Luật sư Lê Quốc Quân và nỗi lo sợ của Cộng Sản Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Luật sư Lê Quốc Quân (Ls LQQ), ở tuổi 45, có lẽ là người bất đồng chính kiến tại Việt Nam được biết đến nhiều nhất, đặc biệt là đối với những người không phải là Việt Nam.

Bản án 30 tháng tù giam mà CSVN đã áp đặt lên Ls LQQ về tội trốn thuế trong phiên tòa sơ thẩm mồng 2/10/2013, đã tạo nên những phản đối hết sức mạnh mẽ trong mọi giới ở trong nước cũng như tại các quốc gia trên thế giới.

Tất cả các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, chính phủ các nước, Liên Hiệp Quốc, người dân Việt Nam ở trong và ngoài nước đều cho rằng đây là một vụ án có động cơ chính trị, hoàn toàn do nhà nước CSVN dàn dựng để lấy cớ giam hãm Luật Sư hầu vô hiệu hoá những hoạt động cổ võ cho dân chủ và nhân quyền của Ông. Từ khi bị giam, ông là một tù nhân lương tâm được cả thế giới quan tâm và theo dõi.

Bài viết này xin nêu lên một số những phản ứng đáng lưu ý đến từ các quốc gia trên thế giới liên quan đến việc nhà cầm quyền CSVN bỏ tù Ls LQQ.

******

Vào ngày 13/6/2013, Chủ tịch Trung tâm Công lý và Nhân quyền Robert F. Kennedy (RFK Center) gửi thư cho Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu bảo vệ quyền chính đáng cho Ls LQQ đang bị giam cầm. Bức thư đề ngày 13/6 của bà Kerry Kennedy, cháu gái cố Tổng thống Mỹ John F. Kennedy, bày tỏ quan ngại về tình trạng của nhà hoạt động Lê Quốc Quân và kêu gọi Việt Nam bảo đảm ông không bị ngược đãi, cho phép ông được tiếp xúc với người nhà cũng như được chăm sóc sức khỏe cần thiết, theo đúng các chuẩn mực nhân quyền trong Công ước quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị của công dân mà Việt Nam đã tham gia ký kết vào tháng 9 năm 1982.

Ngày 27/06/2013, 12 nghị sĩ thuộc cả hai đảng ở Hạ viện Hoa Kỳ gửi thư cho Ô. Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi phóng thích Ls LQQ và cảnh báo tình trạng tiếp diễn vi phạm nhân quyền trầm trọng của Hà Nội sẽ làm phương hại quan hệ Việt-Mỹ. Các nhà lập pháp Hoa Kỳ nói họ hết sức bất bình về việc giam giữ Ls LQQ, bị bắt đã nửa năm nay mà người thân vẫn chưa được thăm gặp.

Ngày 13/9/2013, Dân Biểu Quốc Hội Liên Bang Hoa Kỳ là bà Loretta Sanchez chúc sinh nhật Ls LQQ và kêu gọi nhà cầm quyền CSVN trả tự do cho Luật Sư. Bà Sanchez viết: “Hầu hết chúng ta mừng sinh nhật của mình quây quần với gia đình và bạn bè. Nhưng ngày hôm nay, Ls LQQ, một blogger người Việt, đã qua ngày sinh nhật 42 tuổi của mình cô đơn trong nhà tù.”

Ngày 18/9/2013, Dân Biểu Canada Wayne Marston chúc mừng sinh nhật Ls LQQ và kêu gọi nhà cầm quyền CSVN trả tự do cho Luật Sư.

Ngày 14/9/2013, Ls LQQ được tờ tuần báo Pháp Le Nouvel Observateur vinh danh là 1 trong 50 người góp phần làm cho bộ mặt nhân loại thay đổi trong tương lai. 50 người này là những nhà chính trị, kỹ nghệ gia, nhà khoa học và những nhà đấu tranh ở các quốc gia còn bị cai trị bởi những chế độ hà khắc.

