Luật rừng… rậm

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tuy rằng báo chí, truyền thông của đảng CSVN đã im hơi lặng tiếng sau khi tường thuật theo kiểu bóp méo vụ xử án đầu voi đuôi chuột hôm 08/12/2008 tại Ủy Ban Nhân Dân phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, nhưng dư luận trong và ngoài nước vẫn xôn xao bàn tán về toàn bộ thái độ của tập đoàn lãnh đạo đảng và Nhà Nước CSVN trong vụ cướp đất của Giáo Hội Công Giáo trong vùng Hà Nội.

Việc Nhà nước cướp đất của dân và của các tôn giáo không phải gần đây mới xảy ra. Nó nằm chính thức trong cả giáo điều lẫn hướng dẫn thực hiện của chủ nghĩa Mác Lênin mà bản chất là phản văn hóa, phản truyền thống dân tộc Việt Nam. Thoạt đầu, đảng CSVN không hề đá động gì đến vấn đề đất đai trong bản Hiến Pháp đầu tiên năm 1946. Nhưng từng bước họ đã đưa chủ trương cộng sản vào áp dụng tại nước ta khi viết vào Hiến Pháp 1959, ở Điều 12 “Các hầm mỏ, sông ngòi, và những rừng cây, đất hoang, tài nguyên khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc quyền sở hữu của toàn dân”. Tuy chỉ nói đến “đất hoang”, nhưng đảng CSVN vẫn cho tiến hành cuộc “cải cách ruộng đất” đẫm máu tại Miền Bắc vào thập niên 50, và bắt đầu cướp đoạt ruộng vườn, đất đai, tài sản của tư nhân và của các tôn giáo.

Sau khi chiếm được Miền Nam, nắm chặt trong tay toàn bộ đất nước, danh từ “đất hoang” đã biến thành “đất đải” trong Điều 20 của bản Hiến Pháp 1980: “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch chung”. Và định nghĩa đó vẫn giữ nguyên cho đến nay, bất kể những sửa đổi Hiến Pháp khác vào những năm 1992 và 2001. Thay đổi chăng là hiện nay nó nằm ở Điều 18 của bản Hiến Pháp hiện hành. Điều khoản này cũng quy định: “Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài….”. Nhưng Nhà nước nhân danh quyền “quản lý đất đai” để “giao đất” thì ít mà tịch thu đất của dân thì tràn lan, đại trà.

JPEG - 18.7 kb

Việc trưng thu và “mượn tạm” đất đai từ khi các lãnh tụ cộng sản tiến vào Hà Nội cho đến ngày nay đã dẫn đến những vụ đòi đất của các tôn giáo và của nhân dân trong phong trào khiếu kiện kéo dài gần hai chục năm nay. Trước kia khi còn chỗ dựa Liên Xô và Khối Cộng Sản quốc tế, lãnh đạo đảng CSVN tận tình nhân danh “chuyên chính vô sản” để cướp đoạt tài sản, đất đai của các tôn giáo và những thành phần mà họ coi là “kẻ thù cách mạng”. Ngày hôm nay, trước áp lực thế giới họ không còn có thể áp dụng chủ trương lạc hậu và man rợ đó nữa. Họ đã phải dùng cái mà họ gọi là “luật pháp” để làm phương tiện khống chế áp bức nhân dân. Thực chất luật pháp ở nước ta là do đảng CSVN độc quyền viết ra. Vì thế nó không nhằm bảo vệ quyền lợi của người dân, của cộng đồng; mà chỉ bảo vệ địa vị và quyền lợi của đảng cộng sản. Khi có nhu cầu tiến hành một việc gì mà luật pháp không quy định thì họ viết ra cái mới, sửa đổi cái cũ, hoặc là sản xuất ra văn thư, nghị quyết, quyết định để có thể bắt dân phải để cho họ làm. Thế giới đã biết rõ tình trạng luật pháp rối loạn này không những trên lãnh vực kinh tế khiến họ khó đầu tư mà còn trên các lãnh vực khác ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của người dân. Thế giới đã có nhiều khuyến cáo, kể cả việc viện trợ sức người, sức của để cải thiện luật pháp Việt Nam. Mới đây, chính Bộ Tư Pháp CSVN đã phải thú nhận hiện còn có đến 6.900 văn bản trái luật. Tức là luật quy định một đàng, nhưng các quan chức lại ra văn thư vi phạm các qui định đó, tức đi ngược lại với luật, khi tiến hành công việc do ban ngành của họ trách nhiệm. Thử hỏi giữa khu rừng 6.900 văn bản trái luật này đã có bao nhiêu nạn nhân chịu thiệt thòi, mất mát, và khổ đau? Hiện tượng tràn ngập những văn bản trái luật cho thấy khả năng điều hành của hệ thống quan chức Nhà nước; nhưng quan trọng hơn cả, nó cho thấy thái độ tự mãn, tùy tiện của những người nắm độc quyền cai trị, đứng trên luật pháp.

JPEG - 14.6 kb

Vụ xử án 8 giáo dân xứ Thái Hà vừa qua là bức họa tổng thể vừa mang tính lịch sử từ 50 năm trước, vừa mang tính hiện đại vì dùng luật pháp vi hiến để gán tội cho dân. Sở dĩ lãnh đạo đảng và Nhà nước tại Hà Nội cay cú trong vụ Tòa Khâm Sứ và Giáo Xứ Thái Hà là vì với quyết định mở rộng thủ đô, hai miếng đất đáng giá hàng trăm triệu đô la này đã vuột khỏi tay họ. Trước khí thế ôn hòa nhưng kiên quyết của tập thể giáo dân ngày càng được khắp nơi hiệp thông, họ biết không thể đương đầu với hàng triệu người Việt Nam, Công Giáo và không Công Giáo, và cả cộng đồng thế giới đang theo dõi sự việc. Họ đành cay đắng cứu vãn sĩ diện bằng cách biến hai khu đất trên thành công viên cây xanh. Nhưng đổi lại, họ muốn dằn mặt bà con Công Giáo bằng phiên tòa ngày 8/12/2008 vừa qua. Không biết lệnh nguyên thủy như thế nào, nhưng trước khí thế quyết liệt của đồng bào Công Giáo tay cầm cành thiên tuế biểu tượng của Vinh Quang Tử Đạo, và tinh thần của 8 “bị cáo” đeo thánh giá lớn trước ngực, coi như sẵn sàng hy sinh vì Giáo Hội, thì tòa được lệnh Đảng chỉ kết “án treo”. Nhưng dù là án treo, thì đó vẫn là những bản án bất công và rừng rú. Bà con Công Giáo đã khẳng định điều đó trước thế giới. Và lương tâm cả thế giới đồng ý với họ!

Cuộc tranh đấu ôn hòa đòi công lý của người Việt Nam chắc chắn sẽ nối bước 8 tấm gương quí báu của Thái Hà.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua. 

Tổng Thống Joe Biden (giữa) đón ông Fumio Kishida (phải), thủ tướng Nhật, và ông Ferdinand Marcos Jr, tổng thống Philippines, tại Toà Bạch Ốc, 12/4/2024. Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images

Biden nỗ lực tăng cường liên minh Mỹ-Nhật-Philippines chống Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc, nhấn mạnh rằng hành động của Bắc Kinh bị xem là “sự đe dọa an ninh” và xem Trung Quốc là “kẻ ngoài lề trong khu vực.”

Các nhà lãnh đạo đồng minh nhấn mạnh cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông và tuyên bố tuần tra chung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thể hiện mặt trận thống nhất chống lại hành vi hung hãn của Trung Quốc.

Máy gặt lúa và đập lúa luôn. Tuy không hiện đại như bên Nhật hay các nước Âu châu, nhưng nó làm được việc và giảm gánh nặng cho nông dân. Trong tương lai thì chắc sẽ hoàn thiện hơn và những cái máy này sẽ có thương hiệu. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Cơ giới hoá nông nghiệp… chậm còn hơn không*

Nhưng chậm còn hơn không. Tôi nghĩ nông dân Việt Nam rất sáng tạo và nếu môi trường thuận lợi, họ chẳng thua kém bất cứ ai. Bằng chứng là trong thời gian qua, quá trình cơ giới hoá đều do nông dân thực hiện, chứ không phải do các vị “sư sĩ” làm. Nông dân sáng chế ra máy móc và ứng dụng ngay trên những cánh đồng họ canh tác, chứ chẳng nhờ vào ‘đề tài cấp quốc gia’ nào.

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. (trái) phát biểu trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden, Phó Tổng thống Kamala Harris, Ngoại trưởng Antony Blinken và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Phòng Đông của Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 11/4/2024. Ảnh: AFP

Marcos nói thỏa thuận ba bên Mỹ-Nhật-Philippines sẽ thay đổi thế cục ở Biển Đông

“Tôi nghĩ thỏa thuận ba bên này cực kỳ quan trọng,” ông Marcos nói trong cuộc họp báo ở Washington một ngày sau khi hội kiến Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trong hội nghị thượng đỉnh ba bên đầu tiên giữa các nước.

“Nó sẽ thay đổi thế cục mà chúng ta thấy trong khu vực, ở ASEAN ở châu Á, quanh Biển Đông,” ông Marcos nói, nhắc đến Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.