’Mục tiêu của bọn tao là thằng Quân’

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đó là câu nói “bất hủ” của một chế độ đang đưa Việt Nam “tiến lên xã hội chủ nghĩa” vào cuối năm 2012.

Trả lời phỏng vấn của Ký giả Gia Minh, Đài Á Châu Tự Do, cô Lê Thị Thảo em gái của Luật sư Lê Quốc Quân cho biết là Trịnh Văn Tư, công an kinh tế Cộng sản Việt Nam đã nói với gia đình cô rằng tất cả những vụ bắt giữ, điều tra, hành hung thân nhân của cô trong thời gian qua chỉ là để nhắm vào “Luật sư Lê Quốc Quân”. Điều này trùng hợp với tiết lộ của Blogger Nguyễn Tường Thụy khi cho biết Luật sư Quân đã chia sẻ về dự kiến anh sẽ bị bắt trước khi bị công an chận bắt vào lúc 8 giờ sáng ngày 27 tháng 12 vừa qua, trên đường đưa con đi học.

Việc Luật sư Lê Quốc Quân bị bắt về cái gọi là tội ’trốn thuế’ như báo chí lề phải đã loan tin theo kịch bản của công an, thực chất là đòn khủng bố độc ác mà tập đoàn lãnh đạo Hà Nội đang muốn giáng vào gia đình Luật sư Quân. Mục tiêu của họ là tìm mọi cách để truy bức một gia đình công giáo thuần thành, một trí thức trẻ đã có những hoạt động đóng góp vào công cuộc vận động tự do, dân chủ và công bằng cho Việt Nam từ nhiều năm qua.

Luật sư Lê Quốc Quân bị bắt lần đầu tiên vào ngày mồng 8 tháng 3 năm 2007, khi anh và gia đình từ Hoa Kỳ trở về sau khóa học của cơ quan NED (National Endowment for Democracy). Trước áp lực mạnh mẽ của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, Cộng sản Việt Nam đã phải trả tự do cho anh sau hơn 3 tháng giam giữ phi lý. Ngày 5 tháng 4 năm 2011, Luật sư Lê Quốc Quân bị bắt giữ lần thứ hai cùng với Bác sĩ Phạm Hồng Sơn khi đến quan sát phiên tòa xét xử Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ bên ngoài Tòa án nhân dân tối cao Hà Nội. Trước áp lực của chính giới Hoa Kỳ và Quốc tế, nhất là trước áp lực mạnh mẽ của Cộng đồng Công giáo qua các buổi lễ cầu nguyện tại Thái Hà và Vinh, CSVN đã phải trả tự do cho Luật sư Quân và Bác sĩ Sơn sau hơn 1 tuần giam giữ phi pháp vào ngày 13 tháng 4 năm 2011.

Ngoài hai lần bị bắt giữ, Luật sư Lê Quốc Quân còn bị chính quyền quận Hoàn Kiếm, Hà Nội mang ra “đấu tố” nhiều lần khi anh tự nộp đơn ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XII vào tháng 6 năm 2011. Sau đó, bộ máy tuyên truyền của chế độ đã tung ra hàng loạt bài báo xuyên tạc và vu cáo những giúp đỡ của anh đối với bà con dân oan khiếu kiện ruộng đất bị chính quyền cưỡng đoạt, và nhất là sau khi anh tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược biển Đông. Cao điểm của những vụ xách nhiễu nói trên là CSVN đã cho công an giả làm “đầu gấu” chận đường đánh, gây thương tích khiến anh phải vào nhà thương điều trị hôm 10 tháng 8 năm 2012.

Tung ra hàng loạt vụ trấn áp, đấu tố, đe dọa kể cả những vụ xách nhiễu bằng đầu gấu, nhưng CSVN đã không thể nào ngăn chận nhiệt tình yêu nước và ý chí đấu tranh cho tự do dân chủ của Luật sư Lê Quốc Quân. Do đó chế độ đã dùng tới đòn khủng bố vào gia đình để tạo áp lực. Sáng ngày 3 tháng 10, công an Hà Nội đã dựng chuyện ’trốn thuế’, tung một lực lượng công an rất đông xông vào hai trụ sở của công ty Vietnam Credit ở Hà Nội và Sài Gòn lục soát, tịch thu tài sản và bắt giữ anh Lê Đình Quản, chủ nhân công ty và cũng là em trai của Luật sư Quân.

Mặc dù Luật sư Lê Quốc Quân biết là những trận đòn thù của công an CSVN sẽ tiếp tục giáng xuống gia đình của anh sau khi người em là Lê Đình Quản bị bắt, nhưng anh đã không thể im lặng trước những bất công và phi lý. Theo lời kể của Blogger Người Buôn Gió thì Luật sư Lê Quân Quốc đã rất bất bình khi mà lãnh đạo CSVN tiếp tục đàn áp quyền con người, và đem hàng loạt những người yêu nước ra xét xử với những bản án rất nặng nề trong thời gian qua.

Ngày 18 tháng 12, Luật sư Lê Quốc Quân đã phổ biến bài viết “Hiến pháp hay là bản hợp đồng điện nước?” trên trang Blog của mình để góp ý về việc tu sửa hiến pháp 1992 – sẽ được quốc hội CSVN mang ra lấy ý kiến người dân vào đầu năm 2013. Luật sư Quân đã nhấn mạnh đến nhu cầu minh định rõ quyền “con người” để hướng tới giá trị “công dân” trong hiến pháp và không có những cái đuôi “quy định theo luật pháp” như xưa nay, vốn cổ xúy cho việc vi hiến tràn lan trong đường lối cai trị của đảng và nhà nước CSVN.

