Lúp xúp đi vào phòng hơi ngạt

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

“Hãy tha lỗi cho anh, hãy tha lỗi cho anh!”

Đó là câu nói thầm trong đau đớn, được lập đi lập lại của nhà văn Dreyman với người bạn gái Christa khi ôm cô trong tay lần cuối. Một cảnh gây nhiều xúc động cho tôi trong phim The Lives of Others. Christa đã lao đầu vào một xe tải vì hối hận, khi đám mật vụ Stasi còn đang lục tìm máy đánh chữ của Dreyman dưới nền nhà do chính Christa điềm chỉ. Đối với tôi câu nói thương cảm đó cũng nên dành cho tất cả những con người đáng thương dưới chế độ cộng sản; những con người vì sợ hãi, vì bị ép buộc đã phải chịu trực tiếp hay gián tiếp liên hệ vào mạng lưới chỉ điểm của công an. Những nông dân hiền lành bị khích động trong chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất, những nhà văn, những nghệ sĩ phải muối mặt điềm chỉ bạn mình trong cái không khí khủng bố, đe doạ của thời Nhân Văn Giai Phẩm. Đây là bi kịch của con người, của cả một thời đại đã qua và của mọi chế độ cộng sản.

Dreyman và Christa là hai nhân vật trong bộ phim của đạo diễn người Đức Donnesmarck “Những Mảnh Đời Kẻ Khác” (The Lives of Others). Cuốn phim được đánh giá là một trong những phim xuất sắc nhất của năm 2006. Phim nói về những con người lương thiện trở thành nạn nhân, đã cố sức vùng vẫy như thế nào với bản thân dưới một hệ thống do chính con người tạo ra. “Mảnh Đời Kẻ Khác” thuật lại tình cảnh tại Đông Đức dưới thời cộng sản, thời mà mật vụ Stasi thực hành chính sách Zersetzung – một thủ đoạn gây ly gián, một dạng khủng bố tinh thần người dân gồm theo dõi, dụ dỗ, gài bẫy, ức chế, … bóp chết cuộc đời của những đối tượng không chịu hợp tác.

Điều thú vị được Donnesmarck tiết lộ là ông đã nảy ra ý định thực hiện cuốn phim này từ một câu nói của Lênin khi nghe bản sonat Appassionata của Beethoven: “Tôi không thể nghe bản nhạc này quá nhiều, nếu không tôi sẽ không thể hoàn thành cuộc cách mạng được”. Trong truyện phim, nhân vật chính Wisler, một viên công an có nhiệm vụ theo dõi Dreyman, bỗng hồi tâm, chuyển ý sau khi nghe lén Dreyman đàn bản nhạc này. Có lẽ vì những chi tiết trên, mà có người đã gọi tấu khúc sonat Appassionata bằng cái tên Khúc Tình Ca Cho Những Người Lương Thiện.

Sống dưới chế độ Cộng sản Việt Nam, chúng ta thường nghe câu “không có gì qua được tai mắt nhân dân” hoặc “tai mắt nhân dân cái kim không lọt”, v.v… Thực ra đây là bài bản và công thức “chia rẽ và khủng bố liên tục toàn dân để cai trị” do Lênin sáng chế, và sau đó được Stalin, Mao Trạch Đông nâng cao gấp nhiều lần về cả mức độ ác độc lẫn ưu tiên áp dụng. Công thức này được tất cả các nước cộng sản đàn em, kể cả cộng sản Việt Nam, sao chép lại.

Vì thế hệ thống cai trị, kiểm soát quần chúng ở mỗi nước cộng sản đều mang đặc tính chung là dựa vào 3 bộ phận chính. Bộ phận thứ nhất là một hệ thống trại tù tập trung cấp tỉnh, cấp vùng, và cấp trung ương; với những tên gọi hiền lành như “trại cải tạo”, “trại lao cải”, “trại giáo dục lao động”. Bộ phận thứ nhì là hệ thống công an – an ninh – mật vụ, cũng dưới những tên gọi hiền lành không kém và luôn đính kèm với chữ “nhân dân” hay chữ “quốc gia”. Và bộ phận thứ ba là mạng lưới “ăng ten” bao trùm cả nước do chính người dân đảm trách – tức những người đang bị theo dõi và kiểm soát, theo sự điều hành của công an.

Theo định nghĩa của hệ thống này, mỗi người dân có trách nhiệm phải làm “ăng ten” cho công an. Những ai từ chối làm ăng-ten thì chính thái độ đó đủ là bằng chứng của tư tưởng phản động và đáng trừng phạt rồi. Thế là nhà nhà làm ăng ten, người người làm ăng ten. Tại những nước có ngày đổi đời tương đối êm thắm như tại Đông Đức và công an không có nhu cầu đốt hồ sơ, người ta tìm thấy cả núi những báo cáo của người dân với an ninh mật vụ về hành vi của bạn bè, đồng nghiệp, hoặc của cả vợ hoặc chồng của mình. Có cả báo cáo của nhiều vị chức sắc tôn giáo.

