Ngày thứ hai Đoàn ngư dân Song Ngọc lên đường khởi kiện Formosa

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

(15.02.2017) – Sáng hôm nay 15.02 ngày thứ hai cuộc lên đường nộp đơn khởi kiện Formosa do cha Gioan Baotixita Nguyễn Đình Thục, chánh xứ Song Ngọc dẫn đầu cùng hơn 500 bà con xã Quỳnh Ngọc tiếp tục lên đường sau một đêm tạm nghỉ tại giáo xứ Đông Tháp.

Từ sáng sớm bà con tại Giáo xứ Nghi Lộc đã đến Đông Tháp để cùng đồng hành với đoàn.

Tại G.x Phú Linh cha xứ thông báo: “khi nào bà con nghe đánh chuông thì xuống đường hỗ trợ cùng Song Ngọc. Khi nào Song Ngọc cần Phú Linh sẵn sàng giúp đỡ.”

Trước toàn thể cộng đoàn, cha JB Nguyễn Đình Thục thông báo, Tòa Giám Mục yêu cầu Đoàn Song Ngọc trở về nhà và cử người đại diện đi nộp đơn.

Trong tinh thần vâng phục Bề trên giáo phận, cha Quản xứ giáo xứ Song Ngọc yêu cầu bà con trở về nhà, cha sẽ một mình đi gửi đơn kiện Formosa. Và, ngài muốn đi thăm các nạn nhân bị lực lượng chức năng – công an, CSGT, CSCĐ, an ninh chìm nổi… – đã hành hung, đánh đập, ném đá và nhả đạn vào người dân vào chiều hôm qua. Các nạn nhân này đang cấp cứu tại các bệnh viện.

Cha JB Thục cũng thông báo, những ai bị lực lượng chức năng hành hung, bị thu giữ hoặc đập phá điện thoại, tài sản thì ở lại giáo xứ Đông Tháp để kê khai. Cha sẽ tổng hợp lại những thiệt hại đã mất mát.

Như GNsP đã loan tin, hôm qua, tại khu vực Diễn Châu, nhà cầm quyền Nghệ An huy động lực lượng CSCĐ, CSGT, công an các loại, kể cả côn đồ… rất đông bao vây đoàn Song Ngọc. Giới chức cầm quyền đã ra tay bắt bớ, đàn áp, dùng đá ném và dùng đạn bắn vào đoàn. Nhiều thanh niên, người lớn tuổi, các phóng viên tự do và CTV GNsP bị thương, thậm chí cha Thục bị công an đánh chảy máu miệng.

Đoàn Song Ngọc đã nghỉ đêm tại giáo xứ Đông Tháp, thuộc giáo phận Vinh.

Được biết, đoàn ngư dân Song Ngọc được rất nhiều linh mục, bà con giáo dân cũng như lương dân ủng hộ, yểm trợ nước và bánh dọc đường trong suốt chuyến đi ngày hôm qua.

Pv.GNsP tại Nghệ An sẽ tiếp tục cập nhật và tường trình đến quý độc giả. Xin quý vị dõi theo.

Pv.GNsP

Xem tường thuật hành trình giáo dân Song Ngọc đi nộp đơn khởi kiện Formosa tại đây

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (gọi tắt là SCB) của đại gia Trương Mỹ Lan được chính phủ Việt Nam bơm tiền cứu. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Giải cứu SCB: Lợi bất cập hại!

Không ngoài dự đoán của giới quan sát, chính phủ Việt Nam đã bơm tiền cứu ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn (gọi tắt là SCB) của đại gia Trương Mỹ Lan, ngăn chặn một vụ sụp đổ dây chuyền cả hệ thống tài chính quốc gia. Nhưng cứu được không? Và bao nhiêu tiền là đủ?

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.