Muối Tập Cận Bình và vết thương Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chỉ trong vài ngày vừa qua, từ khi nhà cầm quyền Việt Nam loan tải trên báo đài sẽ đón rước long trọng ông Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trung Quốc, đến đất nước này, nhiều phản ứng trong hàng ngũ đảng viên đã bật lên với vô số câu hỏi tại sao:

– Đón rước họ Tập linh đình đến Việt Nam — và phải đón trước chuyến thăm của Tổng thống Obama đúng theo lệnh Bắc Kinh — để làm gì?

– Nếu còn sợ Tàu đến thế thì ngả theo Mỹ gần đây để làm gì?

JPEG - 81.2 kb
Tập Cận Bình và Nguyễn Phú Trọng tại Sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 7/4/2015.

– Tại sao giới lãnh đạo đảng cứ nhất định phải tung ra những thông điệp nửa khôn nửa dại như thế?

– Lãnh đạo đảng CSVN nghĩ họ có thể đánh lừa hay đu dây với ai khi mà cả Mỹ lẫn Tàu đều đã viết rành rẽ trên giấy trắng mực đen về ý định đó của Hà Nội?

– Giới lãnh đạo Việt Nam nghĩ họ khôn đến độ có thể “tiếp tục xin tiền Tàu để mua súng Mỹ để bắn lính Tàu để xin thêm viện trợ Nhật”? (Có đảng viên còn gắn thêm vào cuối câu hỏi này “… trong khi giải quyết chuyện ngập nước và mất nước giữa lòng thủ đô còn chưa xong?)

– v.v…

Còn đối với đại khối những người Việt đang rất lo âu về vận mạng đất nước, viễn cảnh đón rước tên “trùm xâm lược” chỉ càng làm tăng nỗi uất hận và đau lòng:

Thứ nhất, tiếp rước ông Tập Cận Bình là sự sỉ nhục và phản bội anh linh những con dân Việt đã bỏ mình bảo vệ đất nước tại Hoàng Sa, Trường Sa, và dọc theo biên giới phía Bắc suốt 10 năm trường. Ông Tập, kể từ khi lên nắm quyền, đã đề xướng chính sách “Trung Quốc mộng”, gia tăng vận tốc lấn chiếm chủ quyền và tài nguyên của Việt Nam, đặc biệt tại những vùng đã nhuộm máu các chiến sĩ Việt Nam.

Thứ hai, tiếp rước ông Tập Cận Bình là tiếp tục che mắt toàn dân về mối tai họa đang bao trùm lên đất nước và về một tình hữu nghị không hề có. Ông Tập, kể từ khi lên nắm quyền, đã ra lệnh gấp rút bồi đắp và biến các đảo tại Hoàng Sa và Trường Sa thành những căn cứ quân sự của Trung Quốc, với khả tăng tiêm kích nhiều tỉnh dọc bờ biển miền trung và miền nam Việt Nam. Và trong suốt mấy năm qua, không có tháng nào không có các ngư dân Việt bị cướp, đánh, đâm nát tàu, và giết hại dưới tay hải quân Trung Quốc. Nhiều trường hợp chết mất xác!

Thứ ba, tiếp rước ông Tập Cận Bình là một thông điệp sai lầm và tai hại gởi đến Bắc Kinh. Trong lúc nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục từ chối khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế và từ chối bảo vệ ngư dân Việt ngoài khơi, thì việc trải thảm đỏ tiếp rước ông Tập chỉ khiến giới lãnh đạo Trung Quốc càng thêm tự tin để lấn tới; họ tin chắc dân tộc Việt Nam sẽ tiếp tục run sợ và chấp nhận sự đã rồi.

Hơn bao giờ hết, nhân dân Việt Nam phải nói “Không!” với Tập Cận Bình. Truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt yêu quí hòa bình nhưng không bao giờ khiếp nhược trong trách nhiệm bảo vệ bờ cõi, không bao giờ viện cớ “ta còn yếu” để dâng thêm chủ quyền đất nước cho giặc.

Nếu đang sống trong một thể chế do dân làm chủ thì việc hủy bỏ màn đón rước Tập Cận Bình chắc chắn đã là ý nguyện hiển nhiên và tối thiểu của bất kỳ người Việt yêu nước và tự trọng nào. Nhưng trong thực tế đất nước hôm nay chỉ có điều hiển nhiên ngược lại: giới lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam chắc chắn không có gan để nói “không” với thiên triều, và chắc chắn chỉ riu ríu kéo nhau đến tận chân phi cơ chờ đón. Trong lúc công an được lệnh dàn trận khắp nơi, từ cửa nhiều nhà riêng đến tràn ngập đường phố, để sẵn sàng “giải quyết triệt để (1)” “từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc (2)”.

============

Ghi chú:
(1) Lời Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh.
(2) Lời Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua.