Nên đẩy nhanh tiến trình Hội Cờ Đỏ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tình hình Việt Nam đang càng lúc càng giống các chế độ độc tài khác vào giai đoạn chót, cụ thể như hiện tượng nhà cầm quyền tung ra những nhóm “quần chúng tự phát ủng hộ chính quyền” như Hội Cờ Đỏ để đối đầu với khối quần chúng phản đối.

Một số hình ảnh còn rõ nét trong trí nhớ công luận như cảnh nhóm ủng hộ chính quyền tại Ai Cập cưỡi lạc đà xông vào đám đông dân chúng; hay cảnh nhóm ủng hộ chính quyền tại Venezuela xông vào quốc hội, dùng cán cờ và gậy gộc đánh các dân biểu độc lập; v.v.

Nhưng tất cả các trường hợp đó đều dẫn tới cùng một kết cục bất ngờ: chính các nhóm “dân chúng tự phát” này đã đẩy nhanh tiến trình làm xụp đổ chế độ.

JPEG - 75.1 kb
Nhóm ủng hộ chính quyền Mubarak cưỡi ngựa và lạc đà tung vào đám đông người biểu tình chống chính quyền tại Quảng trường Tahrir tháng Hai năm 2011. Ảnh: CNN

Từ bên ngoài, thế giới thừa biết các nhóm “quần chúng tự phát” trong các chế độ độc tài đều là sản phẩm trực tiếp của nhà cầm quyền. Do đó mọi hành vi bạo động, mọi vụ thương tích, thiệt mạng, mất tích đều được thế giới cột trách nhiệm vào cổ các lãnh tụ của chế độ, dẫn dần đến các biện pháp trừng phạt cắt viện trợ, cắt ngoại giao, phong tỏa kinh tế, đông lạnh tài sản cá nhân, v.v… Riêng tại VN, hành vi của nhóm Hội Cờ Đỏ sẽ ảnh hưởng thế nào trước, trong và sau Hội Nghị APEC vào tháng 11 sắp tới?

Nhưng các tác động từ thế giới bên ngoài chỉ là một phần. Các tác động bên trong mới đẩy nhanh tiến trình làm xụp đổ chế độ, vì các nhóm “quần chúng tự phát” trở thành mũi nhọn phá bung những vòng niềng đang gò cả xã hội.

  • Trước hết là vòng niềng pháp luật. Cụ thể như trường hợp Ai Cập và Venezuela, chính các nhóm “quần chúng tự phát” đã vô hiệu hóa các lệnh giới nghiêm, các điều cấm trong tình trạng khẩn trương quốc gia (thiết quân luật), các qui định về trật tự công cộng. Nay rõ ràng, Hội Cờ Đỏ đã đi đầu, tạo tiền lệ về Quyền Lập Hội, Quyền Hội Họp, tức bước qua đầu luôn Bộ Chính trị và Quốc hội, vốn vẫn run rẩy suốt 10 năm qua không dám ra luật.
  • Các nhóm “quần chúng tự phát” cũng đi đầu phá luôn vòng niềng công an. Hầu như nơi nào các nhóm này xuất hiện, công an sắc phục đều được lệnh lánh mặt. Sau lần đầu bị bất ngờ, dân chúng bắt đầu tự vũ trang để bảo vệ lẫn nhau. Lực lượng dân chúng luôn đông hơn gấp chục, hay gấp trăm lần các nhóm tự phát. Sau khi vô hiệu hóa các nhóm này, dân chúng thường làm chủ luôn tình hình nhiều khu vực mà công an không dám trở lại nếu đi từng đơn vị nhỏ nữa. Ngay cả các đồn công an nhỏ trong khu vực cũng bỏ ngõ.
JPEG - 60.8 kb
Trần Nhật Quang, còn được biết với cái tên là “Trùm Dư Luận Viên” được nhiều nguồn tin cho biết đã có mặt tại Nghệ An ngày 29-10-2017.

Một điểm đáng nói khác, thủ lãnh các nhóm “quần chúng tự phát” tuy do công an lọc lựa nhưng rất dễ dàng trở thành dê tế thần khi tình hình trở nên quá tệ hại và nhà cầm quyền muốn làm nguôi cơn giận của dân chúng. Trường hợp phủ phàng và đẫm máu nhất là thủ lãnh các nhóm Hồng Vệ Binh tại TQ. Có lẽ vì thế mà thủ lãnh các nhóm như Hội Cờ Đỏ chỉ có thể là những người lúc nào cũng ngà say như Trần Nhật Quang. Và dĩ nhiên, các khuôn mặt công an chỉ luôn núp phía sau.

Ngay lúc này, bà con tại Nghệ An, đặc biệt bà con Công Giáo, cần làm gì?

  • Hiển nhiên, việc đầu tiên là tự vệ tập thể – bảo vệ lẫn nhau bằng cách gom tụ lại và trang bị các dụng cụ phòng thân lẫn đánh trả nếu cần. Hội Cờ Đỏ tuy trong hình ảnh biểu dương lên tới vài trăm, nhưng chỉ cần nhìn kỹ một chút, ai cũng nhận ra đa số chỉ được công an quơ vội vào, cho tròng lên cái áo đỏ, và cho ăn nhậu tại chỗ, trông rất ngơ ngác và sẵn sàng bỏ chạy. Còn nhóm hùng hổ cốt lõi thực ra rất nhỏ, đếm chỉ trên đầu ngón tay, và không thấm gì so với tổng số bà con tự vệ tập thể.
  • Việc quan trọng kế tiếp là liên tục theo dõi, chụp hình các bộ mặt thủ lãnh và những kẻ mang vẻ chỉ đạo phía sau, như lâu lâu lại nói nhỏ vào tai các thủ lãnh. Các hình ảnh này sẽ giúp truy ra họ là ai.
  • Và việc cần thiết thứ 3 là cử người đến gần một số thành viên hoặc ngay cả nhập vào Hội Cờ Đỏ để lấy tin tức về tình hình nội bộ và các dự tính sắp tới.

Sự xuất hiện của những nhóm như Hội Cờ Đỏ vừa là chỉ dấu tình hình không sáng sủa chút nào cho chế độ, vừa có tác động khá độc hại cho họ NẾU bà con chúng ta đủ bình tĩnh và cùng gìúp nhau khai thác có hệ thống.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua.