Ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8/3: Sài Gòn hướng về những người phụ nữ dấn thân đang bị cầm tù

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vai trò của phụ nữ trong đấu tranh tại Việt Nam

Chiều 7 tháng 3 năm 2017, tại Sài Gòn đã diễn ra cuộc hội luận trực tiếp để hướng về những nữ Tù Nhân Lương Tâm đang bị cầm tù vì đấu tranh cho sự tiến bộ của con người và xã hội Việt Nam nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc Tế Phụ Nữ 08.03 lần thứ 107.

Trong buổi hội thảo có sự đại diện đến từ các nhóm xã hội dân sự đang hoạt động tại Sài Gòn như Hội Anh Em Dân Chủ, Con Đường Việt Nam, nhóm Vì Môi Trường, Chấn Hưng Nước Việt, Hội Hỗ Trợ Nạn Nhân Bị Bạo Hành, Đảng Việt Tân… và các cá nhân quan tâm ủng hộ.

Trong tư cách là một diễn giả, cựu TNLT Bùi Thị Minh Hằng và Minh Hạnh đã có bài chia sẻ về tất cả mọi mặt trong con đường đấu tranh của hai người phụ nữ này. Từ đó cho thấy muôn mặt đời sống của những phụ nữ dấn thân đấu tranh trực tiếp hoặc âm thầm tiếp sức cho chồng, con của mình đấu tranh.

Nhiều câu hỏi hết sức đời thường nhưng sâu sắc, chân thành được mọi người đặt ra để hiểu rõ hơn tại sao phụ nữ lại dấn thân đấu tranh mạnh mẽ, kiên cường, quyết liệt đến như vậy ?

Tất cả đều được trả lời đó chính là sức mạnh bằng cả khối óc, con tim, tình yêu, lý tưởng cho quê hương Việt Nam, cho con người Việt Nam được tự do, dân chủ, phẩm giá và quyền con người được tôn trọng.

Cựu TNLT Minh Hằng và Minh Hạnh chia sẻ: “đã bao nhiêu năm chúng tôi mới có được ngày lễ kỷ niệm dành cho phụ nữ đáng quí như thế này, đã tạo cho chúng tôi diễn đàn để nói lên tất cả tâm tư, suy nghĩ về việc đấu tranh cho quê hương đất nước, cho chúng tôi được sống trong bầu khí thân tình, yêu thương và sự sẻ chia, quan tâm của tất cả mọi người dành cho chúng tôi cũng như cho các nữ TNLT khác”.

Cựu TNLT Lê Thăng Long, là thành viên của nhóm Chấn Hưng Đất Việt chia sẻ cảm nhận của mình: “Tôi biết ơn, cảm kích và khâm phục đến tất cả các chị em đấu tranh ở Việt Nam cũng như hải ngoại, nữ tù nhân lương tâm đã có những dấn thân, tiếng nói vô cùng lớn lao cho công cuộc đấu tranh”.

Nhạc sĩ Tuấn Khanh chia sẻ trong cuối buổi hội luận: “Những người phụ nữ dấn thân như chị Hằng, Chị Hạnh là niềm cảm hứng lớn cho một thế hệ, cho một thời đại với một xã hội có nhiều bất công đang xảy ra. Có rất nhiều phụ nữ đang là người dẫn đầu cho các tiến trình để giúp cho con người ta được sống trong xã hội tốt đẹp hơn. Không chỉ có Nam giới mới làm được mà phụ nữ đang làm được điều đó.

Còn rất nhiều người phụ nữ thầm lặng đang đấu tranh cho quyền con người, quyền tín ngưỡng, xây dựng thế giới mới. Con đường đi của chúng ta còn dài và nếu như không có họ thì con đường đi còn dài hơn nữa”.

Nhiều nữ Tù Nhân Lương Tâm đang bị cầm tù hay những người Mẹ, người Vợ đang âm thầm hi sinh cho công cuộc đấu tranh đã được xướng tên để hướng về các chị, các mẹ như Trần Thị Nga, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Thúy, Cấn Thị Thêu, Lê Thu Hà, Nguyễn Thị Minh Thúy…

JPEG - 60.3 kb
Cựu TNLT Bùi Thị Minh Hằng

JPEG - 66.2 kb
CTNLT Đỗ Thị Minh Hạnh

JPEG - 76.5 kb

JPEG - 83.9 kb
CTNLT Paulus Lê Sơn

Paulus Lê Sơn tường trình từ Sài Gòn

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam ngày 02/03/2023 trước Quốc Hội, Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: AP - Nhan Huu Sang

Việt Nam: Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền?

Có thể là một số người trong vòng quyền lực thứ nhất biết được tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng và tự cho phép khơi mào cuộc chiến hay còn gọi là cuộc đấu tranh nội bộ để giữ những vị trí cao nhất trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Có nghĩa là cuộc tranh giành kế thừa ông Trọng đã được phát động. (TS Benoît de Tréglodé, Giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp – IRSEM)

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương phát biểu trước giới truyền thông trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại dinh thủ tướng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 27 tháng 11 năm 2023. Ảnh: AP

Các nhà phân tích: Việc chủ tịch nước Việt Nam từ chức cho thấy đấu đá trong nội bộ đảng

Các nhà phân tích cho rằng việc Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng từ chức trong tháng này, chỉ sau một năm trong nhiệm kỳ 5 năm, cho thấy sự đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản và tình trạng bất ổn chính trị tại Việt Nam, ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

Người dân Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện... hôm 17/3/2024 tại TP. Santiago. Ảnh chụp màn hình video Aljazeera.com

Cuba

Trong 2 ngày 17 – 18/3 (2024) vừa rồi, truyền thông thế giới đưa tin hàng nghìn người, rồi cả vạn người dân Cuba đổ ra đường biểu tình.

… Họ, người Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện. Trước đó mấy ngày, dân chúng cũng biểu tình sau khi nhà nước đột ngột tăng giá xăng đến… 500%. Họ không hô “tự do hay là chết” nữa, mà hô “dân chủ hay là chết,” “quyền sống hay là chết,” “lương thực hay là chết.”