Năng suất lao động Việt Nam có thua ai không?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) vừa công bố một thông điệp làm nhiều người sửng sốt: năng suất lao động Việt Nam thấp nhất trong toàn khu vực Châu Á – Thái bình dương.

Tổ chức Lao động Quốc tế cũng đưa ra số liệu so sánh: cứ 5 người lao động Việt Nam làm việc có năng suất bằng 2 người Thái Lan; một người Ma Lai Xi A bằng 5 người Việt Nam; 1 người Singapore bằng 15 người Việt Nam; v.v…. Ai cũng biết năng suất lao động ở Việt Nam còn thấp, song thấp đến mức thấp nhất ở khu vực Châu Á – Thái bình dương là điều không thể tưởng tượng nổi.

Xưa nay chỉ có thông tin một chiều, những con số của Đảng đưa đến người dân đặc sệt một màu hồng, ít có vết gợn đục. Nào là dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng; chế độ xã hội chủ nghĩa là chế độ ưu việt; một chế độ có năng suất lao động cao gấp nhiều lần so với chủ nghĩa tư bản… Sau gần bẩy thập niên ở Miền Bắc và gần bốn mươi năm trên phạm vi cả nước, chế độ xã hội chủ nghĩa mà đặc trưng là độc tôn Đảng trị đã đưa đến một đất nước xét về mọi yếu tố thì không thể thua kém bất cứ một nước nào ở khu vực, ấy vậy mà hình ảnh đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam vẫn chưa ngoi lên để ngang tầm với họ, vẫn đang tụt hậu và ngày càng có nguy cơ tụt hậu xa hơn. Thật xấu hổ khi mà một cá thể con người Việt Nam không hề thua kém so với cá thể người Thái Lan, người Ma Lai Xi A, người Singapore nhưng cả một cộng đồng dân tộc ta sao lại kém cỏi đến vậy sao? Nguyên nhân của nó là gi?

Các nhà quản lý Việt Nam đưa ra hai nguyên nhân chính, đó là do công nghệ lạc hậu và trình độ tay nghề đội ngũ thợ thuyền Việt Nam cũ kỹ, kém cỏi.

Trước hết hãy bàn đến công nghệ lạc hậu. Các chuyên gia kinh tế từ nhiều năm nay đã cảnh báo trong thời đại ngày nay, các nước phát triển đang tìm cách đẩy những công nghệ cũ kỹ, công nghệ lạc hậu đến các nước đang phát triển. Việt Nam đang có nguy cơ trở thành bãi rác thải của các nước phát triển. Các công nghệ lạc hậu và đầy nguy hại về môi sinh vẫn đang tuồn vào Việt Nam một cách vô tội vạ. Lý do dẫn đến tình cảnh này một phần đến từ tư duy của giới cầm quyền Cộng sản Việt Nam. Họ chưa đủ tầm để đối diện và đối phó với thế giới bên ngoài. Khi các công nghệ lạc hậu được quảng bá, đưa ra rao bán với Việt Nam, dưới con mắt của các nhà quản lý Việt Nam thì đó đều là công nghệ hiện đại, đều là niềm mơ ước lâu đời của Việt Nam. Vì vậy họ không ngần ngại ký kết đưa vào phục vụ đất nước.

Lý do thứ nhì là giá cả. Công nghệ lạc hậu giá rẻ, phù hợp với ngân khố Việt Nam. Nhưng quan trọng hơn cả đối với họ, những máy móc thiết bị cũ kỹ là miếng mồi béo bở cho giới quan tham. Họ dễ dàng khai khống đội giá thành lên gấp nhiều lần, thậm chí dối trá chuyển từ cũ thành mới để lấy tiền chia chác với nhau. Thí dụ điển hình là tập đoàn Vinashin.

Công nghệ cũ cũng rẻ vì dễ vận hành. Đội ngũ thợ thuyền ở Việt Nam có thể chỉ cần qua các lớp bồi dưỡng ngắn ngày là có thể vận hành được rồi, khỏi phải tốn tiền đào tạo. Đó là tầm nhìn của những nhà quản lý dưới chế độ được gọi là đỉnh cao trí tuệ nhân loại. Hậu quả của nó là: chế độ bảo dưỡng cao, máy móc chóng hỏng, sản phẩm thấp chất lượng, năng suất lao động thấp, làm cho nên kinh tế kém phát triển.

Đội ngũ công nhân Việt Nam tuyệt đại đa số được đào tạo ở trong nước. Với một nền giáo dục đào tạo như ở Việt Nam thì không thể có được những công nhân có tay nghề cao được. Hệ thống giáo dục nói chung, và ngành đào tạo nghề nói riêng chưa có một trường nào ngang tầm với khu vực. Một số rất nhỏ công nhân có tay nghề cao nhờ được đào tạo ở nước ngoài thì công nghệ trong nước lạc hậu không tận dụng hay phát huy được tay nghề của họ. Chế độ đãi ngộ cũng thấp và phần lớn dựa vào “quen biết” và hối lộ. Hậu quả là nhiều người đành tìm đường ra nước ngoài kiếm việc làm, bỏ lại quê hương đất nước.

Tư duy, tác phong của những đội ngũ thợ thuyền Việt Nam cũng chưa theo kịp nền khoa học công nghệ tiên tiến. Trình độ quản lý yếu kém do chế độ tập trung quan liêu bao cấp vẫn còn ăn sâu trong tiềm thức của giới lãnh đạo quản lý đất nước. Sự can thiệp của Đảng, nhà nước vào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, ném tiền qua cửa sổ chăm bẵm cho các tập đoàn kinh tế nhà nước trong nhiều năm làm ăn thua lỗ, nhằm phục vụ nhiệm vụ chính trị là giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, làm cho nền kinh tế đất nước kiệt quệ.

Hiện tượng năng suất lao động thấp ở Việt Nam là hậu quả của nhiều nguyên nhân mà ai cũng có thể thấy khá rõ. Mọi người cũng có thể thấy luôn các nguyên nhân ấy đều có gốc từ guồng máy chế độ cai trị độc tài mà ra. Nhưng điều đáng buồn và đáng lo hơn nữa là mọi chế độ độc tài đều đặt sự vững bền của cái ghế cai trị trên nền tảng duy trì sự yếu kém của đại khối quần chúng nói chung. Và khi giới lãnh đạo càng kém thì dân chúng lại càng phải ở mức kém xa hơn nữa.

Sau hết, để bù vào tình trạng lạc hậu của đất nước, lãnh đạo đảng tăng cường guồng máy công an để bịt miệng những kẻ chỉ ra thực trạng đó và gia tăng guồng máy tuyên truyền để luôn so sánh đất nước giàu đẹp hôm nay với thời … cộng sản nguyên thủy.

Nguồn: FB CTM

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.