Đặc biệt việc báo cáo về người khác còn là một biện pháp phòng thủ để thêm an toàn cho bản thân. Khi một người có lý do nào đó để sợ rằng đồng nghiệp, hàng xóm “có thể” báo cáo xấu về mình, thì người đó báo cáo đại một điều xấu về đồng nghiệp hay hàng xóm để họ bị bắt trước. Hệ quả là sống trong xã hội này, mọi người đều phải cảnh giác với người chung quanh. Mọi người đều sống trong sự phập phồng thường xuyên. Và mọi người đều tự kiểm duyệt ngay cả suy nghĩ của chính mình để đề phòng lỡ buột miệng nói ra khi nằm mơ, khi uống bia rượu, hay khi quá mệt mỏi. Con người sống như một đàn vịt luôn nơm nớp sợ hãi, không biết bị làm thịt lúc nào, và chỉ biết đùn đẩy nhau để “người bên cạnh bị làm thịt trước mình”. Không còn ai dám tin ai, dù ngay cả trong gia đình, họ hàng, lối xóm vì ai cũng có thể đang là kẻ điềm chỉ. Vì vậy, mạng lưới “ăng ten” không chỉ nhằm cung cấp tin tức cho công an, mà quan trọng hơn nữa, nó giữ người dân không nối kết lại được với nhau. Và đó là cốt lõi của một xã hội ỔN ĐỊNH dưới các chế độ cộng sản.

Hiện nay, trong số các chế độ cộng sản còn sót lại trên thế giới, mức độ tồn tại của hệ thống kiểm soát quần chúng có khác nhau. Tại Bắc Triều Tiên và Cuba, mức độ sắt máu và khủng bố hoàn toàn không thay đổi. Tại Trung Quốc và Việt Nam, vì phải làm ăn buôn bán với thế giới tự do, hệ thống cai trị với 3 bộ phận nêu trên được sơn phết những lớp vỏ “pháp luật”, “pháp quyền” kỹ lưỡng. Cụ thể như vào tháng 2/2014, công an Quận 4 Sài Gòn phân phối đến từng hộ dân những “phiếu tố giác tội phạm” mà thực chất là hăm dọa dân phải làm “ăng ten” cho họ. Hiển nhiên công an cấp quận không dám tự nghĩ ra kiểu làm này nhưng đây chỉ là thí điểm cho kế hoạch của cấp trung ương.

Liệu cảnh người dân nơm nớp sợ đảng và sợ nhau như dân làng thời Cải Cách Ruộng Đất có trở lại trên đất nước Việt Nam của chúng ta không? Liệu với hơn nửa thế kỷ sống dưới hệ thống cai trị của Lênin-Stalin-Mao, quán tính vô cảm trong xã hội chúng ta còn phải mất bao lâu nữa mới phai lạt? Và liệu dân tộc chúng ta còn tiếp tục chấp nhận ỔN ĐỊNH TRONG TÀN LỤI VÀ LẠC HẬU đến bao giờ?

Thay vì chấp nhận làm “ăng ten” cho công an, một số người Việt can đảm đã chuyển hướng. Tai mắt nhân dân ngày nay đang dần thuộc về lẽ phải. Những bà con này đã chụp hình những cảnh công an và côn đồ bạo hành dân chúng để đưa ra trước thế giới qua mạng Internet. Đây là những người đã ý thức được qui luật: chuyện hôm nay xảy ra cho hàng xóm, ngày mai sẽ xảy ra cho nhà mình.

Có những trường hợp còn đáng nể phục hơn nữa, như câu chuyện của một facebooker kể lại. Sau khi tham dự một buổi biểu tình đòi nhân quyền, người bạn trẻ này và vài người bạn gọi xe taxi để về nhà. Ngồi trong xe họ phát hiện ra một số công an mặc thường phục rượt theo sau xe họ. Những người bạn này đành nói thật với người tài xế taxi, và chấp nhận xuống xe tự lo liệu để tránh liên lụy cho người khác. Nhưng người tài xế đã nói với họ rằng: “Các em là khách hàng của tôi. Tôi sẽ không để họ muốn làm gì thì làm. Tôi sẽ bảo vệ các em”. Thế rồi ông tài xế đặc biệt này đã tìm cách chạy len lỏi qua nhiều đường phố để đưa các bạn trẻ về nhà an toàn.

Tuy nhiên số người này vẫn còn là thiểu số, câu hỏi phũ phàng của thực tế vẫn còn nguyên đó, nó dành cho tất cả mọi người VN, bao gồm cả người viết bài này: Hiện có được bao nhiêu người trong chúng ta bỏ công đứng lại hỗ trợ những bà con đi xe bị công an chận lại để đòi hối lộ; bỏ công góp tiếng phản đối công an đến xách nhiễu lối xóm; bỏ công thu hình cảnh công an bạo hành bà con dân oan; bỏ công chở che và chỉ cho người biểu tình đường thoát công an; …. Những quốc gia thoát được các ách độc tài – công an trị đều bắt đầu bằng những hành động như thế.

Viết đến đây, tôi lại nghĩ đến bài học mà dân tộc Do Thái (Israel) ngày nay quyết không để cho nhau quên và đặc biệt nhắc các thế hệ sinh viên học sinh về câu nhận xét chính xác và đau đớn được lan truyền trong giới sĩ quan Đức Quốc Xã về các tù nhân Do Thái thời Đệ Nhị Thế Chiến: “Lũ Do Thái hèn nhát bị tẩy xóa khỏi lịch sử loài người là đáng lắm. Để kiểm soát vài ngàn tù nhân Do Thái chúng ta chỉ cần dùng vài chục lính Đức là đủ. Thật ra, ở mỗi trại nếu chỉ vài trăm đứa dám đối đầu thì đã khó cho chúng ta lắm rồi. Nhưng đứa nào cũng chỉ chờ đứa khác đứng lên giùm mình. Và thế là từng đám lúp xúp đi vào phòng hơi ngạt.”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.