Ngày 27/9/2013, Dân biểu Úc Luke Simpkins viết thư cho Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu thả Ls. LQQ và nói ông Nguyễn Tấn Dũng hãy tôn trọng những cam kết về nhân quyền mà CSVN đã ký kết.

Ngày 30/9/2013, Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền lên tiếng kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam cần hủy bỏ các cáo buộc vì mục đích chính trị đối với Ls LQQ.

Ngày 2/10/2013, Hội Ân Xá Quốc Tế chỉ trích bản án đối với Ls LQQ và đòi hỏi nhà nước CSVN trả tự do tức khắc cho Luật Sư.

Ngày 2/10/2013, Đại sứ Quán Hoa Kỳ tuyên bố: “Chúng tôi quan ngại sâu sắc về việc chính phủ Việt Nam kết tội và tuyên án 30 tháng tù về tội trốn thuế đối với luật sư nhân quyền và blogger Lê Quốc Quân. Việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật thuế để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ hoặc bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa là điều đáng lo ngại. Việc kết án này không phù hợp với quyền tự do ngôn luận và những nghĩa vụ của Việt Nam theo Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự Và Chính Trị cũng như các cam kết thể hiện trong Tuyên Ngôn Nhân Quyền Quốc Tế. Chúng tôi kêu gọi chính phủ hãy thả các tù nhân lương tâm và cho phép mọi người Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa.”

Ngày 4/10/2013, Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc Rupert Colville bày tỏ quan ngại về bản án đối với Ls Lê Quốc Quân và kêu gọi nhà cầm quyền CSVN xét lại bản án vi phạm các quyền tự do phát biểu tại VN.

Ngày 11/10/2013, trong một Thông cáo/Kháng thư phổ biến trên Mạng Lưới Hành Động Khẩn Cấp, Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn Bị Cầm Tù lên tiếng phản đối bản án 30 tháng tù giam và số tiền lớn mà tòa sơ thẩm Hà Nội đã tuyên phạt Ls LQQ.

Ngày 16/10/2013, 57 Nghị Sĩ Quốc Hội Na Uy gửi thư tới Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu trả tự do cho Ls LQQ và trả lại cho Ls LQQ quyền được gặp gia đình

Văn Bút Quốc Tế PEN đòi trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho Luật Sư Nhân Quyền và tác giả nhựt ký điện tử Lê Quốc Quân.

Tờ Wall Street Journal cho rằng bản án này sẽ ảnh hưởng xấu cho quan hệ Mỹ và Việt Nam

Ngày 5 tháng 12, 2013, 12 tổ chức bảo vệ tự do ngôn luận và tự do thông tin kêu gọi thả Ls LQQ sau khi Liên Hiệp Quốc có ý kiến. Đó là các tổ chức Media Legal Defence Initiative, Media Defence-Southeast Asia, Lawyers for Lawyers, Avocats Sans Frontières, Front Line Defenders, Access, English PEN, Reporters Without Borders, the Electronic Frontier Foundation, ARTICLE 19, Index on Censorship và Lawyers’ Rights Watch Canada.

12 tổ chức này kêu gọi CSVN tuân theo quyết định của Nhóm Công Tác và “thả Ls LQQ ngay lập tức”. Nhóm này cũng yêu cầu CSVN Nam phải bồi thường cho Ls LQQ vì đã bắt giữ ông tùy tiện.

Ngày 5/2/2014, Ls LQQ là 1 trong 4 người được Hoa Kỳ nêu đích danh và muốn Việt Nam trả tự do ngay lập tức tại phiên kiểm điểm nhân quyền tại Liên Hiệp Quốc hôm 5/2/2014 tại Geneva.

Ngày 17/2/2014, một ngày trước phiên xử phúc thẩm luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân, tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền Human Rights Watch (HRW) kêu gọi xóa bỏ bản án đối với Ls LQQ. Thông cáo của HRW cũng chỉ ra rằng Ls LQQ bị bắt hôm 27/12/2012, chỉ hơn một tuần sau khi ông có bài viết chỉ trích Điều 4 Hiến Pháp về quyền lực tối cao của Đảng CSVN trên BBC Tiếng Việt. Mãi tới tháng 10/2013 ông mới được mang ra xét xử tội danh “trốn thuế”.

Ngày 18/2/2014, Tòa Phúc Thẩm Hà Nội y án 30 tháng tù giam vì “tội trốn thuế” theo Điều 161 Bộ Luật Hình sự đối với Ls LQQ.

Phản ứng ngay sau phiên xử hôm 18/2, Văn Phòng người phát ngôn của Bộ Ngoại Giao Mỹ tại Washington là Jen Psaki ra thông cáo viết: “Chúng tôi vô cùng quan ngại về quyết định của Chính Phủ Việt Nam giữ nguyên mức án 30 tháng tù vì “vì ’tội trốn thuế’ đối với luật sư nhân quyền và blogger Lê Quốc Quân, Việc nhà cầm quyền Việt Nam sử dụng các điều luật thuế để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ vì họ bày tỏ quan điểm chính trị một cách ôn hòa là điều gây lo ngại. Chúng tôi kêu gọi nhà nước VN hãy thả các tù nhân lương tâm và cho phép mọi người Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa”.

Cũng ngay sau phiên tòa, Hội Đồng Luật Gia Quốc Tế (ICJ) nhận định rằng việc kết án Ls LQQ, một luật sư bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam, đã vi phạm những tiêu chuẩn quốc tế về quyền được xét xử một cách công bằng

Cùng lúc, tổ chức Ân Xá Quốc Tế tuyên bố Việt Nam phải lập tức thả ngay vị luật sư và nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng bị giam giữ vì những cáo buộc có ẩn ý chính trị.

Ngày 19/2/2014, Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới – RSF – trụ sở tại Paris, phản đối bản án phúc thẩm đối với Ls LQQ. Tổ chức này một lần nữa kêu gọi chính quyền Hà Nội trả tự do cho Ls LQQ.

Ngày 20/2/2014, 14 tổ chức phi chính phủ (NGO) cùng lên án việc Tòa Phúc Thẩm Hà Nội giữ nguyên bản án 30 tháng tù với Ls LQQ.

Trước đó cả Liên Minh Châu Âu và Hoa Kỳ đều bày tỏ ’quan ngại’ về quyết định của Tòa Án hôm 18/2.

Các tổ chức đồng ký tên lên án bản án bao gồm ARTICLE 19, Phóng viên Không Biên giới, Media Legal Defence Initiative, Freedom House, Avocats-sans-Frontières, Lawyers for Lawyers, Lawyer’s Rights Watch Canada, English PEN, PEN American Center, the National Endowment for Democracy, PEN International, Media Defence Southeast Asia, Front Line Defenders, và the World Movement for Democracy.

Người đứng đầu các chương trình khu vực của Freedom House, ông Robert Herman được dẫn lời nói:

“Chính quyền Việt Nam bắt giữ và kết án ông Quân vì (ông đã) bóc trần những vi phạm nhân quyền và việc làm sai trái mà truyền thông do nhà nước kiểm soát từ lâu đã phớt lờ.”

Thông báo của 14 tổ chức nói tòa phúc thẩm giữ nguyên cả bản án 30 tháng tù vì “tội trốn thuế” mà các tổ chức nói do chính quyền “ngụy tạo” và khoản tiền phạt 59.000 đô la.

Cùng ngày, Liên Hiệp Quốc, qua Ủy Hội Nhân Quyền (UN High Commisssioner For Human Rights) đã lên tiếng bày tỏ sự quan ngại nghiêm trọng về bản án, yêu cầu chính phủ Việt Nam xét lại bản án đối với Ls LQQ và phương thức tố tụng đang tiếp tục đe dọa và hạn chế quyền tự do ngôn luận và lập hội

Ngày 26/8/2014, 14 hội đoàn (ARTICLE 19, Electronic Frontier Foundation, Reporters Without Borders, Amnesty International USA, Center for International Law (Centerlaw), Philippines, English PEN, Front Line Defenders, Lawyers for Lawyers (L4L, Lawyers’ Rights Watch Canada (LRWC), Media Defence – Southeast Asia (MDSEA), Media Legal Defence Initiative (MLDI), National Endowment for Democracy (NED), Réseau Avocats Sans Frontières / ASF Network và World Movement for Democracy) lại viết thư cho ông Trương Tấn Sang Chủ Tịch Nước CSVN, cho ông Nguyễn Tấn Dũng Thủ Tướng CSVN, cho Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama, và Đại Diện của EU tại Hà Nội về việc mà họ cho là bắt bớ độc đoán, và đòi thả Ls LQQ, một người mà họ cho là một luật sư nhân quyền và blogger đáng kính trọng.

Ông Thomas Hughes, Giám đốc điều hành ARTICLE 19, nói: “Việc Việt Nam tiếp tục trấn áp những người bảo vệ nhân quyền đặt ra những câu hỏi bức bối về tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc của họ.”

Nani Jansen, Media Legal Defence Initiative, nhận định rằng: “Việt Nam đã giả điếc’ trước những lời kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho ông Quân.”

Ngày 7/10/2014, ngay trước thềm chuyến thăm nước Đức của ông Nguyễn Tấn Dũng, Giáo sư Johannes Kals từ thành phố Neustadt thuộc phía Tây nước Đức cùng một nhóm 158 dân biểu liên bang, tiểu bang, dân cử, các học giả, trí thức, nhân sỹ, linh mục, nghệ sỹ, nhà báo .v..v… đã ký tên và gửi thư cho bà Thủ Tướng Đức Angela Merkel đề nghị Thủ tướng Đức ’cứng rắn và mạnh mẽ’ yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do ’tức khắc và vô điều kiện’ cho Ls LQQ. GS Kals đã khởi đầu cuộc vận động với sự ủng hộ của 30 tiến sĩ và giáo sư. Cuộc vận động kéo dài cho đến nay với kết quả đã có 415 chữ ký của giới trí thức Đức.

Đầu tháng 6 vừa qua, trong chuyến viếng thăm Việt Nam, bên cạnh chương trình tiếp xúc và làm việc với đại diện nhà cầm quyền và quốc hội CSVN cùng các hội đoàn xã hội dân sự độc lập, Ông Christoph Strässer, Ủy viên Nhân quyền và Viện trợ Nhân đạo của Chính phủ CHLB Đức cũng đã đến thăm Ls LQQ trong nhà tù. Sau cuộc thăm viếng đầy cảm động này, ông Christoph Strässer đã viết trên Twitter rằng 30 phút gặp gỡ Ls LQQ trong tù là những giây phút đáng ghi nhớ.

****

Những phản ứng dồn dập, đa diện và mạnh mẽ đến từ khắp nơi trên thế giới về việc nhà nước CSVN bỏ tù Ls LQQ, mà điểm chung là phản đối việc bắt giam tùy tiện với ý đồ chính trị, đòi hỏi trả tự do tức khắc cho Ls LQQ, cũng như nêu lên quan ngại về tư cách thành viên Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc của CSVN và thái độ giả điếc, phớt lờ, hành xử phi pháp coi thường dư luận thế giới của nhà nước CSVN, cho thấy là chưa bao giờ sự quan tâm của thế giới về sự vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, đặc biệt nhắm vào cá nhân một nhà đấu tranh dân chủ, lại mạnh mẽ và cụ thể như bây giờ.

Người ta đang chờ đợi xem là vào ngày 27/6/2015 tới đây, ngày Ls LQQ mãn hạn tù, nhà nước CSVN sẽ thể hiện sự lo sợ to lớn đối với người yêu nước Lê Quốc Quân như thế nào. Liệu CSVN có lo sợ đến độ lại một lần nữa bất chấp dư luận thế giới và giở lại mánh khoé đê tiện: chồng án hoặc tống xuất khỏi đất nước, như họ đã từng làm với nhà báo Điếu Cày trước đây hay không./.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.