Luồng gió mới – Đan viện Thiên An

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

(04.07.2017) – Nhiều giáo xứ, các bạn trẻ ở Giáo phận Vinh và Tổng giáo phận Huế -trong những ngày này- đang thắp nến cầu nguyện cho Đan viện Thiên An hiện bị bách hại, cho bà con ngư dân chịu thảm họa Formosa, cầu nguyện cho quốc thái dân an giữa lúc quê hương Việt Nam bị giặc nội xâm và giặc ngoại xâm đe dọa.

Như GNsP đã loan tin, vào các ngày 28-29.06.2017, nhà cầm quyền tỉnh Thừa Thiên Huế đã huy động trên dưới 200 công an, an ninh thường phục, cán bộ địa phương và côn đồ tự tiện xông vào nội vi Đan viện Thiên An, mang theo hung khí đủ loại. Họ ngang nhiên tháo dỡ, làm bể tượng, bẻ cong rồi nhổ bật cây Thánh Giá dựng trong khuôn viên vườn cam – thuộc quyền quản lý và sở hữu của Đan viện từ những năm 1940. Một hành động xúc phạm trắng trợn niềm tin tôn giáo giữa thanh thiên bạch nhật. Các Tu sỹ tay không tấc sắt, thái độ ôn hòa, đã dồn hết sức lực bảo vệ Thánh Giá, nhưng vì đó cũng lãnh một trận đòn thù là những cú xô hung hãn, những nắm đấm tàn bạo, những đòn gậy chết người, những bàn tay túm tóc, bóp cổ…Cuối cùng, tay không đành bất lực hy sinh để Thánh Giá Chúa bị xúc phạm, nhân phẩm, thân thể các Đan sỹ bị bầm dập, thương tích…

Thái độ cương quyết hy sinh bảo vệ biểu tượng niềm tin Tôn giáo của các Đan sỹ không do các vị lựa chọn, mà chính nhà cầm quyền vô thần và tàn bạo đã đẩy họ vào đường cùng đó, buộc các vị phải liều mất mạng sống mình vì Thiên Chúa, vì Đức Tin và vì lòng yêu mến Đức Giê-su, Đấng họ tôn thờ, như Lời Tin Mừng Chúa Nhật 13 Thường Niên mấy ngày sau đó (02.07) nhấn mạnh: “Ai giữ lấy mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm thấy được.”

Kết quả của việc “liều mất mạng sống mình vì Thầy” của các Đan sỹ là nhiều thầy đã bị trọng thương, nhưng kết quả hoa trái của sự liên kết, hiệp thông, đồng hành, chia sẻ… đã trổ sinh rực rỡ, với nhiều Giám mục, linh mục, Tu sỹ và giáo dân từ nhiều giáo xứ khắp nơi trong nước và ngoài nước đang thắp nến cầu nguyện cho Đan viện, cũng như khơi dậy tiếng nói “vì công lý, vì sự thật” của đồng bào quốc nội lẫn hải ngoại trước hành vi bách hại tôn giáo, đàn áp người tu hành của nhà cầm quyền vô thần cộng sản.

Lịch sử Tôn giáo cũng như lịch sử nhân loại luôn chứng minh những chế độ bách hại tôn giáo, giết chết tín đồ đều sẽ dẫn đến diệt vong…Còn tôn giáo, thì phát triển mạnh mẽ hơn, trường tồn và tiếp tục thu phục nhân tâm bằng thái độ can đảm bênh vực Đức tin, nhẫn nhục gánh chịu gian khổ, với tâm tình hiền hòa, với tấm lòng tha thứ và với đòn đáp trả chỉ là lời cầu nguyện.

Đã có người dùng facebook trên mạng bình luận về các hành vi “xúc phạm niềm tin Tôn giáo, phá hủy tài sản, xâm hại nhân phẩm, thân thể các Đan sỹ” của nhà cầm quyền Thừa Thiên Huế trong mấy ngày qua là “bóng dáng của bách đạo thời Văn Thân, triều Nguyễn năm xưa”. Đáp trả lại, một lần nữa, lịch sử sẽ ghi nhận thái độ của các Đan sĩ Thiên An và những ki-tô hữu hiệp thông với các vị đang biểu lộ cách bi tráng và hùng hồn trong những ngày này- chính là thể hiện tâm tình mà Hội đồng Giám mục Việt Nam gởi tới nhà cầm quyền và “mọi anh chị em” ngày 01.06.2017 vừa qua: phải tôn trọng những giá trị văn hóa, những di sản tinh thần, những nhu cầu tâm linh của người dân. “Lịch sử dân tộc Việt Nam nói riêng và lịch sử thế giới nói chung cũng cho thấy rằng các chế độ chính trị thay đổi theo thời gian, còn dân tộc thì trường tồn. Do đó, phải đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết…Đồng hành với dân tộc là đồng hành với những con người cụ thể đã và đang làm nên dân tộc này, nhất là những người cùng khổ và bị quên lãng. Đồng hành với dân tộc là đồng hành với những giá trị làm nên di sản tinh thần và văn hóa của dân tộc Việt Nam; chống ngoại xâm, giữ gìn bờ cõi, chống cường quyền, tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách…”

Hiệp thông, đồng hành với các Đan sỹ Thiên An hôm nay, bây giờ là nghĩa vụ của chúng ta, vì nói cách nào khác, các Đan sỹ chính là những “con người cụ thể… những người cùng khổ và bị quên lãng”.

Hình ảnh các Giáo xứ hiệp thông với Đan viện Thiên An:

Giáo xứ Cồn Mâm, giáo hạt Hòa Ninh, G.p Vinh do Linh mục Giuse Trương Văn Thực quản xứ Giáo xứ Liên Hòa, Giáo hạt Hướng Phương, G.p Vinh do Linh mục Phêrô Thân Văn Chính quản xứ Giáo xứ Phú Yên, Giáo hạt Thuận Nghĩa, G.p Vinh do Linh mục Antôn Đặng Hữu Nam quản xứ Giáo xứ Song Ngọc, Giáo hạt Thuận Nghĩa, G.p Vinh do Linh mục JB. Nguyễn Đình Thục quản xứ Giáo xứ Vạn Lộc, Giáo hạt Vạn Lộc, G.p Vinh do Linh mục Antôn Nguyễn Quang Trung quản xứ Giáo xứ Yên Hòa, Giáo hạt Vàng Mai, G.p Vinh do Linh mục Phaolô Hồ Văn Trường quản xứ Giáo xứ Sáo Cát, Tổng Giáo phận Huế, do Linh mục Phaolô Trần Khôi quản xứ
Huyền Trang, GNsP
Ảnh: CTV GNsP ở các Giáo xứ

Nguồn: Tin Mừng Cho Người Nghèo

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua.