Mai Hữu Bảo Và Tinh Thần Đấu Tranh Của Thế Hệ Hậu Duệ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bài và hình: Vũ Ðình Trọng/Người Việt

Theo tin từ đảng Việt Tân, vào ngày Thứ Bảy 5 Tháng Tư, 2008, nhà cầm quyền CSVN đã bị buộc phải trả tự do cho ba đảng viên Việt Tân là Bác Sĩ Nguyễn Thị Xuân Trang, quốc tịch Thụy Sĩ; anh Mai Hữu Bảo, quốc tịch Hoa Kỳ; anh Nguyễn Tấn Anh, quốc tịch Úc. Cả ba người đã rời Việt Nam sau 48 tiếng đồng hồ bị giam giữ khi họ đến trại giam B34 thuộc Tổng Cục An Ninh, đường Nguyễn Văn Cừ, quận 1, Sài Gòn, vào sáng ngày 3 Tháng Tư để vào thăm nuôi các ông Nguyễn Quốc Quân, Somsak Khunmi, Nguyễn Thế Vũ và Nguyễn Viết Trung đang bị giam giữ từ hơn bốn tháng nay vì bị cáo buộc tội phát truyền đơn cổ xúy đấu tranh bất bạo động.

Vẫn theo nguồn tin này, hành động nhân đạo thăm bạn trong tù của ba đảng viên Việt Tân này đã không được đáp ứng. Ngược lại sau khi bước vào trại giam lúc 10 giờ sáng họ đã bị giam giữ trái phép, bị tịch thu điện thoại, cắt đứt mọi liên lạc với thế giới bên ngoài. Sau khi được người thân thông báo, các lãnh sự quán Thụy Sĩ, Hoa Kỳ và Úc đã yêu cầu chính quyền Việt Nam cho biết tình trạng và lý do bị giam giữ ba đảng viên Việt Tân nói trên. Nhà cầm quyền CSVN không thể cáo buộc và gán ghép tội nên đã buộc phải trả tự do cho ba người này rời khỏi Việt Nam.

Ðể chào mừng anh Mai Hữu Bảo trở về Hoa Kỳ bình an, ngày Thứ Ba vừa qua, 8 Tháng Tư, 2008, đảng Việt Tân đã tổ chức một buổi gặp gỡ giữa anh Bảo với các cơ quan truyền thông và đồng hương tại hội trường Little Saigon Radio, Westminster.

Ngoài hai thành viên của đảng Việt Tân như ông Ðỗ Hoàng Ðiềm (chủ tịch đảng) và ông Trần Trung Dũng (đại diện đảng Việt Tân tại Nam California), còn có khá đông đại diện các vị dân cử địa phương.

Về giới truyền thông, hầu hết đại diện các tờ báo và tập san Việt ngữ như Người Việt, Việt Báo, Viễn Ðông, Văn Hóa… cùng một số đài phát thanh và truyền hình đều có mặt. Ngoài ra còn có sự hiện diện của nhiều hội đoàn và một số đồng hương quan tâm. Buổi họp mặt do cô Xuyến Ðông Matsuda điều hợp. Trong gần hai tiếng đồng hồ, nhờ sự duyên dáng và khéo léo của cô Xuyến Ðông, buổi gặp mặt diễn ra thật thân tình và hào hứng.

Mở đầu buổi gặp gỡ, ông Trần Trung Dũng, thay mặt đảng Việt Tân, chào mừng quan khách. Ông nói: “Sự hiện diện của quý vị cho thấy mối quan tâm công cuộc đấu tranh chung của chúng ta, đặc biệt là sự quan tâm với những người đang dấn thân trong cuộc đấu tranh này, trong đó có anh Mai Hữu Bảo, đảng viên đảng Việt Tân.”

JPEG - 17.2 kb
Nhóm bạn trẻ Ðoàn Thanh Niên Phan Bội Châu cùng anh Mai Hữu Bảo (cầm hoa).

Hai người bạn trẻ của anh Bảo tham gia phát biểu đầu tiên. Có thể nói đây cũng là tiếng nói chung của giới trẻ có cùng chí hướng tại hải ngoại. Lê Gia, người đã quen và sinh hoạt chung với Bảo nhiều năm, cho biết: “Em rất nể phục sự dũng cảm của anh Bảo. Hành động và cách xử trí của anh đã làm cho bộ máy công an Cộng Sản lúng túng trong cách đối phó. Em xem đây là một hành động rất anh hùng. Không chỉ là hành động anh hùng lần này mà từ hồi mới quen anh, em luôn xem anh Bảo luôn là một tấm gương để noi theo.”

Sam Nguyễn, thành viên Ðoàn Thanh Niên Phan Bội Châu, cũng chia sẻ suy nghĩ: “Nghe tin anh Bảo bị bắt em rất tức giận, và anh em Phan bội Châu cũng vậy. Tại sao một người về nước chỉ để thăm bạn trong tù thôi mà nhà cầm quyền lại đối xử như vậy! Vì vấn đề này nên em đã tìm hiểu rất nhiều tình hình trong nước và thấy được rằng Cộng Sản Việt Nam luôn vi phạm nhân quyền, kể cả những điều tự do căn bản nhất. Em và các bạn Phan Bội Châu quyết tâm phải làm một điều gì đó cho một nước Việt Nam có tự do và tôn trọng nhân quyền.” Ðể chấm dứt, Sam Nguyễn đọc tặng Mai Hữu Bảo và tất cả những người có mặt bốn câu cuối bài thơ “Sống” của cụ Phan Bội Châu. Bốn câu thơ cũng nói lên được suy nghĩ của Sam cũng như của tất cả các bạn trẻ Ðoàn Thanh Niên Phan Bội Châu:

“Sống tưởng công danh, không tưởng nước,
Sống lo phú quý, chẳng lo đời.
Sống mà như thế đừng nên sống,
Sống tủi làm chi đứng chật trời.”

Dù Sam Nguyễn phát âm tiếng Việt không rành, nhưng em cũng nhận được một tràng vỗ tay tán thưởng thật dài từ người tham dự.

Nội dung toàn bộ bài thơ “Sống” của cụ Phan Bội Châu

Sống tủi làm chi đứng chật trời
Sống nhìn thế giới hổ chăng ai
Sống làm nô lệ cho người khiến
Sống chịu ngu si để chúng cười
Sống tưởng công danh, không tưởng nước
Sống lo phú quý, chẳng lo đời
Sống mà như thế đừng nên sống
Sống tủi làm chi đứng chật trời

Sau phần phát biểu cảm tưởng của hai bạn trẻ, Ðoàn Thanh Niên Phan Bội Châu với ba bạn trẻ đã gởi tặng Mai Hữu Bảo một bó hoa tươi thay lời chúc mừng.

Anh Phong Lý, phó chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Miền Nam California, trao tặng Bảo một lá cờ VNCH. Anh cho biết: “Lá cờ này đã được tôi đem đi Washington D.C. năm 2005 trong cuộc diễn hành trước Quốc Hội Hoa Kỳ đánh dấu ngày mất nước và sự bắt đầu chương trình đấu tranh cho dân chủ của Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam. Lá cờ này là món quà cá nhân, tôi muốn gởi đến anh Bảo thay lời chào mừng anh trở về an toàn.”

JPEG - 15.3 kb
Nghị Viên Westminster Tạ Ðức Trí (phải) và Ủy Viên Giáo Dục Westminster Sergio Contreras (trái), trao bằng tưởng lục cho anh Mai Hữu Bảo.

Tiếp theo, ông Tạ Ðức Trí (nghị viên Westminster, đại diện Dân Biểu Tiểu Bang Trần Thái Văn và Thị Trưởng Westminster Margie Rice) và ông Sergio Contreras (ủy viên giáo dục Học Khu Westminster) trao tặng anh Mai Hữu Bảo ba bằng tưởng lục. Theo chúng tôi được biết, dù ông Sergio Contreras không phải là người Việt như chúng ta nhưng anh lại là người đã đóng góp nhiều công sức trong cuộc đấu tranh nhân quyền cho Việt Nam.

Bằng tưởng lục của Giám Sát Viên Orange County Janet Nguyễn, theo vị đại diện, “ghi nhận sự hy sinh tự do của anh Mai Hữu Bảo khi về Việt Nam giúp cho những người không có tự do.”

Cô Claudia, đại diện Thượng Nghị Sĩ Lou Correa, trước khi trao bằng tưởng lục cho biết: “Ông Lou Correa rất lo lắng khi nghe tin Bảo bị bắt tại Việt Nam, khi được biết Bảo trở về ông rất vui mừng.”

JPEG - 13 kb
Cô Ngọc Hiếu (phải), đại diện Dân Biểu Liên Bang Loreta Sanchez, trao tặng bằng tưởng lục cho anh Mai Hữu Bảo.

Cô Ngọc Hiếu, đại diện Dân Biểu Liên Bang Loreta Sanchez, đọc lá thư bà Sanchez gởi tới cộng đồng. Ngoài lời chúc mừng anh Bảo trở về bình an, lá thư cho biết “việc anh Mai Hữu Bảo, 38 tuổi và từng là thành viên trong ban chấp hành Tổng Hội Sinh Viên Miền Nam California, bị nhà cầm quyền Việt Nam giam giữ đến 48 tiếng đồng hồ cho thấy đây là lần thứ sáu chính quyền Việt Nam đã giam giữ trái phép và gán ghép tội cho một công dân Hoa Kỳ trong hai năm vừa qua.”

“Tôi đã và đang cố gắng hết sức vận động các đồng nghiệp của tôi để thúc đẩy chính quyền Việt Nam phải chịu trách nhiệm về những hành vi đàn áp nhân quyền đối với các công dân Hoa Kỳ cũng như chính người dân của họ. Tôi mong rằng bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ sẽ thật sự quan tâm về vấn đề vi phạm nhân quyền khi quyết định danh sách CPC.”

Ông Joe Shaw, đại diện thị trưởng Huntington Beach Debbie Cook, xin “nghiêng chào sự can đảm của Bảo” và cho rằng đó không chỉ là niềm hãnh diện dành cho cộng đồng Việt Nam mà cho tất cả mọi người trên toàn thế giới đang tranh đấu cho tự do.

Những tấm bằng tưởng lục cho thấy sự quan tâm của các cấp chính quyền đối với tình hình vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam nói chung và sự an toàn của những nhà đấu tranh dân chủ ôn hòa. Ðiều này cũng cho thấy sức mạnh của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ đã góp một tiếng nói nhất định trong công cuộc đấu tranh chung.

Phần phát biểu của ông Ðỗ Hoàng Ðiềm được mọi người chú ý khi ông trình bày một số chương trình hoạt động của đảng Việt Tân trong hai năm qua.

JPEG - 14.7 kb
Từ trái, ông Mai Hữu Quang (thân phụ anh Mai Hữu Bảo), ông Ðỗ Hoàng Ðiềm và anh Mai Hữu Bảo tại cuộc gặp gỡ đồng hương.

Ông trình bày bối cảnh tranh đấu của đảng Việt Tân cùng các tổ chức khác trong và ngoài nước trong việc loại bỏ sự cai trị độc tài của đảng Cộng Sản Việt Nam, đem lại tự do dân chủ thực sự cho đất nước. Ông cho biết thêm về ảnh hưởng của việc nhà cầm quyền Việt Nam phải thả ba đảng viên đảng Việt Tân như sau: “Qua sự việc này vô hình chung, Cộng Sản Việt Nam tự phơi bày hành động phi nhân trước người dân Việt Nam và toàn thế giới. Họ không còn một chứng cớ căn bản nào để có thể giam giữ lâu dài những người làm việc hợp đạo lý của chúng ta. Ðiều này còn cho thấy chế độ của họ không còn có thể hoàn toàn tự tung tự tác được nữa.”

Ông cũng bày tỏ lòng tri ân của đảng Việt Tân đến cộng đồng “đã quan tâm đến sự an nguy của đảng viên đảng Việt Tân bị bắt trong thời gian qua. Sức mạnh của đồng hương đã tạo áp lực rất lớn khiến nhà cầm quyền CSVN phải thả một số người.”

Ông Mai Hữu Quang, thân phụ anh Bảo, trong phần phát biểu cảm tưởng cho biết: “Khi con trai tôi bị bắt tôi vẫn tin tưởng rằng Bảo sẽ được trở về vì biết rằng đảng Việt Tân, cộng đồng người Việt hải ngoại sẽ không để con trai tôi bị tù. Chúng tôi chân thành cám ơn đồng bào, đảng Việt Tân và các em trong Ðoàn Thanh Niên Phan Bội Châu.”

“Cuộc chiến cân não”

Trong phần chính buổi gặp gỡ, anh Mai Hữu Bảo đã tường trình nhiều điều thú vị trong “cuộc chiến cân não” giữa anh và các sĩ quan công an Cộng Sản Việt Nam. Tuy nhiên, lời đầu tiên của anh lại hướng về những nhà đấu tranh dân chủ đang bị giam cầm tại quê nhà: “Tôi rất xúc động và vui khi được nhiều bạn bè và đồng hương quan tâm. Hôm nay, nhận được nhiều món quà tinh thần, nhưng tôi nghĩ những nhà đấu tranh dân chủ hiện còn đang trong tù xứng đáng hơn để nhận những món quà này. Việc làm của tôi thực sự rất nhỏ bé, chỉ là đi thăm những người bạn trong tù thôi.”

Anh cho biết trước khi đến trại giam B34, anh và hai người bạn đi chung đã trả lời phỏng vấn đài Á Châu Tự Do (RFA) về chuyến đi này.

“Trước ngày vào tù thăm, chúng tôi có đi qua quan sát và định sẵn những phương án phải đối phó với nhà cầm quyền nếu họ làm khó dễ. Sáng ngày 3 Tháng Tư, khoảng 9 giờ 45 sáng, chúng tôi đến trại giam B34 thuộc Tổng Cục An Ninh, đường Nguyễn Văn Cừ, quận 1, Sài Gòn xin vào thăm nuôi các anh Nguyễn Quốc Quân, Somsak Khunmi, Nguyễn Thế Vũ và Nguyễn Viết Trung đang bị giam giữ từ hơn bốn tháng nay vì bị cáo buộc tội phát truyền đơn cổ xúy đấu tranh bất bạo động.”

“Chúng tôi nói chuyện với hai người công an gác cổng. Họ cũng không hiểu những người bạn chúng tôi bị tội gì nên hỏi thêm chi tiết, sau đó họ nói chúng tôi chờ để họ thông báo với cấp trên. Khoảng 10 phút sau, một số sĩ quan công an ra cổng gặp chúng tôi và kêu chúng tôi đợi tiếp. Một lúc khá lâu, khoảng mười mấy người sĩ quan công an cầm những tập hồ sơ ra nói với chúng tôi là họ là bộ phận tiếp dân, mời chúng tôi vào trong. Lạ một cái là họ mời ba chúng tôi vào ba phòng khác nhau, sau đó tôi mới biết là không phải họ làm công việc tiếp dân mà là họ tách chúng tôi ra để thẩm vấn.”

“Khi vào phòng, họ yêu cầu chúng tôi lấy ra tất cả điện thoại, máy ghi âm, máy hình rồi cho người đem đi kiểm tra trước khi thẩm vấn. Ngày hôm đó chúng tôi bị phỏng vấn khoảng 12 tiếng. Họ hỏi tôi rất nhiều thứ, từ cộng đồng người Việt ở hải ngoại, công việc, bạn bè… Họ đã có một tập hồ sơ của tôi rồi, tôi được thấy rất nhiều hình của mình được chụp trong những sinh hoạt cộng đồng. Chúng tôi biết được sáng hôm đó, họ đã nghe đài Á Châu Tự Do phát thanh buổi phỏng vấn ba người chúng tôi ở Sài Gòn và biết chúng tôi sẽ đến nên lúc gặp, họ còn hỏi: ‘Sao các anh chị đến trễ thế?’ Tôi cho họ biết chúng tôi là đảng viên đảng Việt Tân vào đây muốn thăm bạn, lý do gì các anh hỏi chúng tôi nhiều câu hỏi như vậy. Họ nói họ có thể bắt chúng tôi bất cứ lúc nào chỉ vì ‘mấy anh là đảng viên đảng Việt Tân và đảng này liên hệ đến bọn khủng bố.’ Tôi hỏi họ có bằng chứng hay không khi nói như vậy thì họ trả lời đã có những người đảng Việt Tân từ Mỹ về mang theo súng. Tôi phản bác lại và cho rằng đây là một chuyện vu khống mà không chỉ cộng đồng người Việt tại hải ngoại cười nhiều nhất mà ngay cả người Mỹ cũng cười vì tính vô lý của nó. Chắc họ cũng thấy sự vô lý đó nên lảng qua chuyện khác.”

“Trong vấn đề thẩm vấn khá dài dòng, nhưng hơn nửa thời gian là chúng tôi tranh luận, đấu lý. Tôi thì được hai người thượng tá công an thẩm vấn, một ông 33 năm, một ông 31 năm tuổi đảng. Một người hỏi cung, một người cứ nhìn chằm chằm vào mắt tôi như muốn uy hiếp tinh thần. Sau buổi phỏng vấn chúng tôi bị họ đưa về khách sạn thu dọn hành lý, họ chụp hình để chứng tỏ họ không làm gì chúng tôi hết nhưng sau khi chụp xong thì họ lục lọi đồ đạc của chúng tôi, kiểm soát phòng từ chân giường chân tủ, thùng rác họ cũng xét… Sau đó chúng tôi bị đưa về cục quản lý xuất nhập cảnh và bị nhốt ở đó.”

JPEG - 105.8 kb

Phòng tạm giam thật dơ dáy và ba người phải chịu một đêm làm mồi cho muỗi, rệp và những con gì đó hút máu người. Sáng ra, cả ba người đều bị nổi đỏ, ngứa ngáy khắp người, tuy thế anh Bảo cũng cho rằng chỗ “nghỉ ngơi” của anh còn tiện nghi hơn nhiều so với mấy anh em trong tù.

Anh kể tiếp: “Mỗi người chúng tôi ở một phòng với năm hoặc sáu người công an canh giữ ngoài cửa. Chúng tôi lại có dịp tranh luận với mấy người đó nhiều vấn đề như tự do báo chí, tự do tôn giáo… cũng vui. Họ nói nhiều và cho rằng chúng tôi không biết gì hết vì không sống trong nước. Trong nước bây giờ thì cái gì cũng có cả. Tôi cố gắng dùng mọi hiểu biết của mình để phản bác họ từng điều một, khi nào đuối lý thì họ lại lảng sang chuyện khác.”

“Sáng hôm sau họ lại kêu tôi ra làm việc, tổng cộng khoảng trên dưới 30 giờ thẩm vấn, bị giam giữ khoảng 50 giờ, không nhiều so với các anh em khác ở đây nhưng chúng tôi cũng biết được một số tin tức, học hỏi được một kinh nghiệm trong chuyến đi. Ðiều cuối cùng mà họ muốn chúng tôi làm trước khi trục xuất là yêu cầu chúng tôi ký vào bản cam kết. Trong đó có những câu như ‘xin thề sẽ trung thành và sẽ phục vụ cho nước CHXHCNVN’, rồi ‘sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật’… Tôi đã không đồng ý viết câu đó xuống bản cam kết và nói với họ là tôi chỉ viết câu sẵn sàng phục vụ dân tộc và đất nước Việt Nam mà thôi chứ không phục vụ cho nước CHXNCNVN. Họ rất ‘cay’ khi không bắt được tôi viết theo ý của họ.”

“Theo tôi, chính quyền CSVN hiện nay rất ngại và sợ cộng đồng hải ngoại. Khi chúng tôi bị bắt thì tin này được cộng đồng hải ngoại và chính quyền các nước như Mỹ, Úc và Thụy Sĩ biết liền. Hành động của họ theo tôi rất e dè, 10 người thẩm vấn chúng tôi thì hết chín người không dám nói tên mà luôn cố tránh những hành động mà mình có thể chống đối họ được. Họ sợ sự tác động của chúng tôi đến chính quyền tại nơi chúng tôi đang sinh sống. Tôi nghĩ chúng ta cứ thẳng thắn đối đầu trực diện với họ bằng sự thật và lý lẽ thì họ cũng chẳng làm gì chúng ta được. Như tôi nói với họ là tôi là người của đảng Việt Tân, mặc dù họ xem đảng chúng tôi như là một nhóm khủng bố thế nhưng họ cũng không làm gì được ngoài việc trục xuất chúng tôi.”

Về một số dư luận cho rằng đảng Việt Tân là của Cộng Sản hay có mối liên hệ với Cộng Sản Việt Nam, ông Ðiềm đã phân tích những hoạt động của đảng trong 26 năm qua để phản bác. Ông nhấn mạnh: “Không có sự giả dối nào có thể giấu mãi được. Xin quý vị hãy bình tâm nhìn công việc chúng tôi làm, nhìn thiện chí và nỗ lực của chúng tôi, nhìn lại sự hy sinh của hàng trăm đảng viên đảng Việt Tân trong suốt 26 năm qua trong đó có vị chủ tịch đầu tiên là phó đô đốc Hoàng Cơ Minh.” Ông cũng nhấn mạnh chủ trương của đảng Việt Tân là “liên kết với mọi thành phần dân chủ, huy động sức mạnh dân tộc, sử dụng phương pháp đấu tranh bất bạo động làm sách lược vận dụng quần chúng để loại bỏ sự cai trị độc tài của đảng Cộng Sản Việt Nam.”

JPEG - 14.1 kb
Ông Nguyễn Nam Hà (trái), cựu sĩ quan Quân Báo QLVNCH trao tặng anh Mai Hữu Bảo một sợi dây mang tấm thẻ bài có hình lá cờ VNCH và ba chữ Tổ Quốc-Danh Dự-Trách Nhiệm.

Cuối buổi gặp gỡ, cựu sĩ quan Quân Báo QLVNCH Nguyễn Nam Hà đã xin được trao tặng anh Mai Hữu Bảo một món quà kỷ niệm. Ông cho biết: “Sợi dây mang tấm thẻ bài có hình lá cờ VNCH có ba chữ Tổ Quốc-Danh Dự-Trách Nhiệm là ba tín niệm của người chiến sĩ VNCH. Chúng tôi muốn xem đó như là một vòng hoa trao tặng thế hệ hậu duệ, và tôi rất hãnh diện được thay mặt cho những anh em trong ngành Quân Báo để trao vòng hoa đó cho người chiến sĩ Mai Hữu Bảo. Cá nhân tôi, tôi coi Bảo như là người anh hùng vì những việc Bảo làm tôi không làm được. Tôi ước mong rằng những người con của chiến sĩ VNCH xem hành động dũng cảm của Bảo như là một tấm gương biểu lộ tinh thần chiến đấu mà thế hệ hậu duệ phải tiếp tục.” (V.Ð.T.)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.