Mầm loạn vô địch

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong niềm tự hào về sự vững chắc của thành trì Liên Xô do mình tạo ra, Lê nin khẳng định: một chế độ XHCN nếu có sụp đổ thì chỉ có thể do chính bàn tay của những người cộng sản gây ra mà thôi; không một thế lực nào bên ngoài đảng có thể làm nổi việc đó. Mầm loạn chỉ có thể có từ bên trong. Thế là Stalin, người nối nghiệp Lê-nin, đặt ưu tiên tối hậu cho hệ thống công an-mật vụ của ông là gieo kinh hoàng liên tục trong đội ngũ đảng viên, đặc biệt là hàng ngũ tướng tá quân đội, kể cả cấp chính ủy. Chính sách giết và bỏ tù đảng viên theo các con số chỉ tiêu hàng tháng, hàng năm, không cần biết có tội gì hay không, được áp dụng chặt chẽ trong thời bình để “diệt trước” các vùng ảnh hưởng và các mối liên kết trong hàng ngũ có thể phát sinh tự nhiên theo thời gian.

Tuy nhiên, chỉ đến gần cuối thế kỷ 20 và đặc biệt vào thập niên đầu của thế kỷ 21, lãnh đạo các nước cộng sản đều đã quay ngược hẳn lại với khẳng định của Lê-nin. Nay giới lãnh đạo tin rằng một chế độ XHCN chỉ có thể bị sụp đổ khi dân chúng ngoài đảng “bị xúi giục đứng lên”, sử dụng cái gọi là “sức mạnh nhân dân” để đòi lại các quyền con người của chúng. Và thế là tất cả mọi loại công an (CA), kể từ ngày Liên Xô và khối Đông Âu sụp đổ, đã chuyển sang tập trung hết mọi mũi dùi vào nhân dân. Để đủ lực bao trùm toàn bộ dân số, lãnh đạo sẵn sàng gia tăng ngân sách, vũ khí, dụng cụ, và nhất là nhân lực cho CA lên gấp 5, có khi gấp 10 lần, so với thời còn thế giới cộng sản.

Nhưng điều oái oăm và khá hiển nhiên mà lãnh đạo đảng, đặc biệt đảng CSVN, chưa nhận ra là: chính công cụ CA mà họ đang cậy dựa là mầm loạn lớn nhất cho chế độ. Nói cách khác, CA là nơi đang chất chứa mối hiểm họa cao nhất và có khả năng làm sụp đổ chế độ CHXHCNVN nhanh nhất.

Tại sao lại như vậy?

1. Mỗi người công an là một cỗ máy hút thâm thù về cho chế độ

Chính vì lãnh đạo muốn kiểm soát mọi mặt xã hội mà mọi ngõ ngách trong cuộc sống đều có CA; và ở ngõ ngách nào CA cũng tìm cách nặn cho ra tội phạm để “kiếm ăn”, từ CA giao thông đến CA khu vực, CA phường, CA quận, CA sân bay, CA cửa khẩu, CA tòa án, CA điều tra, v.v… Cảnh tra khảo dân đến chết để đòi tiền hối lộ đang tăng nhanh tại các đồn CA và ngay trên đường phố. Ngày càng nhiều các gia đình nhận tin từ CA rằng người thân của họ đã “tự thắt cổ trong tư thế ngồi”, “tự thắt cổ nhưng lại vỡ sọ”, “tự nhảy lầu qua cửa sổ nhưng lại bầm tím toàn thân”, … hoặc nhận các kết luận điều tra thuộc kiểu: “vừa bị CA chận xe lại, thì lăn ra ngủ, rồi chết.”

Các căm hận ấy càng nhân lên khi người dân bắt quả tang các cảnh CA vội vã bỏ đi đường khác khi thấy có nạn nhân giao thông nằm hấp hối trên mặt đường; các cảnh CA xịt hơi cay xối xả vào ngay sát mặt những người dân tay không, đứng chịu trận; các cảnh CA đánh đập phụ nữ bất kể những vùng hiểm yếu trên cơ thể; … và nhất là bắt quả tang màn biểu diễn của CA dắt dân qua đường, đẩy xe lăn người tàn tật trước máy quay phim của đài truyền hình đang chờ sẵn.

Cái núi căm hận của dân đối với lãnh đạo cứ bồi cao thêm hàng ngày, hàng giờ bởi mấy trăm ngàn cái máy hút như vậy trên khắp mọi miền đất nước. Người dân biết rất rõ CA không thể hành xử như thế nếu không có sự cho phép hay làm ngơ của lãnh đạo đảng.

2. CA được phép đứng trên pháp luật

Để CA làm tròn nhiệm vụ tối cao là bảo vệ chế độ, lãnh đạo đảng thực sự không muốn CA bị ràng buộc bởi pháp luật, hay ngay cả rụt rè không dám xuống ta vì sợ sẽ bị pháp luật trừng trị. Lãnh đạo đã gởi thông điệp rất rõ rằng nếu CA làm theo lệnh của họ thì cũng được đứng trên pháp luật như họ. Thông điệp đó không chỉ được xác quyết qua bài bản huấn luyện “Chỉ biết còn đảng còn mình” mà còn qua nhiều hành động cụ thể:

  • Khi lãnh đạo ra lệnh cho CA thản nhiên phạm pháp, như giả dạng côn đồ đánh dân, đập phá các cơ sở tôn giáo, dàn dựng chứng cớ để kết tội các nhà dân chủ, v.v.., lãnh đạo muốn hàng ngũ CA xem việc đứng trên pháp luật là quyền đương nhiên của các công cụ của đảng. Chính vì thế mà cảnh CA hét vào mặt dân “Luật là tao. Tao là luật” không còn là chuyện hiếm nữa.
  • Ngay cả khi CA đánh chết dân với các chứng cớ không thể chối cãi và phải đưa ra tòa để làm nguôi giận dân chúng, lãnh đạo vẫn gởi thông điệp đến hàng ngũ CA với những bản án nhẹ tới mức vô nghĩa. Chính vì thế mà khi ra tòa về tội giết người, các “cựu chiến sĩ CA” vẫn nhoẻn miệng cười thách thức trước ống kính báo chí.
  • Vẫn chưa đủ, lãnh đạo nay còn ban hành thêm nghị quyết chính thức cho phép CA bắn dân trên đường phố. Hiển nhiên, nghị quyết đó dư thừa vì trước khi có nghị quyết CA vẫn rút súng thường xuyên. Tuy nhiên, đó là một thông điệp nữa để CA thấy lãnh đạo luôn đứng sau che chắn cho họ nếu có “lỡ tay” trong việc trị dân.

Tóm lại, lãnh đạo muốn duy trì mức độ sẵn sàng và mạnh bạo của CA để trấn áp dân chúng lập tức theo lệnh đảng khi hữu sự, không một chút e dè hay đắn đo gì về hậu quả.

3. CA được phép lấn át tất cả

Với trách nhiệm bảo vệ chế độ, CA được lãnh đạo giao cho (hay thưởng cho) thẩm quyền ngày càng lớn và đang lấn át mọi ban ngành trong hệ thống Đảng và mọi bộ phận trong cơ cấu Nhà nước:

  • CA nay lấn luôn Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Truyền thông Thông tin với việc ra lệnh trực tiếp cho từng báo, đài về các bài vở phải đăng hay cấm không được đăng.
  • CA sẵn sàng dùng hoặc đóng vai côn đồ để dằn mặt các quan chức “không biết điều”.
  • CA cũng cung cấp luôn dịch vụ thuê bao côn đồ này cho các phe phái đang kình nhau về chính trị hay kinh doanh. Mọi phe phái đều cần thuê mướn người bảo vệ mình và tấn công đối phương, bên cạnh những nhu cầu “đòi nợ”, “dằn mặt”, “bảo vệ lãnh thổ làm ăn”, …
  • CA có khả năng hăm dọa mọi quan chức, ban ngành nhờ có các phương tiện nghe lén điện thoại, đọc lén email, lẻn vào các máy vi tính, v.v… để biết các sinh hoạt riêng tư của từng quan chức. Nhưng vũ khí quan trọng nhất của CA là bộ phận điều tra các cấp. Trong hệ thống pháp luật hiện nay, khâu điều tra mang tính quyết định tối hậu. Còn các khâu sau đó như tung lên báo đài, rồi đem ra tòa xử chóng vánh với bản án có sẵn, rồi bỏ tù, v.v. đều chỉ là những bước thứ yếu để thực hiện “kết quả điều tra” mà thôi. Và CA là nơi định đoạt “kết quả điều tra” đó.
  • CA cũng đang tăng nhanh số ghế của ngành này trong Quốc Hội và Trung Ương Đảng. Vây cánh của CA đang ngày càng đông ngay tại Bộ Chính Trị.

4. CA trở thành lực lượng vô địch

Hiện nay không còn một lực lượng nào trên cả nước có khả năng kềm hãm hay chống trả lại CA, kể cả quân đội. Thật vậy, một vài so sánh sau đây cho thấy ai mạnh hơn ai:

  • Với mức tăng trưởng gấp rút trong suốt thập niên qua, nay quân số chính thức của CA đã ngang ngửa với quân đội, tức mỗi ngành có khoảng 400 vị tướng và nửa triệu nhân sự. Nhưng quân số không chính thức của CA lại đông gấp 10 lần quân số quân đội. Nó bao gồm nhiều loại lực lượng mà CA đang nuôi dưỡng và điều động như dân phòng, trật tự, dư luận viên, côn đồ.
  • Hầu hết các loại vũ khí lớn của quân đội như tàu nổi, tàu ngầm, hỏa tiễn, máy bay, đại pháo, hoàn toàn vô ích trong khung cảnh đô thị, nơi có cả gia đình của quân đội đang sinh sống. Ngược lại, CA trong những năm gần đây lại được “quân đội hóa” với nhiều loại vũ khí, phương tiện vận chuyển, máy móc phá sóng, … đặc thù cho chiến tranh đô thị.
  • Và quan trọng hơn cả, CA biết rõ gia đình các sĩ quan quân đội đang sống trong vùng của họ. Đó là loại vũ khí làm tê liệt bàn tay quân đội.

5. CA đang xa dần bàn tay Trung ương

Thoạt nhìn vị trí vô địch như trên của CA, người ta dễ đi đến suy luận: Thế thì ai nắm CA, người đó sẽ làm vua, đặc biệt là tại Đại Hội Đảng XII sắp đến?

Thực tế không hẳn như thế, vì hiện nay chẳng ai thực sự đang nắm toàn bộ CA trên toàn quốc, kể cả Bộ trưởng CA Trần Đại Quang. Quyền lực thật nay nằm trong tay các trùm CA tại từng tỉnh và từng thành phố trực thuộc trung ương. Mỗi giám đốc CA là một ông vua tại tỉnh của mình và các ông vua này tương trợ với nhau qua các đại biểu CA tại các cơ chế Trung ương đảng.

Các trùm CA tỉnh cũng đang lấn lướt mọi quan chức của tỉnh nhà, kể cả các bí thư tỉnh ủy, nhờ có trong tay các phương tiện theo dõi những bí mật đời tư, ăn chơi, hối lộ, làm ăn. Chỉ với chừng đó vũ khí thôi các ông trùm CA đã dư các nguồn thu nhập ồ ạt từ nhiều phía. Và vì vậy chẳng ông vua CA nào muốn bỏ ghế này để về trung ương dù có được lên chức. Vị trí lý tưởng trong giấc mơ của giới quan quyền hiện nay là nắm bí thư tỉnh ủy và đặt con em thân tín nắm CA tỉnh. Nhưng cũng có nhiều trường hợp, các “bố già” chỉ cần nắm CA tỉnh là đủ và để đàn em thân tín ngồi ghế tỉnh ủy để tránh bớt sự chú ý của trung ương. Nhưng dù dưới mô thức nào thì các trùm CA tỉnh đều có lãnh thổ riêng, lực lượng riêng, và nguồn thu nhập riêng. Họ lệ thuộc trung ương ngày càng ít đi.

Ngay cả các CA cấp thấp tại các tỉnh cũng không còn lệ thuộc vào trung ương như trước nữa. Với số lượng CA gia tăng quá nhanh khắp nơi, Trung ương chỉ còn có thể trả lương chính thức – một con số mà ai cũng biết không đủ sống – và làm ngơ để CA tự “kiếm ăn” thêm. Với tình trạng kinh tế của người dân tiếp tục xuống dốc, tình trạng đông thêm CA cùng xông vào “kiếm ăn”, tình trạng phải mua các ghế CA với giá cao hơn, và tình trạng phải tiếp tục “nộp thuế” cho cấp trên, ít còn người CA nào hài lòng với chính sách đãi ngộ của Trung ương. Họ càng bất mãn khi thấy hình ảnh cuộc sống cực kỳ xa hoa của các quan chức trung ương mà nhờ CA như họ chống đỡ mới đứng vững được.

6. CA đang nhích dần đến chủ mới

Sự nguy hiểm không chỉ cho lãnh đạo đảng mà còn cho cả đất nước Việt Nam nằm ở chỗ: trong lúc Hà Nội chật vật không nuôi nổi những miệng ăn càng lúc càng đông thêm của lực lượng CA, thì đối với Bắc Kinh đó là số tiền quá nhỏ.

Thật vậy, Trung Quốc đã đầu tư nhiều vào hàng ngũ CA cấp tỉnh và đặc biệt các giám đốc CA tỉnh qua đủ loại hợp tác công ty làm ăn công và tư. Tính đến nay Bắc Kinh đã khá thành công trong việc biến CA cấp tỉnh thành những “thanh kiếm và lá chắn” bảo vệ hữu hiệu cho các khu biệt lập của “công nhân” Trung Quốc trên khắp đất nước Việt Nam. Người dân sống gần các khu này kể lại vô số trường hợp CA lập tức lánh đi chỗ khác khi biết có công nhân Trung Quốc trong các vụ gây gỗ hay say rượu đập phá trong vùng. Đặc biệt trong vụ bạo loạn ở Bình Dương năm 2014, không có lệnh chính thức nào nhưng CA tỉnh vẫn án binh bất động một cách kỳ lạ trong suốt khoảng thời gian dài xảy ra sự việc; và sau đó cũng từ chối điều tra những kẻ cầm đầu mà dân chúng đã chụp được hình cả mặt mũi lẫn số xe. Thay vào đó, CA đem nhiều người Việt vô tội ra làm dê tế thần trong các vụ “xử án tập thể”.

Chưa cần nói gì đến những lúc nguy cấp của đất nước, thực tế hiện nay cho thấy Bắc Kinh đã và đang lấy dần từng hệ thống CA cấp tỉnh ra khỏi tay lãnh đạo Hà Nội. Cứ đà này, sẽ chẳng còn bao lâu nữa, Bộ Công An ở trung ương chỉ còn nắm một cái thùng rỗng.

**

CA rõ ràng đang là mầm loạn đe doạ sự tồn vong của chế độ và đặt giới lãnh đạo đảng vào tình trạng khó xử: Không dùng thì chắc chết nhưng dùng thì chết chắc. Liệu còn con đường nào khác nữa không?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.