Theo Luật sư Lê Quốc Quân, nếu bỏ đi cái đuôi “quy định theo luật pháp” thì các quyền tự do của công dân hiện có ghi trong điều 69 của hiến pháp đương nhiên được thực hiện và mở đường cho hàng loạt nhân quyền khác. Khi đó Nghị định cấm người đi biểu tình ở Hà Nội là vi hiến.

Luật sư Quân cho rằng nếu hiến pháp không được người dân bàn thảo và tu sửa theo tinh thần tôn trọng quyền con người một cách nghiêm túc, chống lại mọi sự lạm quyền của những cơ quan thi hành luật pháp thì dù có tu sửa năm 2013 cũng chỉ như bản “hợp đồng áp đặt theo mẫu lắp điện thoại, cấp nước, cấp điện mà người dùng ở Việt Nam buộc phải ký chứ không có cơ hội thảo luận bình đẳng.”

Những quan tâm của Luật sư Lê Quốc Quân về quyền con người – phải được xác định rõ rệt và trước tiên – nhân lúc tu sửa hiến pháp 1992 là những gợi ý chính đáng, và đang trở thành một vấn đề thu hút hàng trăm trí thức trong và ngoài nước lên tiếng qua một kiến nghị yêu cầu CSVN phải tôn trọng quyền con người mà cụ thể là bãi bỏ điều 88 Luật Hình sự.

Do đó, việc CSVN dựng ra tội ’trốn thuế’ và chận bắt Luật sư Lê Quốc Quân trên đường phố cho thấy là CSVN đã quá sợ hãi khi tìm cách bịt miệng một trí thức trẻ bằng phương thức tự “tát vào mặt mình” trước công luận:

Thứ nhất, CSVN nghĩ rằng việc dùng lý cớ “trốn thuế” để che đậy thủ đoạn đàn áp chính trị đối với một nhân vật phản kháng như Luật sư Lê Quốc Quân sẽ đặt dư luận Việt Nam và Quốc tế ở vào thế bị động, khó can thiệp. Nhưng chính việc chận bắt trên đường phố và những dữ kiện công bố của công an liên quan đến các hồ sơ gọi là trốn thuế của công ty Giải Pháp Việt Nam do Luật sư Lê Quốc Quân làm chủ, cho thấy đây là vụ án ngụy tạo như CSVN đã từng dàn dựng vụ án ’trốn thuế’ của Blogger Điếu Cày (2008) hay vụ án “hai bao cao su” đối với Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ (2010).

Thứ hai, CSVN nghĩ rằng việc bắt Luật sư Lê Quốc Quân vào thời điểm mà dư luận Quốc Tế quan tâm đến vụ xét xử Blogger Điếu Cày, Blogger Tạ Phong Tần trong phiên tòa phúc thẩm hôm 28 tháng 12 và vụ xét xử 17 Thanh Niên Công Giáo và Tin Lành vào tuần lễ đầu tháng 1 năm 2013, sẽ phô diễn sự cứng rắn của chế độ đối với phong trào dân chủ. Nhưng chính họ chọn thời điểm bận rộn của thế giới vào dịp cuối năm 2012 và nhất là thời điểm bắt đầu chuẩn bị việc lấy ý kiến người dân về việc tu sửa bản hiến pháp 1992 vào đầu năm 2013, cho thấy là CSVN đang cố tình che giấu sự lúng túng đối phó trước hai áp lực: dân chủ hóa xã hội từ bên ngoài và suy thoái niềm tin và hướng đi của đảng từ bên trong. Đồng thời, việc bắt Luật sư Quân càng cho thấy rõ hơn CSVN không hề có thực tâm hay thiện chí tu sửa hiến pháp.

Thứ ba, CSVN đã thất bại trong việc dùng cả một guồng máy bạo lực để đàn áp, đấu tố, xách nhiễu, hù dọa một trí thức trẻ yêu nước trong một thời gian dài ít ra từ năm 2007 đến nay. Lần này, việc họ dùng thủ đoạn ‘trốn thuế’ để cô lập kinh tế và triệt hạ đường sống của gia đình Luật sư Lê Quốc Quân sẽ chỉ tạo thêm sự phẫn nộ của công luận. Như chị Phạm Thanh Nghiên đã từng nói “người ta chỉ có thể giam cầm thân xác nhưng không thể nào bỏ tù lòng yêu nước”, điều này rất đúng với Luật sư Lê Quốc Quân. Mười ngày trước khi bị bắt, anh đã mở đầu bài góp ý về hiến pháp 1992 rằng: “Tôi biết rằng những điều tôi viết sau đây có thể bị đảng cộng sản vứt vào sọt rác hoặc thậm chí tệ hơn là có thể bị tống giam nhưng lòng tin vào con người, sự hệ trọng của vấn đề cùng ý thức công dân thúc bách tôi.”

Nếu năm 2012 là năm mà CSVN đã phải đối diện với nguy cơ “tự diễn biến và sụp đổ từ bên trong” theo nhận định của Vũ Văn Phúc, Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, từ những rối loạn, lạc hướng trong nội bộ; thì năm 2013 là năm mà CSVN sẽ phải trực diện nhiều áp lực của dư luận trong ngoài, tác động vào những bức xúc của xã hội do những ứng xử ngoan cố và đàn áp thô bạo của bộ máy bạo lực hiện nay. Và nếu như công an kinh tế Trịnh Văn Tư đã coi việc bắt giữ “thằng Quân là mục tiêu” thì biết đâu mục tiêu này sẽ “tát vỡ mặt” tập đoàn tham quyền cố vị đang coi những người yêu nước là kẻ thù.

Lý Thái Hùng
Ngày 1/1/2013

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.