Mỹ tiếp các nhà hoạt động VN ở hải ngoại

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Một cuộc tiếp xúc giữa chính quyền Mỹ với một số đại diện giới hoạt động người Việt Nam tại hải ngoại đã diễn ra ở Nhà trắng hôm thứ Tư, theo nguồn tin BBC được biết.

Hôm 01/7/2015, các thành viên của cộng đồng hoạt động dân chủ, nhân quyền của Việt Nam tại Mỹ, các ông Cù Huy Hà Vũ, cựu tù nhân chính trị, bác sỹ Nguyễn Quốc Quân, đại diện Cao trào Nhân bản, đại diện các tổ chức và đảng phái như BP SOS, Đảng dân chủ Việt Nam, Việt Tân đã được các quan chức Bộ ngoại giao Mỹ tiếp ở tòa nhà Eisenhower Building, thuộc Nhà Trắng.

JPEG - 42.3 kb
Phó Trợ lý Ngoại trưởng Scott Busby (bìa phải) và giới hoạt động người Việt trước cuộc gặp

Về phía Mỹ, những người tiếp là Giám đốc cấp cao Vụ Châu Á, Dan Kritenbrink, Giám đốc cấp cao Vụ đa phương và Nhân quyền, Stephen Pomper, ngoài ra còn có các quan chức thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ như Phó Trợ lý Ngoại trưởng Scott Busby.

Các nguồn tin cho BBC hay Nhà Trắng “muốn chia sẻ với chúng tôi kế hoạch của họ và lắng nghe các ý kiến, thông tin về cuộc gặp tới đây với ông Nguyễn Phú Trọng”.

’Tham vấn ý kiến’

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng theo dự kiến sẽ thăm Mỹ vào đầu tuần sau, trong một chuyến thăm lần đầu tiên của một Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam tới Hoa Kỳ.

“Họ (phía Mỹ) không muốn thông báo chính thức ngày giờ chuyến thăm nhưng nhấn mạnh chuyến thăm sẽ diễn ra vào đầu tuần tới…

“Về cơ bản, họ nói là đã tiếp Chủ tịch nước, Thủ tướng Việt Nam và bây giờ họ muốn gặp nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản… và mục đích của cuộc gặp là để đặt ra các bước đi cho việc thực hiện quan hệ đối tác toàn diện,” vẫn nguồn tin này cho BBC hay.

Nguồn: BBC

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua. 

Tổng Thống Joe Biden (giữa) đón ông Fumio Kishida (phải), thủ tướng Nhật, và ông Ferdinand Marcos Jr, tổng thống Philippines, tại Toà Bạch Ốc, 12/4/2024. Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images

Biden nỗ lực tăng cường liên minh Mỹ-Nhật-Philippines chống Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc, nhấn mạnh rằng hành động của Bắc Kinh bị xem là “sự đe dọa an ninh” và xem Trung Quốc là “kẻ ngoài lề trong khu vực.”

Các nhà lãnh đạo đồng minh nhấn mạnh cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông và tuyên bố tuần tra chung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thể hiện mặt trận thống nhất chống lại hành vi hung hãn của Trung Quốc.