Ngày thứ nhì của chuyến đi Miến Điện: Chúng ta đang đi đúng đường!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Phái đoàn các anh em hoạt động dân chủ Việt Nam đã bắt đầu ngày thứ nhì của chuyến đi học hỏi Miến Điện với một buổi gặp gỡ rất thú vị với một tổ chức đấu tranh của giới trẻ mang tên Generation Wave (Thế Hệ Cơn Sóng). Generation Wave ra đời sau cuộc xuống đường và bị đàn áp đẫm máu của các sư sãi vào năm 2007. Họ được các tổ chức quốc tế biết đến như một tổ chức trẻ với nhiều sáng kiến và phương thức đấu tranh mới lạ.

Khi nghe đại diện Generation Wave trình bày về quá trình hoạt động của họ, chúng tôi không ngừng liên tưởng đến phong trào Zombie của Việt Nam. Cũng là những người trẻ, cũng đầy nhiệt huyết cho đất nước, cũng có những cách thức rất sáng tạo trong đấu tranh, thậm chí hai bên rất giống nhau trong nhiều phương thức hành động. Tuy nhiên, Generation Wave có tính tổ chức cao, có đường lối hành động và phát triển nhân sự rõ rệt, vì vậy, dù chỉ một thời gian ngắn ngủi sau khi thành lập, từ những thanh niên trẻ phải lấy tiền bố mẹ cho đi học để sử dụng cho việc hoạt động, họ đã trở thành một tổ chức được nhiều sự hậu thuẫn và tài trợ từ quốc tế.

Buổi gặp gỡ tiếp theo của phái đoàn là với Đài Tiếng Nói Dân Chủ Miến Điện (DVB), một đài truyền hình và truyền thanh đã hoạt động ngoài Miến Điện nhưng phát sóng về nước. Tuy nhiên, sau năm 2012 họ đã trở về Miến Điện và trở thành cơ quan truyền thông độc lập duy nhất tại đất nước này cho đến hôm nay. Hiện nay DVB có một mạng lưới gồm hơn 150 ký giả trải dài trên mọi tỉnh thành của đất nước.

Chia sẻ về việc hoạt động dân báo, anh Than Win Htut, người sáng lập ra đài DVB nói rằng: “Muốn làm dân báo trong chế độ độc tài, điều kiện đầu tiên: phải chấp nhận đàn áp, tù đày!” Trong vụ xuống đường của các sư sãi vào năm 2007, các ký giả dân báo làm việc cho DVB đã không quản ngại nguy hiểm để quay hình lại những cảnh đàn áp khủng khiếp và gởi ra bên ngoài, nhờ vào đó thế giới đã chứng kiến được thảm trạng tàn khốc của Miến Điện dưới chế độ độc tài quân phiệt.

Một năm sau đó, một cuốn phim tài liệu mang tên Burma VJ ra đời (VJ ở đây gọi tắt cho chữ Video Journalist – phóng viên thu hình). Cuốn phim nói về những ký giả can trường của đài DVB đã nhận được hơn năm mươi giải quốc tế và được đề cử cho giải Oscar. Sau khi nhìn thấy được sự tận tụy và chuyên nghiệp của các ký giả dân báo của Miến Điện, cả phái đoàn khi bước ra khỏi trụ sở đài DVB ai cũng phải trầm trồ rằng: bây giờ thì có thể hiểu tại sao tình hình Miến Điện lại được thế giới quan tâm như vậy!

Buổi họp tiếp theo là với Hội Hỗ Trợ Tù Nhân Chính Trị Miến Điện (AAPP). Đây là tổ chức làm việc để hỗ trợ mọi mặt cho các tù nhân chính trị, từ việc tổ chức các chiến dịch kêu gọi tự do cho tù nhân chính trị, đến giúp đỡ gia đình họ khi họ còn ở tù hay giúp chính họ khi ra tù. Đặc biệt, AAPP còn dạy nghề cho các tù nhân chính trị sau khi ra tù để họ có công ăn việc làm và trở lại với đời sống bình thường.

Khi vừa bước vào văn phòng của AAPP, chúng tôi lặng người bởi một bức tường lớn đăng di ảnh các tù nhân chính trị đã chết trong ngục tù tại Miến Điện trong 30 năm qua. Nhiều người chết vì tra tấn, có người chết trên đường đến trại tù, và có người như một sự phản kháng cuối cùng – chết sau khi tuyệt thực. (Nhưng đó là chuyện của quá khứ).

Sau một tiếng rưỡi trao đổi về tình hình Miến Điện và Việt Nam, người đại diện của AAPP cho rằng tình hình Việt Nam có 2 điểm khó khăn hơn Miến Điện. Thứ nhất, “vấn đề Việt Nam quốc tế biết còn ít quá, các bạn cần làm nhiều chiến dịch, nhỏ thôi, không cần to tát gì, nhưng làm nhiều, thật nhiều để tạo tiếng vang tranh thủ sự quan tâm của quốc tế.”

Và điều thứ hai, theo anh, “ở Miến Điện ngay thời điểm này nếu tôi bị cảnh sát bắt giữ, tôi có thể an tâm là dầu gì thì sinh mạng tôi cũng được bảo đảm! Tôi biết điều này không xãy ra cho Việt Nam của các bạn. Tôi biết các bạn nếu bị bắt giữ, dù là vì chính trị hay dân sự, việc lớn hay nhỏ, tính mạng của các bạn bị lâm nguy.” Các anh em trong phái đoàn ngẩn người “sao họ hiểu tình hình côn an nước mình đến thế!”

Chỉ vọn vẹn trong nửa ngày, chúng tôi đã học hỏi rất nhiều điều với sự ngưỡng mộ không ngừng đối với phong trào Miến Điện. Các tổ chức của họ làm việc rất chuyên nghiệp, họ nhận được sự quan tâm và tài trợ khá nhiều từ quốc tế, đa số người dân của họ sẵn sàng bày tỏ và hành động cho lý tưởng dân chủ. Nhưng chúng tôi cũng lấy làm vui vì khi nhìn lại phong trào Việt Nam, mặc dù còn yếu, còn cần nhiều hơn nữa sự quan tâm của quốc tế, nhưng qua những gì nhìn thấy từ các tổ chức Miến Điện, có một điều có thể chắc chắn rằng: chúng ta đang đi đúng đường!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.