 (cao) thì bà Suu Kyi nói là mới chỉ trên đường tiến tới mức số 1. Đảng của Bà mới chỉ chiếm được 43 ghế trên tổng số hơn 600 ghế trong Quốc Hội Miến, và Hiến Pháp vẫn còn cho phép quân đội nắm quyền nếu cần thiết. Bà Suu Kyi luôn cảnh giác thế giới và dân chúng Miến Điện là không nên có thái độ lạc quan quá trớn về tương lai của Miến Điện, cho rằng một thái độ như vậy thật sự không giúp ích gì cho đất nước này.

Bà Suu Kyi cũng rất quan tâm về mối quan hệ với Hoa Kỳ và Trung Quốc. Vì Miến Điện là quốc gia có tiềm năng rất lớn về thủy điện và dầu khí ngoài khơi nên có sức thu hút các công ty Tây phương, nhất là sau khi Ngoại Trưởng Hillary Clinton gặp gỡ bà Suu Kyi vào Tháng 12 năm ngoái dẫn đến dự trù bãi bỏ cấm vận đối với Miến Điện. Tuy nhiên, sự hiện diện của Trung Quốc tại Miến Điện với mức đầu tư lên tới $27 tỉ Mỹ kim là một yếu tố quan trọng. Nhưng ngược lại, thái độ lấn lướt của người láng giềng khổng lồ Trung Quốc đã gây phản cảm đối với người dân Miến và dẫn đến một quyết định mang tính ái quốc của Miến Điện qua việc hủy bỏ chương trình xây cất đập thủy điện trị giá $3,6 tỉ mỹ kim mà 90% năng lượng sẽ được chuyển sang Trung Quốc.

Bà Suu Kyi luôn cảnh giác là việc mở cửa với Tây phương không được dẫn tới một sự đối đầu với Trung Quốc. Bà Suu Kyi nói: “Tôi luôn lo ngại là Miến Điện trở thành bãi chiến trường giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Miến Điện phải là môi trường hoà hợp giữa hai quốc gia to lớn đó!”

Từ suy tư, lời nói, đến hành động, Bà Aung San Suu Kyi thật sự đặt nhu cầu ấm no, hạnh phúc, và nhân phẩm của mọi sắc dân Miến Điện lên trên hết và trước hết. Bà xứng đáng với tiếng hô chào đón vang rền của dân chúng tại những nơi bà ghé thăm: “Mẹ Suu Kyi, mẹ Suu Kyi!”.

Nguồn: http://diendanctm.blogspot.com

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.

Sau Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ trong hàng "tứ trụ" đã "xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.” Ảnh: Nhac Nguyên/ AFP

Còn ai liêm khiết?

Hiện trạng chính trị tại Việt Nam là sự thối rữa từ các cấp. Lũng đoạn và thao túng chính trị luôn hiện diện, bất chấp pháp luật. Các thế lực ngầm tồn tại như loạn Sứ quân. Họ hùng cứ một cõi, cho đàn em tung hoành và quấy nhiễu!

Thông tin bị nhiễu loạn. Đấu đá nội bộ nhằm tranh giành ảnh hưởng trong bộ máy cầm quyền nên mới có chuyện các lãnh đạo chủ chốt trước khi bị trảm nhưng thông tin đã rò rỉ, ngập tràn mạng xã hội, từ trong và ngoài nước.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.